Tại Mỹ, ba doanh nhân gốc Việt nhận đă hối lộ quan chức Việt Nam
Trong phiên ṭa tại Philadelphia, Pennsylvania, các bị cáo Nam Nguyễn, Kim Nguyễn và An Nguyễn, thuộc công ty Nexus Technologies đă thừa nhận đưa hơn 250 000 đô la cho các quan chức Việt Nam, trong thời gian 1999-2008, để có được các hợp đồng cung ứng thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nami
Theo AFP, hôm qua (16.03.2010), trong phiên ṭa tại Philadelphia, thuộc tiểu bang Pennsylvania, ông Nam Nguyễn, chủ tịch, đồng thời là chủ nhân công ty Nexus Technologies và hai người em, là Kim Nguyễn và An Nguyễn thừa nhận là đă hối lộ các quan chức Việt Nam để có được những hợp đồng cung ứng thiết bị và công nghệ cho các doanh nghiệp trực thuộc một số bộ ở Việt Nam.
Ba người này bị truy tố hồi tháng 10 năm ngoái với tội danh vi phạm «Luật Cấm Hối Lộ Nước Ngoài» - Foreign Corrupt Practices Act – FCPA.
Trong khuôn khổ vụ án này, tháng sáu năm 2009, ông Joseph Lukas, nguyên là đồng sở hữu công ty Nexus, đă nhận tội đă hối lộ các quan chức Việt Nam.
Đại diện bộ Tư pháp Mỹ cho biết công ty Nexus và ba anh em ông Nguyễn đă thừa nhận đă đưa hối lộ hơn 250 000 đô la cho các quan chức Việt Nam, trong giai đoạn 1999 – 2008, để họ có được các hợp đồng bán các thiết bị như máy thiết lập bản đồ dưới nước, máy tháo gỡ bom, phụ tùng trực thăng, máy ḍ t́m phát hiện hóa chất, các thiết bị viễn thông vệ tinh …
Theo hồ sơ ṭa án th́ ông Nam Nguyễn, 54 tuổi, là người tiến hành đàm phán hợp đồng và đưa tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam. Kim Nguyễn, 41 tuổi là người theo dơi các hoạt động tài chính và ông An Nguyễn, 34 tuổi, là người bán các thiết bị.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, khung h́nh phạt tối đa đối với tội danh của các ông Nam và An là 35 năm tù giam. C̣n đối với bị cáo Kim Nguyễn là 30 năm. Công ty Nexus có thể bị phạt tới 27 triệu đô la.
Ṭa sẽ tuyên án vào ngày 13 tháng 7 tới đây.
----------------------------------------------------
3 người Việt của công ty ở Delaware bị truy tố v́ hối lộ quan chức CSVN
Friday, September 05, 2008
WASHINGTON D.C. (NV) - Một công ty Hoa Kỳ và 4 nhân viên của công ty này (trong đó có 3 người gốc Việt Nam) vừa bị Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ truy tố về tội hối lộ cho các viên chức chính phủ CSVN để trúng thầu các vụ bán trang bị và dịch vụ kỹ thuật cho nhiều cơ quan và công ty quốc doanh CSVN.
“Bốn cá nhân bị bắt ngày hôm nay với cáo buộc rằng họ và công ty của họ, Nexus Technologies Inc., đă hối lộ cho nhiều viên chức CSVN để đạt các hợp đồng béo bở là cung cấp trang bị và kỹ thuật cho nhiều cơ quan khác nhau của nhà cầm quyền CSVN.”
Bản thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ loan báo ngày Thứ Sáu 5 Tháng Chín 2008. Hành động nói trên “vi phạm Luật Cấm Hối Lộ Nước Ngoài” (Foreign Corrupt Practices Act - FCPA), theo lời tuyên bố của quyền phụ tá Bộ Trưởng Tư Pháp Matthew Friedrich và quyền công tố viên liên bang của quận hạt Đông Pennsylvania, Laurie Magid.
