Lương Ngọc Anh là b́nh phong để Nguyễn Tấn Dũng nhận tiền hối lộ?
Báo chí Úc tiếp tục phanh
phui vụ in tiền Polymer
MELBOURNE (TH) - Càng ngày, càng có
dấu hiệu cho thấy vụ án công ty
Securency của Úc hối lộ quan chức
Việt Nam để in tiền giấy nhựa
polymer cho Việt Nam mà những người
được nêu tên trong thời gian qua chỉ
là những kẻ b́nh phong.
Một bài báo mới nhất của tờ The Age
cho người ta cảm tưởng Lương Ngọc
Anh, tổng giám đốc công ty CFTD, hay
Lê Đức Minh, con trai của ông Lê Đức
Thúy (nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam) cũng chỉ là người
người đứng trung gian, chạy cờ.
Người đứng đằng sau ăn nhiều tiền
hối lộ nhất có thể là Nguyễn Tấn
Dũng, đương kim thủ tướng Việt Nam
và hy vọng trở thành tổng bí thư
đảng vào kỳ đại hội năm 2011. Lê Đức
Thúy, khi c̣n làm thống đốc ngân
hàng, cũng chỉ được ăn chia một
phần.
Bản tin báo The Age tiếp tục khui vụ
án hối lộ quan chức Việt Nam để lấy
hợp đồng in tiền giấy nhựa polymer,
số báo ra ngày 9 tháng 2 năm 2010,
nói vụ điều đ́nh để công ty
Securency cung cấp dịch vụ in tiền
polymer cho Việt Nam bắt đầu từ khi
Nguyễn Tấn Dũng c̣n là thống đốc
Ngân Hàng Nhà Nước chứ không phải
khi ông Lê Đức Thúy làm thống đốc.
Bên cạnh dữ kiện này, Lương Ngọc
Anh, tổng giám đốc công ty trách
nhiệm hữu hạn Phát Triển Công Nghệ
(viết tắt là CFTD) được tờ ‘The Age’
dựa vào các nguồn điều tra riêng nói
là người rất thân cận với Nguyễn Tấn
Dũng, thường tháp tùng ông ta trong
những chuyến công du ngoại quốc
trước đây.
Theo The Age, Pḥng Xúc Tiến Thương
Mại Úc (Austrade), để đạt được hợp
đồng in tiền cho Việt Nam, đă phải
dùng tới quan hệ t́nh báo ngoại
giao. Tuy Austrade từ chối cung cấp
thông tin nhưng báo The Age tin rằng
giám đốc Securency và thành viên của
hội đồng quản trị của công ty được
thông báo là Lương Ngọc Anh bị nghi
là một người b́nh phong của Bộ Công
An, một trong những tổ chức t́nh báo
và an ninh chính yếu của Hà Nội.
Theo The Age, Lương Ngọc Anh và viên
chức giám đốc khác của CFTD, một
người trong đám này là đại diện của
Việt Nam tại cơ quan LHQ ở New York,
“thường hay ra ngoại quốc trong phái
đoàn của thủ tướng và bộ trưởng
CSVN”.
Như cách phân tích của The Age,
người ta có cảm tưởng từ Lương Ngọc
Anh tới bố con ông Lê Đức Thúy,
trong vụ án ăn hối lộ in tiền cho
Ngân Hàng Nhà Nước, cũng có thể chỉ
là những người trung gian đứng dàn
xếp đầu cầu dịch vụ in tiền. C̣n
tiền hối lộ, như đă được viết nhiều
lần hồi năm ngoái, ít nhất là 12
triệu Úc kim hoặc $10 triệu được bỏ
thẳng vào một số trương mục bí mật ở
ngân hàng Thụy Sĩ, và cả một số nước
không bị đánh thuế như Bahamas.
