Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Gặp Đức TGM Hà Nội trước ngày lên đường đi chữa bệnh

Gặp Đức TGM Hà Nội trước ngày lên đường đi chữa bệnh

 

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

Nhận được tin ngày mai (4/3/2010) Đức Tổng lên đường đi chữa bệnh ở Roma, tôi đến Ṭa TGMHN thăm Ngài trước một chuyến đi xa.
Các chuyến đi của Đức Tổng ra nước ngoài có thể nói rất nhiều, nhưng chắc chưa có chuyến đi nào được mọi người quan tâm như chuyến đi này.

Nỗi ḷng của giáo dân Hà Nội từ những bài học kinh nghiệm xương máu

Ṭa TGM Hà Nội chiều nay, nhiều đoàn người vào ra, gặp gỡ bịn rịn trước Đức Tổng, c̣n Đức Tổng th́ nhẹ nhàng, thoải mái và rất vui vẻ. Tôi được gặp Đức Tổng sau khi một đoàn khách đến chào Ngài vừa bước ra khỏi pḥng khách Ṭa TGM Hà Nội.

Được gặp Ngài dù chỉ là mấy phút trước lúc đi xa, tôi cảm thấy ấm lại trong ḷng, những ưu tư, suy nghĩ và lo lắng hầu như biến mất.

 

Trong pḥng Đức TGM Giuse trước ngày Ngài lên đường - 03/03/2010

 

Trước nhiều thông tin, nhiều lời đồn đại xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện ngặt nghèo của TGP Hà Nội những năm tháng qua trên bước đường đ̣i lại công lư, sự thật, nhất là với Đức TGMHN, nhiều người lo ngại cho sự an ninh của Đức Tổng, cho sức khỏe của Ngài, nhiều người suy nghĩ về t́nh h́nh thời cuộc...

Những suy nghĩ, lo lắng đó là có cơ sở, xuất phát từ chính ḷng yêu mến Đức Tổng, sự quan tâm đến vận mệnh của giáo hội.

Những tháng ngày qua, cuộc tấn công man rợ và bất nhân vào Đức Tổng Giám mục Hà Nội của một loạt các quan chức HN, của báo chí truyền thông nhà nước, bằng cách cắt xén lời nói, bôi xấu và nhục mạ... cùng với tất cả sự hèn hạ theo cách “đánh dưới thắt lưng” đă làm nhiều người yếu tim phải lo ngại.

Người ta lo ngại bởi những kinh nghiệm của giáo dân Hà Nội, giáo dân Miền Bắc đă qua hơn nửa thế kỷ nay dưới thời cộng sản.
PolPot, thủ lĩnh Cộng sản Khmer đỏ, học tṛ của Chủ nghĩa Mao
Cảnh giết nhân dân của Cộng sản Khmer đỏ

Thành quả công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa Cộng sản trong sạch" ở Campuchia

Người ta lo ngại v́ sự man rợ và bất nhân đă từng được diễn ra như những bài học đầy máu nhăn tiền trong các chế độ cộng sản trên thế giới. Tại những nước “cộng sản anh em” chính những người cộng sản đă thể hiện cao nhất sự khát máu và bất nhân nhất ngay cả với đồng bào, đồng loại của ḿnh.

Bài học xương chất thành núi, máu chảy thành sông tại đất nước Campuchia thời những người cộng sản Khmer đỏ cầm quyền như vẫn nhức nhối lương tâm nhân loại. Ở đó có một xă hội chết chóc được gọi là một xă hội “cộng sản trong sạch”, không trí thức, không tôn giáo, không trường học, không chợ búa, không tiền bạc, không gia đ́nh, không tiền tệ... dẫn đến một nửa dân số bị giết chết bằng ŕu, bằng búa và cuốc, thuổng.

Ở đất nước Trung cộng khổng lồ phía bắc xă hội đă bị đảo lộn, dân tộc bị băng hoại, đạo đức bi suy đồi... trong cái gọi là “cách mạng văn hóa” là một thực tế. Và chính chế độ đó hiện đang là mẫu gương cho những người cộng sản Việt Nam luôn tự hào là anh em, là hữu nghị và học tập.

Nên nhớ rằng, bọn Khmer đỏ Polpot, IengXary ở Campuchia chính là “học tṛ xuất sắc” của những nhà cầm quyền Trung cộng này đă đem bài học “cộng sản trong sạch” về thực hành ở Campuchia.

Bài học ở đất nước cộng sản Cu Ba, Bắc Hàn... đều là những kinh nghiệm xương máu cho bất cứ ai nghĩ đến mà rùng ḿnh, kinh sợ. Nhất là đối với tôn giáo, đặc biệt là cộng đồng Kitô giáo.

