Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

TQ đồn trú chiến hạm ở Trường Sa, chiến đấu cơ ở Hoàng Sa

TQ đồn trú chiến hạm ở Trường Sa, chiến đấu cơ ở Hoàng Sa

 

Hộ tống hạm 560 trang bị hỏa tiễn thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc được điều động tới Trường Sa đồn trú thường trực.                (H́nh: VIT)

HÀ NỘI 16-3 (TH) - Bắc Kinh càng ngày càng lộ rơ dă tâm muốn độc chiếm biển Đông như một thứ “ao sau” của ḿnh khi đồn trú trực chiến chiến đấu cơ tại Hoàng Sa và chiến hạm tối tân tại Trường Sa.

Bản tin của báo điện tử Trung Quốc, báo Ifeng ngày 11 tháng 3 năm 2010, được một tờ báo bán chính thức của Hà Nội, Vitinfo.com.vn, trụ sở ở 519 đường Kim Mă, Ba Đ́nh, Hà Nội, thuật lại ngày 15 tháng 3 năm 2010 nói rằng “hôm 3 tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đă cử tàu hộ vệ tên lửa 560 đến Trường Sa làm nhiệm vụ trực chiến tại đây. Được biết, ngoài toàn bộ số sỹ quan trên tàu ra th́ lần ra Trường Sa làm nhiệm vụ lần này c̣n có hơn 100 nhân viên và chiến sỹ khác. Tàu hộ vệ tên lửa 560 được biên chế thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Đây là tàu thuộc thế hệ tàu tương đối hiện đại hiện nay của hải quân Trung Quốc.” 

Nguồn tin kể chi tiết kỹ thuật cho biết “Tàu hộ vệ tên lửa 560 thuộc lớp Giang vệ. Trọng lượng 1,425 tấn, với khả năng tải 1,661.5 tấn. Tổng chiều dài của tàu là 103.2m, rộng 10.8m, với độ mớm nước 3.19m. Tàu hộ vệ tên lửa 560 được trang bị 2 động cơ 12PA68TC, mỗi động cơ có công suất 8,000 mă lực. Tàu có thể di chuyển trên biển với tốc độ 28 hải lư/h, cự ly hành tŕnh dài nhất có thể lên tới 7,200km. Tàu này được biên chế 190 người, bao gồm cả sỹ quan và các nhân viên.”

Không thấy hệ thống báo đài chính thức của Hà Nội loan tin ǵ về việc Bộ Ngoại Giao Hà Nội đưa ra lời phản đối ǵ với Trung Quốc hay không, nhưng VIT nói “Việc Trung Quốc tăng cường tàu chiến tại Trường Sa là một hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Mặc dù phía Việt Nam đă nhiều lần phản đối song Trung Quốc luôn cố t́nh làm ngơ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại gia hai nước mà c̣n có thể gây ra một ‘cuộc chiến’ khu vực nhằm tranh giành lợi ích tại vùng biển này.”

Bên cạnh bản tin nói trên, VIT ngày 16 tháng 3 năm 2010 thuật lại một bài b́nh luận của báo điện tử của quân đội Trung Quốc Tân Quân Sĩ (Xinjunshi.com.cn) có tính cách bắn tiếng ḍ phản ứng hay đe dọa đối với Việt Nam khi nói rằng “nếu như nước này (Trung Quốc) muốn tăng cường hơn nữa “sự có mặt” của ḿnh tại khu vực biển Đông th́ cần phải bố trí máy bay chiến đấu hiện đại nhất của ḿnh hiện nay là J11 trên đảo Phú Lâm trong thời gian tới.”

VIT thuật lại bài viết của Tân Quân Sĩ nói “hiện nay Trung Quốc mới chỉ bố trí một lực lượng không quân nhỏ trên đảo Hải Nam, trong đó bao gồm một biên đội máy bay chiến đấu J8. Chính v́ thế giới chức quân sự nước này cho rằng điều này chưa thực sự thể hiện rơ quyết tâm ‘giữ vững chủ quyền’ trên biển của quốc gia này. Do đó việc tăng cường các biên đội máy bay chiến đấu hiện đại J11B và JH7A, máy bay tiếp dầu tại khu vực Biển Đông (mà cụ thể là trên đảo Phú Lâm) trong thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết. Với bán kính tác chiến của J11B là 1500km và của JH7A là 1650km hoàn toàn có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông, qua đó tăng cường khả năng khống chế khu vực này của hải quân Trung Quốc.”

