Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam nổi cộm trở lại với vụ bột gia vị nhiễm phẩm màu độc hại

Vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam nổi cộm trở lại với vụ bột gia vị nhiễm phẩm màu độc hại

 

Trọng Nghĩa

      RFI

 

Gia vị dùng để nấu ăn (DR)

Gia vị dùng để nấu ăn

Từ một cái tên rất xa lạ, loại hoá chất rhodamine B đang càng lúc càng trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là từ lúc trước Tết cho đến nay. Chất phẩm màu độc hại này, chuyên dùng trong ngành dệt, từng bị phát hiện trong hạt dưa, ớt bột trước đây, mới đây lại xuất hiện trong một số gia vị bày bán trên thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh...

T́nh trạng này nêu bật nhiều chỗ yếu trong khâu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, từng được cảnh báo nhiều lần, nhưng chưa được bổ khuyết. Vụ rhodamine B đặc biệt nổi cộm trở lại ngày 25/02/2010, khi giới chức y tế Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận đă t́m thấy những hàm lượng rhodamine B rất nguy hiểm trong hàng loạt mẫu gia vị bày bán trên đîa bàn thành phố, từ bột điều xay, bột sa tế, cho đến các loại gia vị nấu ḅ kho, nấu thịt hầm ragu...

Chất rhodamine là phẩm màu hoá học, chủ yếu dùng để nhuộm vải cũng như một số sản phẩm khác, nhưng tuyệt đối bị cấm sử dụng trong thực phẩm v́ có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.

Bột gia vị nấu ḅ kho (DR)

Bột gia vị nấu ḅ kho

Tuy nhiên, việc phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào tuần trước không phải là một điều mới lạ. Vào dịp trước Tết, dư luận trong nước đă không ngớt lo ngại khi thanh tra y tế tại nhiều địa phương ở Việt Nam đă liên tiếp phát hiện ra chất phẩm màu này trong ớt bột hay hạt dưa, sản phẩm truyền thống của người Việt Nam nhân dịp Tết. Báo chí trong nước ghi nhận nhiều trường hợp thực phẩm bị nhiễm rhodamine B hầu như ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, do chính các cơ sở sản xuất tại chỗ làm ra chứ không phải là nhập từ các địa phương khác về.

 

Từ 80% đến 100% mẫu ớt bột và hạt dưa bị nhiễm độc chất

Trung tuần tháng giêng vừa qua, nhiều tờ báo Việt Nam đă trích đăng lời báo động của bà Lê Thị Hồng Hảo - phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An Toàn Thực phẩm Quốc gia, theo đó th́ trong các mẫu hạt dưa, ớt bột được xét nghiệm, tỷ lệ dương tính với rhodamine B lên tới 80%, thậm chí 100% tùy theo từng tỉnh. Theo nhân vật này th́ các mẫu sản phẩm đến từ nhiều nơi, trong đó có các tỉnh thành như Hà Nội, Huế, Hải Pḥng, Bắc Ninh...

Một số loại ớt bột cũng có chất rhodamine B (DR)

Một số loại ớt bột cũng có chất rhodamine B

Tính chất độc hại của Rhodamine B cũng đă được nhấn mạnh : hóa chất này có thể gây độc cấp tính và măn tính. Nếu dính vào người, nó gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt... Qua đường hô hấp, chất này gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực, c̣n qua đường tiêu hóa, nó gây nôn mửa, có hại cho gan và thận.  Trong trường hợp tích lũy nhiều trong cơ thể, rhodamine B sẽ tác hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh cũng như có thể tạo ra ung thư

Thế nhưng, bất chấp những lời báo động kể trên, v́ lợi nhuận, một số nhà sản xuất vẫn tiếp tục tung ra thị trường các sản phẩm chứa độc chất này. Vụ phát hiện tại các loại gia vị nhiễm độc ở Thành Phố Hồ Chí Minh hạ tuần tháng 02 vừa qua cho thấy rơ điều đó.

Nguyên do của hành vi thiếu lương tâm đó lẽ dĩ nhiên vẫn là lợi nhuận. Dùng phẩm màu đỏ rhodamine B trong các loại gia vị có màu đỏ như bột điều, ớt đỏ, sa tế th́ sẽ tạo được màu sắc đẹp hơn, làm cho món hàng hấp đẫn hơn. C̣n đối với hạt dưa đỏ, ướp bằng rhodamine B sẽ giúp tạo được màu đỏ tươi, trong lúc chi phí rẻ hơn nhiều so với cách ướp truyền thống bằng cây chi tử hoặc nghệ ḥa trong nước vôi, tạo ra màu đỏ mà không độc hại.

