Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Luật Sư Lê Thị Công Nhân ra khỏi tù Thanh Hóa

Luật Sư Lê Thị Công Nhân ra khỏi tù Thanh Hóa

Tháng Ba 6, 2010

 

HÀ NỘI (NV) – Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, ra khỏi nhà tù giam giữ nữ tù ở Thanh Hóa, ngày 6 tháng 3 năm 2010 đúng 3 năm sau khi cô bị bắt giam ở Hà Nội.

Ngày 6 tháng 3 lại cũng đúng là ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà hàng năm chế độ Hà Nội vẫn tổ chức kỷ niệm quyền làm người cho phụ nữ.

Bà Trần Thị Lệ, mẹ Luật Sư Công Nhân, đă rời nhà ở Hà Nội từ 2 giờ sáng và đến trước cổng trại giam số 5, tỉnh Thanh Hóa lúc hơn 5 giờ sáng ngày Thứ Bảy.

Ngay trong khu vực nhà giam, chờ đón con ḿnh, bà Lệ nói với kư giả báo Người Việt, “tiếng nói khác với tiếng nói của nhà cầm quyền nói chung rất khó khăn và phải trả giá cho điều đó.” Bài phỏng vấn được đăng toàn bộ bên cạnh đây. Vào lúc trả lời phỏng vấn, ban quản lư nhà tù chưa thả Lê Thị Công Nhân lấy cớ họ chuẩn bị cuộc thi đấu thể thao của viên chức trại giam nên thủ tục thả tù có thể chậm trễ.

Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Lê Thị Công Nhân, bị bắt khi đang thuyết tŕnh các đề tài nhân quyền cho một số sinh viên ở Văn pḥng Luật pháp Thiên Ân mà Luật Sư Nguyễn Văn Đài làm trưởng văn pḥng. Khi tới trụ sở công an phản đối việc bắt giữ nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài bị bắt luôn và cả hai bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước XHCN” theo điều 88 của Bộ Luật H́nh Sự.

Trước đó không bao lâu, Việt Nam cũng truy tố Linh Mục Nguyễn Văn Lư tội danh nói trên và kết án LM Lư 8 năm tù. LM Lư là một trong những thành viên sáng lập Khối 8406 (một tổ chức quần chúng gồm mọi thành phần xă hội đ̣i hỏi tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng) mà cả LS Đài và LS Công Nhân đều là thành viên.

Ngày 11 tháng 5 năm 2007, phiên ṭa sơ thẩm ở Hà Nội kết án LS Đài 5 năm tù, 4 năm quản chế, LS Công Nhân 4 năm tù, 3 năm quản chế. Trước phản ứng dữ dội của dư luận quốc tế, chế độ Hà Nội đă giảm án tù cho mỗi người một năm khi đưa ra xử sơ thẩm ngày 27 tháng 11 năm 2007.

Luật Sư Lê Thị Công Nhân cũng như Luật Sư Nguyễn Văn Đài là những người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Luật Sư Đài từng biện hộ miễn phí cho rất nhiều người, trong đó có Mục Sư Nguyễn Hồng Quang ở Sài G̣n. Ông là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức độc lập và đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Luật Sư Lê Thị Công Nhân th́ đi xa hơn trong các hoạt động chính trị. Cô không những là thành viên của Khối 8406 mà c̣n là phát ngôn viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Đủ điều kiện hành nghề luật sư năm 2004, Lê Thị Công Nhân làm việc tại bộ phận thư kư quan hệ quốc tế, Văn Pḥng Luật Sư Đoàn Hà Nội. Sang năm sau th́ về hợp tác với văn pḥng luật Thiên Ân của LS Đài.

Trước khi bị bắt, Lê Thị Công Nhân viết một số bài tham luận phổ biến trên Internet tố cáo hệ thống công đoàn do đảng CSVN thành lập không bảo vệ giới công nhân mà chỉ phục vụ nhu cầu của kẻ bóc lột (tư bản ngoại quốc, tư bản quốc doanh). Cô kêu gọi quốc tế yểm trợ để thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam bị bóc lột tận xương tủy.