Cuối
tháng 10 năm ngoái, The Age đă nêu
ra các nghi vấn về mối quan hệ với
cơ quan t́nh báo Bộ Công An Việt Nam
của Lương Ngọc Anh cũng như các số
tiền hối lộ đă chạy đi đâu. Trước đó
ít ngày báo điện tử ‘Đảng Cộng Sản
Việt Nam’ có bài ca ngợi cuộc đời ái
t́nh và sự nghiệp của Lương Ngọc Anh
(47 tuổi) nhưng khi có bài báo của
The Age th́ bị gỡ xuống. Trong bài
báo này, công ty CFTD có tới 200
người góp vốn (400 tỉ đồng) và doanh
thu hàng năm khoảng 30 triệu đô la.
Nếu danh sách cổ đông của CFTD được
phổ biến công khai, người ta sẽ biết
thực chất các “cổ đông” này là những
ai, nguồn gốc tiền bạc từ đâu đến mà
trúng thầu được những mối nhập cảng
trang thiết bị rất “nhạy cảm” và béo
bở cho Bộ Công An và Bộ Quốc Pḥng
Việt Nam.
Bên cạnh khả năng kinh tài và hoạt
động t́nh báo cho Bộ Công An, ngoài
lợi nhuận chính thức, người ta tin
rằng tổng giám đốc CFTD đại diện ăn
hối lộ cho những tay chóp bu của
đảng và nhà nước để những người như
Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh có
được cái vỏ sạch sẽ.
Trong guồng máy chính trị Việt Nam,
Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, tức
cầm đầu hành pháp, lại cũng là người
cầm đầu cơ quan chống tham nhũng
(đúng ra phải là cơ quan tư pháp
biệt lập).
Theo luật nước Úc, hối lộ quan chức
ngoại quốc để có lợi cho hoạt động
kinh doanh là tội h́nh sự. Tháng Năm
năm ngoái, The Age tung quả bom nói
công ty kinh doanh in tiền Securency
(một nửa cổ phần thuộc Ngân Hàng
Trung Ương Úc (RBA), một nửa thuộc
một công ty Anh Quốc) mà tổng giám
đốc là một viên chức do RBA chỉ
định, đă hối lộ cho viên chức của
nhiều nước ở Phi Châu và Á Châu để
đạt được hợp đồng, trong đó có Việt
Nam.
Tuy được cơ quan Austrade báo động
Lương Ngọc Anh có quan hệ với Bộ
Công An Việt Nam, Securency vẫn tiến
tới.
Hồi năm ngoái, The Age đă nêu ra cho
thấy dịch vụ mà CFTD cung cấp cho
Securency chỉ là dàn xếp ngày giờ
gặp các sếp lớn ở Ngân Hàng Nhà
Nước, thủ tướng, và dịch một ít tài
liệu, thông dịch trong các cuộc họp.
Với những dịch vụ cung cấp chỉ có
vậy mà được trả hoa hồng tới $10
triệu cho người ta thấy cái đáng
nghi ngờ của dịch vụ.
Hiện cảnh sát Liên Bang Úc đang điều
tra về các nghi vấn Securency hối lộ
cho viên chức Việt Nam và Nigeria.
Hồi tháng 11 năm ngoái, trụ sở
Securency bị cảnh sát tới khám xét.
Tư gia hai xếp chính của công ty,
giám đốc điều hành và giám đốc tài
chính Securency đă bị buộc ngưng
chức cho tới khi cuộc điều tra có
kết luận cuối cùng.
Tại Việt Nam, Trần Quốc Vượng, chánh
án Ṭa Án Tối Cao, nói ở bên lề một
cuộc họp Quốc Hội khi hỏi về vụ án
này, đă cho rằng những ǵ nói trên
báo chí Úc chỉ là “nguồn tin để tham
khảo. Bản thân tôi cũng đă đọc thông
tin này. C̣n về mặt công tố, nước
bạn chưa có công văn hay đề nghị hợp
tác ǵ với chúng tôi”, theo báo
Thanh Niên ngày 3 tháng 11 năm 2009.
“...Ḿnh cần phải coi đó là nguồn
tin tố giác chứ không phải là một
căn cứ để khởi tố”.
Cho tới nay, một cách chính thức,
chế độ Hà Nội vẫn hoàn toàn im lặng.
(T.N.)