Người ta nói rằng, chế độ phát xít tàn bạo, man rợ và giết người hàng loạt không thương tiếc, bị cả thế giới lên án. Nhưng chúng chỉ giết những người dị chủng, những người Do Thái mà thôi. Điều này không phải để biện minh cho tội ác, nhưng dù sao ngay cả khi khát máu nhất, những kẻ phát xít vẫn chừa đồng bào, đồng loại của ḿnh ra. Ngay cả loài vật, chúng cũng trừ đồng loại của ḿnh ra, loài chó là một minh chứng.

Nhưng, con số gần 100 triệu người bị chết bởi chủ nghĩa cộng sản mà người ta đă tổng kết, th́ toàn do chính những người cộng sản đồng chủng, đồng bào của họ gây ra.

Với tất cả những kinh nghiệm đó, giáo dân Hà Nội nói riêng và giáo dân Việt Nam cũng như những người có lương tri có nhiều lo ngại cho Đức Tổng Hà Nội là điều hiển nhiên. Chính đó là thể hiện ḷng yêu mến Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, một chứng nhân cho Sự thật – Công lư – Ḥa b́nh, một lănh tụ tôn giáo được không chỉ giáo dân mà là cả thế giới yêu mến kính trọng.

 

Nếu Chúa muốn, th́ không ai có thể ngăn tôi

Tiếp tôi trong pḥng khách đơn sơ, Đức Tổng nhẹ nhàng, hiền hậu và chân thành như một người cha, tiếng Ngài nhỏ nhẹ, rơ ràng và âm vang. Ngài đôn hậu và chân t́nh nói với tôi nhiều điều.

Ngài nói đến ơn Chúa dồi dào đă xuống ban cho Tổng Giáo phận và Giáo hội Việt Nam, ngay cả khi những sóng gió, những đ̣n thù đă dồn dập như những làn sóng đỏ dữ dằn đổ xuống một cách oan khốc.

Nhớ lại những ngày tháng trong “cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt” như nhiều người đă nói, chúng ta không khỏi rùng ḿnh. Nhiều đêm, tôi không ngủ khi nghe những lời thóa mạ, những nhục mạ và sự dối trá đến đê tiện của báo chí, truyền h́nh và quan chức đổ lên đầu Ngài, hai hàng nước mắt chảy ra không sao cầm được. Khi đó vợ tôi gạt nước mắt và bảo: “Anh yên tâm, bên Ngài có Chúa đồng hành”.

Quả thật, Thiên Chúa đă đồng hành cùng Ngài, cùng Giáo phận để quan pḥng ǵn giữ. Để rồi qua đó, người lành được vinh danh và yêu mến, kẻ dữ, sự dối trá bị lật mặt và khinh bỉ.

Sáng qua, t́nh cờ cùng một người bạn ra một hàng nước chè buổi sáng, một người ngoại giáo đang nói về đất đai nhà thờ, về sự dối trá của hệ thống truyền thông khi nói về “ông Kiệt công giáo”. Thái độ khinh mạn của người đó làm bạn tôi, một người ngoại giáo khác từ xa đến cũng thấy lạ lùng.

Đúng vậy qua những khó khăn đó, giáo hữu đă vững vàng lên, nhân dân hiểu rơ đâu là chính, tà, đâu là ánh sáng và bóng tối.

Nhưng cũng là con người, qua những năm tháng gồng ḿnh lên chiến đấu đối mặt với bạo lực, ma quỷ và sự ác điên cuồng như vậy, Ngài không ngă quỵ đă là điều hết sức lạ lùng. Chuyện suy giảm sức khỏe là điều không khó hiểu, huống chi Ngài đă có tiền sử căn bệnh mất ngủ từ lâu.

Trong tôi cũng như mọi giáo dân luôn hiển hiện h́nh ảnh Ngài khi chống gậy, xắn quần móng lợn đi thăm từng nhà giáo dân bị lụt lội, bị thiên tai... h́nh ảnh Ngài ngồi thuyền bơi qua đồng nước mênh mông vào thăm giáo dân vùng ngập lụt, rồi h́nh ảnh Ngài đến thăm từng gia đ́nh giáo dân bị bắt, bị tù đày trong khi bên ngoài muôn vàn sự hiểm ác đang chờ đợi... cũng như h́nh ảnh những đêm Noel, những đêm giao thừa, Ngài đă từ bỏ chốn đô hội để đến với những nơi cô quạnh, heo hút vùng núi rừng, vùng dân tộc.

Tất cả những h́nh ảnh đó, nói lên những cống hiến không mệt mỏi bằng t́nh thương vô bờ bến của Ngài với giáo dân và với nhân dân. Ngài đă thực hiện vai tṛ một chủ chăn bằng những việc làm và tinh thần của người đầy tớ, Ngài đă làm một lănh đạo bằng những công việc của kẻ nô bộc, đó là chân dung của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong ḷng giáo dân.

 
Đức TGMHN đi thăm giáo dân, nạn nhân Thái Hà
Đức Tổng GMHN thăm giáo dân bị trận lụt lịch sử 2008
 
Đức Tổng GM Giuse dâng lễ đêm Noel 2009 tại Mường Cắt

 

Những suy nghĩ, hành động đó đă lấy đi từ cơ thể Ngài nhiều sức lực và trí lực.