Cuối tháng 10 năm 2006, cô được mời tham dự “Hội Nghị Công Đoàn Tự Do” tổ chức ở Ba Lan, nhưng bị công an chận giữ ở phi trường Nội Bài.

Tháng 12 năm 2006, khi trả lời truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại về chỉ thị của thủ tướng đưa ra các biện pháp giới hạn báo chí hơn nữa, Lê Thị Công Nhân đă tuyên bố “Là một luật sư, tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của ḿnh rằng chỉ thị 37/2006/CT/TTg ngày 26 tháng 11 năm 2006 là hoàn toàn vi hiến”.

Khi một số đảng viên trụ cột của đảng Thăng Tiến bị bắt ở Huế, nhiều người e ngại cô sẽ bị bắt và có thể phải khuất phục trước các tṛ khủng bố của công an. Lê Thị Công Nhân đă tuyên bố “Tôi xin khẳng định tôi không bao giờ thỏa hiệp với CSVN cho dù điều tồi tệ nhất có thể xảy đến”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác cô nói “Sống thế nào th́ sống vẫn phải giữ tự trọng và lương tâm của ḿnh. Chỉ có lương tâm và ḷng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng”.

Bị giam ở trại nữ tù Thanh Hóa, cô cho hay nữ tù, dù trời nóng cháy da đến Mùa Đông buốt giá, mọi người phải múc nước giếng tắm truồng ở ngoài trời.

Ở trại từ Thanh Hóa cũng như các nhà tù khác ở Việt Nam, tù nhân sống sót được là nhờ tiền và thực phẩm tiếp tế của thân nhân. Nhà tù chỉ phát có 2 bát cơm hẩm và rau luộc cả rễ. Thỉnh thoảng mới có tí thịt mỡ, cá ươn. Không những vậy, họ c̣n bị ép buộc sản xuất xuất khẩu để lấy tiền bỏ túi cho đám cai tù và chế độ. Tù nhân nhà tù Ba Sao, Nam Hà, phải đan mây tre. Tù nhân nữ tù Thanh Hóa phải may quần áo hay đan, thêu. Tù nhân ở Long Khánh phải bóc vỏ hạt điều. Nhiều cuộc tuyệt thực đă xảy ra ở nhà tù Long Khánh v́ tù nhân bị bóc lột sức lao động quá đáng, chịu không nổi.

Tuy bị tù tội, Lê Thị Công Nhân, luôn luôn quan tâm tới sự an nguy và sức khỏe của mọi người bên ngoài. Theo lời bà Trần Thị Lệ kể với báo Người Việt nhiều lần, sức khỏe của Luật Sư Trần Lâm, sức khỏe của cụ Hoàng Minh Chính (trước khi cụ qua đời), sức khỏe LM Nguyễn Văn Lư là những điều được cô vô cùng lo lắng.

Bắt bỏ tù LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, chế độ Hà Nội đă bị chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Châu Âu đả kích kịch liệt. Họ tố cáo Việt Nam vi phạm Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Hà Nội đă kư cam kết tuân hành.

Năm 2008, Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền trao tặng giải thưởng Hellman/Hammett cho Lê Thị Công Nhân v́ đă can đảm đấu tranh đ̣i hỏi nhân quyền bất chấp đến các nguy hiểm, tù tội cho bản thân.

Sự khẳng khái, cương nghị của một người phụ nữ trẻ tuổi dám đứng thẳng lưng chống lại cả một guồng máy đàn áp của chính quyền được mọi người trong và ngoài nước thán phục. Có những bài hát, bài thơ, ca ngợi Lê Thị Công Nhân là “anh thư nước Việt”, “bông hồng có ánh thép”.

Tuy ra khỏi nhà tù nhỏ, Lê Thị Công Nhân c̣n bị ba năm quản chế. Cô sẽ c̣n gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống v́ bị lực lượng đông đảo công an canh giữ quanh nhà.

 

Nguồn: Người Việt


<< trở về đầu trang >>
free counters