Theo bản thông cáo báo chí này, 4 người bị bắt đều là công dân Hoa Kỳ gồm: Nam Quốc Nguyễn, 52 tuổi, cư ngụ tại Houston; Joseph Lukas, 59 tuổi, cư dân thành phố Smithville, New Jersey; Kim Anh Nguyễn, 39 tuổi, cư dân Philadelphia, Penn.; và An Quốc Nguyễn, 32 tuổi, cư dân thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania.
Cả bốn người vừa nói bị tống giam ngày 4 Tháng Chín 2008 và bị truy tố cùng với công ty Nexus Technologies Inc., với 5 tội danh khác nhau. Một tội danh về hối lộ viên chức chính quyền ngoại quốc và 4 tội về vi phạm đạo luật FCPA.
Nguồn tin trên nói công ty Nexus Technologies Inc., có trụ sở chính ở Delaware và các văn pḥng đặt tại Nam Philadelphia, New Jersey và Việt Nam. Trụ sở ở N.J. đă dẹp từ năm 2005.
Công ty đă “mua nhiều loại trang bị và kỹ thuật khác nhau gồm cả máy thiết lập bản đồ dưới nước, máy tháo gỡ bom, phụ tùng trực thăng, máy ḍ t́m hóa chất, phụ tùng viễn thông vệ tinh và hệ thống kiểm soát không khí” để xuất cảng sang Việt Nam cho các cơ quan của nước này.
Bản cáo trạng nói từ khoảng năm 1999 đến năm 2008, các nghi can đă âm mưu hối lộ nhiều viên chức CSVN hầu đạt các hợp đồng béo bở cho công ty Nexus Technologies.
Trong thời gian 9 năm trời, họ bị cáo buộc là “ít nhất đă hối lộ $150,000 cho các viên chức CSVN. Khách hàng nhận hối lộ của họ gồm viên chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau, gồm cả bộ phận thương mại của Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Nghệ”.
Ông Nam Nguyễn vừa là sáng lập viên và là chủ tịch của công ty nói trên.
Theo bản cáo trạng “Nam Nguyễn bị cáo buộc đă thương thuyết nội dung hợp đồng và hối lộ cho các viên chức CSVN trong khi Lukas điều đ́nh với các nhà cung cấp ở Hoa Kỳ. Kim và An Nguyễn bị cáo buộc dàn xếp chuyển ngân khoản theo lệnh của Nam Nguyễn”.
Khi nhật báo Người Việt gọi điện thoại đến công ty này để phỏng vấn, chỉ có máy điện thoại ghi lại lời nhắn và không thấy ai gọi điện thoại phản hồi.
Theo báo Philadelphia Enquirer, các người họ Nguyễn là anh chị em một gia đ́nh.
Luật liên bang phạt tội âm mưu đưa hối lộ cho viên chức ngoại quốc tối đa 5 năm tù, phạt tiền từ $250,000 trở lên hoặc gấp đôi lợi nhuận mà họ được hưởng, cùng với 3 năm bị giám sát sau khi ra tù. Đạo luật FCPA phạt tối đa 5 năm tù, phạt tiền từ $100,000 trở lên hoặc gấp đôi số lợi nhuận đạt được, kèm thêm 3 năm giám sát sau khi ra tù. C̣n công ty Nexus Technologies Inc., có thể bị phạt cho mỗi tội danh là $2 triệu đô la nếu bị kêu án.
Nói khác, nếu ông Nam bị kết án cho cả 5 điều buộc tội nói trên sẽ có thể bị án tối đa tới 25 năm tù và $650,000 tiền phạt vạ. Lukas có thể bị tối đa 10 năm tù và $350,000 tiền phạt vạ. Bà Kim Anh có thể bị phạt tới 20 năm tù và $550,00 tiền vạ. C̣n An Nguyễn có thể bị án 5 năm tù và $250,000 tiền vạ, theo tinh thần của bản thông cáo báo chí của Bộ Tư Pháp.