Kể từ khi đứng chân Tổng Giám mục Hà Nội, với bản lĩnh, tư cách và t́nh thương, ḷng trắc ẩn của ḿnh trước những người đau khổ, Ngài đă xuống sức nhanh chóng.

Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận trở thành Hồng Y, chủ tịch UB Công lư Ḥa B́nh Vatican sau khi có chuyến đi 1 chiều năm 1991

Giờ đây, trước một chuyến đi xa của Ngài với nhiều điều suy tư trong ḷng giáo dân, giáo sỹ, không ít người cảm thấy hoang mang và lo lắng.

Khi tôi dè dặt đặt vấn đề với Ngài về chuyến đi này, dài hay ngắn? việc trở về của Ngài ra sao? Trên môi Ngài nở một nụ cười đôn hậu. Ngài nói: “Nếu Chúa muốn, Chúa sẽ cho tôi được khỏe mạnh để tôi sớm trở về làm việc, việc ra đi chữa bệnh nhanh hay chóng phụ thuộc vào bệnh viện và bác sỹ”

Tôi có đề cập với Ngài rằng việc ra đi của Ngài lần này với nhiều lời đồn đại, rằng có những áp lực lên Ngài để Ngài phải ra đi...? Ngài nói: “Tôi chẳng có một áp lực nào, chỉ v́ sức khỏe của tôi có vấn đề, lẽ ra tôi đă phải đi điều trị từ lâu theo lời khuyên của bác sỹ. Tuy nhiên v́ công việc nhiều và hoàn cảnh nên bây giờ tôi mới đi mà thôi”.

Tôi cũng nói với Ngài những ưu tư của một số giáo dân gần đây: "Phải chăng chuyến ra đi này của Ngài là “chuyến bay một chiều"? Ngài cười lớn: “Không hiểu sao có những lời đồn đại như vậy. Nếu Chúa muốn, tôi sẽ tiếp tục làm việc mà không ai có thể ngăn cản tôi”.

Tín thác vào Chúa là điều Ngài luôn luôn khẳng định. Cũng như có lần Ngài đă tâm sự với anh em cộng đoàn Vinh tại Hà Nội: “Chúng tôi là những người tu hành, chẳng có ǵ phải sợ ngoài Thiên Chúa, v́ vậy nếu Chúa muốn, chúng tôi sẽ làm việc mà không có ǵ phải sợ hăi”.

Buổi tiếp xúc và nói chuyện ngắn ngủi, bởi nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ những nơi xa xôi đang về chờ để chào Ngài trước lúc Ngài bắt đầu một chuyến đi xa.

Khi chia tay, Ngài ân cần căn dặn cần nói lên sự thật, cần giữ vững tinh thần hiệp nhất, thông công trong Giáo hội. Có như vậy, sức mạnh của Giáo hội mới tăng lên, tinh thần giáo dân mới vững vàng và ơn Chúa sẽ đổ tràn xuống chúng ta qua những lời cầu nguyện.

Ngài tặng tôi cuốn sách mới xuất bản của Ngài “Ai lên Xứ Lạng”. Tôi biết, trước khi đi xa để chữa trị về sức khỏe, Ngài vẫn nhớ về những đàn chiên nơi núi rừng xa xôi và đau khổ, nơi đó Ngài đă “đến để phục vụ mà không phải để được phục vụ” từ những ngày Ngài bước lên vác Thánh Giá nặng nề trong trách vụ Giám mục của ḿnh.

Chia tay Ngài ra về, ḷng tôi tràn lên cảm xúc với ḷng tin tưởng: “Chúa sẽ biết chúng ta cần ǵ, giáo hội cần ǵ, hăy tín thác vào Ngài”.

 

Pḥng ở và làm việc của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt

 

Căn pḥng đơn sơ sẽ vắng bóng Ngài một thời gian, nhưng chắc chắn một điều là tâm hồn, suy nghĩ và tư tưởng của Ngài sẽ luôn hiện diện nơi đây.

Chúng ta chúc Ngài lên đường mạnh khỏe và b́nh an, nhanh chóng chữa trị những đau đớn thể xác để Ngài sớm trở về. Đó là nỗi ḷng của không chỉ giáo dân TGP Hà Nội mà là của những con người khát khao ánh sáng công lư, sự thật và ḥa b́nh.

Cầu cùng Thiên Chúa luôn đồng hành và ǵn giữ Ngài khỏi mọi sóng gió, khỏi mọi sự dữ và bóng tối, cho Ngài thêm sức mạnh và sức khỏe để Ngài thực hiện trọn vẹn ư nguyện của Ngài phục vụ người đau khổ khi Chúa đă “Chạnh ḷng thương”.

 

Hà Nội, ngày 3/3/2010
J.B Nguyễn Hữu Vinh


<< trở về đầu trang >>
free counters