Vụ thực phẩm nhiễm rhodamine B hiện nay đă khiến giới tiêu thụ Việt Nam hết sức lo ngại v́  xẩy ra trong bối cảnh nhiều vụ thức ăn nhiễm độc chất khác đă từng được báo động trong thời gian qua. Vào năm ngoái là vấn đề sữa nhiễm chất mêlamine nhập khẩu từ Trung Quốc, trước đó, vào năm 2007, là vụ nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD.

Trong tất cả các vụ này, các cơ quan có trách nhiệm đă cố gằng xử lư, cho thu hồi các lô hàng bị nhiễm độc, xử phạt các nhà sản xuất vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa đạt kết quả mong muốn. Nhân vụ phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị bày bán tại Thành Phố Hồ Chí Minh, báo Lao Động ngày 26/02 vừa qua đă thử t́m hiểu v́ sao vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu thụ Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.

 

Các vụ thực phẩm nhiễm độc đặt ra vấn đề quản lư

Đối với tờ báo, một trong những nguyên do là sự lơi lỏng trong quản lư, trong lúc các biện pháp trừng phạt những người vi phạm lại quá nhẹ : ''Đến thời điểm này, các doanh nghiệp vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Đến khi dư luận lắng xuống th́ đâu lại vào đấy. Điển h́nh nhất là vụ nước tương có 3-MCPD được phát hiện rầm rộ trước đây đă xuất hiện lại trên thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh. Các loại hoá chất cấm đang được nhiều cơ sở sản xuất cố ư sử dụng trong chế biến thực phẩm đều được bán công khai tại chợ Kim Biên. Người mua chỉ cần nói loại hoá chất nào đều được đáp ứng. Kinh doanh hoá chất, hương liệu... là ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến tính mạng con người, nhưng vẫn được cấp phép quá dễ''.

Cửa hàng bán hạt dưa nhuộm ở Hà Nội (DR)

Cửa hàng bán hạt dưa nhuộm ở Hà Nội

Là một người thường xuyên theo dơi các vấn đề liên quan đến y tế, đặc biệt là các vụ thực phẩm bị nhiễm độc chất tại Việt Nam trong thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Đ́nh Nguyên tại Úc đă giải thích rơ thêm với RFI về tác hại cụ thể của hoá chất rhodamine B đối với sức khỏe con người. Theo bác sĩ Nguyên, để ngăn ngừa không cho những vụ thực phẩm bị nhiễm chất độc hại tái diễn, cơ chế bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam cần phải được củng cố thêm, nhất là việc quản lư chặt chẽ chu tŕnh phân phối của các loại hoá chất có thể dễ dàng bị lạm dụng trong ngành sản xuất thực phẩm.

 

Bác sĩ Nguyễn Đ́nh Nguyên tại Úc

 

''Rhodamine B là một thành phần hóa học có màu đỏ sẫm, thành phần chính dùng trong công nghiệp nhuộm vải sợi. Ngoài ra, chất này cũng được dùng để nhuộm màu trong pḥng thí nghiệm, để xét nghiệm tế bào, hay là nhuộm huỳnh quang... Đó là chất hoá học, v́ thế khi sử dụng trong công nghiệp y tế, gia dụng, người ta luôn luôn phải chú ư đến vấn đề độc tính, sắp xếp nó vào mức độ độc tính nào, tác động đến tế bào ra sao, và xa hơn nữa là có thể gây ung thư hay không.

Cho đến nay rhodamine B được xếp vào loại chất độc. Về mức độ cấp tính, hoá chất này gây kích thích cực mạnh, tác động trên các bề mặt tiếp xúc, trên mạc mắt, mũi và miệng khi ḿnh hít phải nó. Cho nên khi sử dụng chất này, người ta phải mang những phương tiện bảo vệ như kính đeo mắt, màn chắn, khẩu trang loại đặc biệt như N.95, găng tay...

C̣n khi bị nuốt phải vào trong ruột, chất này nó sẽ kích thích đường tiêu hóa, gây nôn mửa. Nếu liều cao th́ nó có thể gây độc ở gan và thận.

Về độc tính lâu dài, th́ cho đến nay người ta mới chỉ nghi ngờ là rhodamine B có thể gây ung thư. Thực ra, chưa có bằng chứng rơ ràng, nhưng nó vẫn bị xếp vào loại độc chất và không được phép dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.''