Một biên đội gồm từ 3 tới 4 máy bay chiến đấu. J8 là loại máy bay nghênh cản lỗi thời, Trung Quốc sản xuất dựa trên mô h́nh Mig21 của Nga.

Chiến đấu cơ đa năng J11B là phiên bản dựa trên chiến đấu cơ Sukhoi SU 30 MK2. Chiến đấu oanh tạc cơ JH 7A có động cơ do Rolls Royce bán bản quyền sản xuất được trang bị để chống hạm và các hoạt động không chiến. Cả hai loại máy bay này được coi như ṇng cốt của không quân và hải quân Trung Quốc.

Khi Trung Quốc biến đảo Phú Lâm (Trung Quốc đặt tên lại là Vĩnh Hưng) trong quần đảo Hoàng Sa thành căn cứ hải quân và không quân quan trọng, điều này cho thấy họ nhất quyết khống chế toàn diện biển Đông. Không những họ uy hiếp Việt Nam mà vươn tới khống chế quân sự toàn diện vùng biển Đông Nam Á. Nhờ đó, họ chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế thủy sản, tiềm năng dầu khí dưới ḷng biển và khống chế hải tŕnh khu vực này của thế giới. Các nước Đông Nam Á gồm cả Việt Nam là những nước nhỏ, sức mạnh quân sự không thể nào so sánh với Trung Quốc khổng lồ. Đó là lư do khiến Bắc Kinh ngày càng hung hăng diễu vơ dương oai.

Thỉnh thoảng, Hà Nội đưa ra một vào lời phản đối chiếu lệ nên không dẫn đến phản ứng “hữu hảo” nào từ phía Bắc Kinh. Trước những vấn đề “nhậy cảm”, Hà Nội thường tránh né thông tin chính thức mà chỉ thấy để cho những nguồn thông tin bán chính báo động.

Báo Tân Quân Sĩ được VIT thuật lại c̣n cho biết thêm “theo giới chức quân sự nước này nhận định, trong thời gian tới Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng chiến lược bố trí một lượng máy bay cảnh báo sớm KJ2000 ra khu vực biển Đông nhằm đối phó với t́nh h́nh chiến sự nếu điều này xảy ra. Theo đó số máy bay cảnh báo sớm này sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải.

Việc bố trí may bay cảnh báo sớm KJ2000 có tác dụng và hiệu quả vô cùng to lớn do hiện lực lượng không quân của Việt Nam, MalaysiaIndonesia vẫn chưa có các hệ thống đối kháng nên Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm được ưu thế trên không. Chính v́ thế Trung Quốc sẽ bố trí ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không KJ2000 tại đảo Hải Nam trong thời gian tới.”

Tân Quan Sĩ được thuật lại c̣n nói rằng “trong thời gian tới nước này sẽ tiến hành các hoạt động bay diễn tập nhằm cho các biên đội làm quen với địa h́nh mới đồng thời Hạm đội Nam Hải cũng sẽ từng bước hoàn thiện hơn nữa các hệ thống ra đa pḥng không nhằm nâng cao khả năng tác chiến và ứng phó với sự tấn công nếu có từ các máy bay SU27/Su30 từ phía Việt Nam, Malaysia và Indonesia”.

Những ǵ đang được Bắc Kinh thi hành cho thấy họ nói và làm hoàn toàn ngược nhau trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông.

Khi Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc tiếp Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN ở Bắc Kinh hồi tháng 10 năm 2008, một bản thông cáo chung đưa ra nói rằng “Hai bên đă trao đổi ư kiến một cách thẳng thắn và hữu nghị về việc ǵn giữ ḥa b́nh ổn định ở biển Đông; khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lănh đạo cấp cao hai nước và tinh thần ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông’, duy tŕ cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lư được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm công ước luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 t́m kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để t́m ra mô h́nh và khu vực thích hợp. Trong quá tŕnh đó, hai bên cùng nỗ lực ǵn giữ t́nh h́nh ổn định ở biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp”./


<< trở về đầu trang >>
free counters