Theo website của công ty Nexus Technologies, công ty này có hai địa chỉ liên lạc, một tại thành phố W. Conshohocken, tiểu bang Pennsylvania và một văn pḥng đại diện đặt tại đường Trương Định, quận 3, Sài G̣n.
Trong danh sách khách hàng mà công ty này liệt kê trên trang nhà của họ, người ta thấy có: Tổng công ty dầu khí Petro Vietnam, lien doanh Vietsov Petro, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam và 3 nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Bà Rịa và Phú Mỹ, Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất, công ty Quản Lư Bay Miền Nam, công ty Dịch Vụ Bay Miền Nam, Cảng Sài G̣n, Cảng Dầu Khí Vũng Tàu, công ty Cấp Thoát Nước Sài G̣n, Viện Cơ Học Ứng Dụng, VinaControl (cơ quan giám định chất lượng sản phẩm), công ty Cao Su Phú Riềng, công ty Phát triển Công Nghệ Thông Tin (của Bộ Quốc Pḥng CSVN), Tổng Công Ty Than...
Vụ án này xảy ra vào lúc nhà cầm quyền Hà Nội đang phải đối phó với việc chính phủ Nhật truy tố 4 viên chức của PCI, một công ty tham vấn xây dựng cầu đường của Nhật tại Việt Nam. Viên chức CSVN bị nêu đích danh cầm tiền hối lộ là Huỳnh Ngọc Sĩ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Sài G̣n kiêm trưởng ban quản lư (PMU) dự án Đại Lộ Đông Tây dài 22 cây số ở Sài G̣n trong đó có cả một con đường hầm bên dưới ḷng sông.
Người ta chỉ thấy báo chí Nhật tiết lộ là Huỳnh Ngọc Sĩ cầm tiền mặt hai lần gồm $820,000 USD nhưng báo Japan Times cho rằng vụ án này chỉ là “bề nổi của tảng băng ch́m”. Chỉ riêng công ty PCI đă phải hối lộ cho quan chức CSVN khoảng $3 triệu đô la (10% trị giá gói thầu như họ thú nhận với công tố viên quận Tokyo). Nhiều người viết báo mạng cá nhân (Bloggers) cho rằng Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ là kẻ đại diện nhận tiền hối lộ chứ không thể “nuốt” hết. Bên trên ông ta c̣n có giám đốc sở GTVT, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài G̣n. Chưa kể ở trung ương c̣n có thủ tướng, bộ trưởng giao thông vận tải...
Một độc giả của báo Người Việt cho hay các viên chức trong ban quản lư dự án Đại Lộ Đông Tây vẫn ăn nhậu hàng ngày với đối tác ngoại quốc. “Sau mỗi bữa nhậu, khi ra về đều có phong b́”. Những phí tổn này đều nằm trong chi phí thực hiện dự án mà sau này người dân Việt Nam phải trả nợ bằng tiền đóng thuế hàng năm.
Cho đến nay, Huỳnh Ngọc Sĩ vẫn là trưởng ban quản lư dự án xa lộ Đông Tây. Ngày 28 Tháng Tám 2008, nhà cầm quyền Hà Nội loan báo đă nhận được đề nghị hợp tác điều tra của chính phủ Nhật và trong một cuộc họp báo, Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN tuyên bố: “Sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Nhật bản để sớm làm rơ và xử lư thỏa đáng vụ việc phù hợp với luật pháp Việt Nam”. Được biết từ hồi Tháng Sáu 2008, công tố viên quận Tokyo đă gửi cơ quan tư pháp CSVN các câu hỏi cần thẩm vấn Huỳnh Ngọc Sĩ và muốn đưa điều tra viên sang Việt Nam để thẩm vấn trực tiếp nhưng chính quyền CSVN không chịu.
Không những vậy, hồi tháng trước, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Hồ Xuân Sơn c̣n chê trách chính phủ Nhật là không bịt miệng báo chí Nhật và phủ nhận có tham nhũng trong dự án Đông Tây. (T.N.)