 

Giới sản xuất dùng rhodamine chỉ để nhuộm màu thực phẩm

''Chất rhodamine B không có tác dụng ǵ khác ngoài việc nhuộm màu. Từ khoảng 10 hay15 năm trước đây, một số nước Tây Âu và một số quốc gia phát triển đă quản lư các chất nhuộm màu thực phẩm một cách cực kỳ nghiêm ngặt. Họ có một chu tŕnh về chuyên môn, những người sử dụng hay chế biến phải có một loại bằng cấp, giấy phép. Lúc đó, họ đă phát hiện là một số nước châu Á có sử dụng rhodamine B để nhuộm màu, đầu tiên là các sản phẩm của Malaysia, Indonesia.

Khi họ xuất hàng sang các nước Tây Âu th́ người ta phát hiện ra những dấu vết, những vi lượng của chất rhodamine B trong thực phẩm, cho nên họ nghi là các nhà chế biến Á châu đă dùng đến hoá chất này. Có thể là giới sản xuất dùng rhodamine một cách ''ngây thơ'', không biết rằng đó là chất độc, nhưng cũng có thể là họ biết, nhưng vẫn cố t́nh sử dụng.

Dẫu sao th́ tác dụng chính của rhodamine B chỉ là nhuộm màu, v́ phẩm màu của chất này khá đẹp, bắt mắt,  và rất hiệu quả, nghĩa là chỉ một ít rhodamine B thôi cũng có thể cho ra một khối lượng màu rất lớn.

Tuy nhiên việc dùng rhodamine trong thực phẩm rất nghiêm trọng v́ cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng. Khi truy ra, nếu nhà sản xuất không biết là chất phụ gia ḿnh dùng thuộc loại độc hại, th́ đó là tội vô t́nh gây hại. C̣n biết mà vẫn cứ làm th́ tội c̣n nặng hơn, vừa nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp, và nếu ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng hàng loạt, th́ cái đó trở thành tội phạm h́nh sự. 
 

Trên mâm mứt ngày Tết, cũng có nhiều hạt dưa bị nhuộm màu (DR)
Trên mâm mứt ngày Tết, cũng có nhiều hạt dưa bị nhuộm màu

Vấn đề quản lư nghiêm ngặt cần được đặt ra sau những vụ thực phẩm nhiễm độc liên tiếp

''Những dấu hiệu này cho thấy là việc quản lư, áp dụng, thực hành an toàn thực phẩm ở Việt Nam có vấn đề. Có thể suy ra là cơ chế của Việt Nam chưa đủ để quản lư chặt chẽ, buộc các nhà sản xuất tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Có thể là nhà sản xuất không biết sự độc hại, người bán càng không biết, và người mua th́ làm sao biết được. Chỉ khi nào mà nhân viên y tế xuống kiểm tra, phát hiện ra đấy là chất độc hại th́ mới vỡ lẽ ra.

Theo tôi, cần phải chuyên nghiệp hóa vấn đề an toàn thực phẩm v́ quản lư phải từ vĩ mô cho đến vi mô. Thí dụ như giới sản xuất cũng phải có bằng cấp để được phép sản xuất thực phẩm, phải được đào tạo, phải có bằng cấp về độc chất, hoá chất, về các chất dùng được và chất bị cấm. Do đó khi tiếp xúc với những chất phụ gia, họ sẽ có kiến thức để biết được rằng cái nào dùng được, cái nào không dùng được, có vậy mới phân định rơ được trách nhiệm.

Ngoài ra vấn đề quản lư liên quan đến nhiều khâu. Người nhập các loại hoá chất cũng phải có kiến thức về hàng nhập, phải biết là hàng sẽ bán cho khu vực công nghiệp hay khu vực dân dụng. Lúc đó mới quy được trách nhiệm ở đâu. Theo tôi, vấn đề quản lư cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

Ai là người được phép nhập rồi được phép bán, và bán ở đâu ? Ai là người quản lư ? Đây là một chuỗi mắt xích rất lớn. Chính là ở cấp trung ương rồi ở cấp địa phương, cần phải có quy tŕnh quản lư chặt chẽ,

Vấn đề là phải làm sao cho những người ở khâu cuối cùng là khâu sản xuất để đến tay người tiêu dùng, phải có kiến thức và có trách nhiệm, và phải chịu trách nhiệm với luật pháp.

Chứ như bây giờ, trong những cái chợ tại Việt Nam, hầu như ai cũng có thể bán được những hoá chất đó. Ngoài ra, ai cũng có thể nhập được, chưa kể đến nguồn hàng nhập lậu, không quản lư được. Họ nhập từ khắp nơi về, từ Trung Quốc về, rồi đem ra bán ngoài chợ, và ai cũng mua được. Rồi đến các cơ sở sản xuất, ai cũng có thể đăng kư thành lập mà không cần bằng cấp, không cần có kiến thức nào về vấn đề an toàn thực phẩm. T́nh trạng rất lộn xộn không thể quản lư được''.


<< trở về đầu trang >>
free counters