Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) lại thúc giục Hoa Kỳ
đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm
Tú Anh
(RFI)
Lời kêu gọi của Ủy ban USCIRF được công bố một ngày sau khi bộ ngoại giao Mỹ, trong bản báo cáo hàng năm, mạnh mẽ lên án chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các nhà dân chủ.
Ủy ban tham vấn về tự do tôn giáo trên thế giới USCIRF lên án Hà Nội hù dọa luật sư Lê Thị Công Nhân và một lần nữa yêu cầu chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại «danh sách các nước cần quan tâm» về tự do tôn giáo.
Lời kêu gọi của Ủy ban USCIRF được công bố một ngày sau khi bộ ngoại giao Mỹ, trong bản báo cáo hàng năm, mạnh mẽ lên án chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các nhà dân chủ.
Để giúp cải thiện nhân quyền cho người dân Việt Nam, Hoa Kỳ cần phải đưa nước này trở lại danh sách CPC, các nước cần quan tâm đặc biệt.
Đó là nội dung lời kêu gọi công bố hôm qua 12 tháng 3 năm 2010 từ Washington của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Ủy ban độc lập do Tổng thống và lănh đạo hai đảng Cộng Ḥa và Dân chủ tại quốc hội bổ nhiệm nhận định là t́nh h́nh nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam bị suy thoái.
Trước hết, Ủy ban nêu sự kiện luật sư Lê Thị Công Nhân ngay sau khi ra khỏi nhà tù đă bị công an câu lưu nhiều tiếng đồng hồ v́ nhà dân chủ này trả lời phỏng vấn một cơ quan báo chí quốc tế.
Luật sư Lê thị Công Nhân, một tín đồ Thiên chúa giáo, một nhà đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo ra khỏi nhà giam hôm thứ bảy tuần trước sau ba năm tù với tội danh «hoạt động chống chính phủ». Nhưng đến chiều thứ ba (9/3) th́ cô bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ tại Hà Nội sau khi thuật lại với báo chí nước ngoài là «thời gian ở tù đă xác quyết niềm tin vào công cuộc đấu tranh bất bạo động v́ tự do dân chủ và nhân quyền» cho quê hương ḿnh.
Chủ tịch Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF, ông Leonard Leo nhận định về hoạt động của luật sư Công Nhân như sau: «Công Nhân là đại diện cho tương lai tươi đẹp nhất của nước Việt Nam, cô không phải là mối đe dọa chống chính quyền. Cộng đồng quốc tế cần phải có hành động không để cô phải ra khỏi nhà tù này để bước vào một nhà tù khác».
Ủy ban lên án những hành động «hù dọa, xách nhiễu» trên đây của công an Việt Nam và kêu gọi phải trả lại tự do vô điều kiện cho Luật sư Lê Thị Công Nhân và những nhà đấu tranh ôn ḥa khác hiện c̣n ở trong tù như luật sư Nguyễn Văn Đài, một tín đồ Tin Lành, và Linh mục Nguyễn Văn Lư. Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế cũng kêu gọi đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phải đáp ứng bản tuyên bố này và tiếp xúc trực tiếp với luật sư Công Nhân.
Trong thời gian qua Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đă nhiều lần đề nghị Tổng thống Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt CPC nhưng không được hành pháp Mỹ chấp thuận.
«Có thêm lập luận vững chắc… »
Thế nhưng, giờ đây giới bảo vệ nhân quyền có thêm nhiều lập luận vững chắc. V́ cùng lúc với vụ cô Công Nhân bị công an làm khó dễ v́ trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí nước ngoài, bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản phúc tŕnh về nhân quyền tại Việt Nam dài 21 trang chữ nhỏ.
Theo giới quan sát đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chỉ lên tiếng cho có lệ, chính phủ Mỹ đă tỏ ra quan tâm và dùng lời lẽ mạnh mẽ để chỉ trích t́nh trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Bản báo cáo cho thấy hành pháp Mỹ lắng nghe lập luận của các tổ chức bảo vệ nhân quyền và biết rơ thực trạng «đàn áp gia tăng» tại Việt Nam mà nạn nhân là tu sĩ, tín đồ mọi tôn giáo cho đến nhà báo, luật sư, người dùng internet để tiếp cận và phổ biến thông tin. Đặc biệt là nhà nước đă sử dụng bạo lực hoặc dung thứ cho biện pháp thô bạo để trục xuất tu sinh Làng Mai ở Lâm Đồng và trấn áp các giáo xứ Công giáo nơi có nguyện vọng đ̣i lại đất đai.
Trong buổi điều trần tại Hạ viện hồi tuần trước, trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell thừa nhận chính quyền Việt Nam đă «thụt lùi» trong hồ sơ nhân quyền.
Nắm bắt các cơ hội này, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế kêu gọi Tổng thống Obama phải đưa Việt nam trở lại danh sách các nước đặc biệt quan tâm gọi tắt là CPC cũng như Quốc hội phải thông qua đạo luật về Nhân Quyền Việt Nam, Vietnam Human Rights Act.
Ủy ban lập luận rằng đây là biện pháp ôn ḥa và hiệu quả để buộc Hà Nội tôn trọng các quyền tự do dân chủ. Trong quá khứ, việc áp dụng danh sách CPC đă không gây tác hại cho quyền lợi thương mại chung của hai nước mà nó c̣n giúp cải tiến nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền nổi cộm tại Việt Nam.