Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lo ngại lạm phát ở Việt Nam năm 2010

Lo ngại lạm phát ở Việt Nam năm 2010

 

BBC

 

Một số chuyên gia và kinh tế gia tỏ ư lo ngại là lạm phát ở Việt Nam trong năm 2010 sẽ c̣n tăng cao, trái với trấn an của chính phủ là sẽ đạt được mục tiêu kiềm chế được lạm phát dưới mức 7%.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh được báo chí trong nước trích lời tỏ ư lạc quan là "sẽ thực hiện được mục tiêu giữ chỉ số tăng giá tiêu dùng năm 2010 không quá 7% như chỉ tiêu Quốc hội đă phê duyệt".

Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng thiết yếu đă tăng cao trong thời gian vừa qua, khiến nhiều người lo ngại.

Ngay đầu năm mới Canh Dần, giá bán lẻ xăng tại hệ thống cuả Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex đồng loạt tăng gần 600 VND/lít.

Khi được hỏi về vấn đề này, kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận xét:

TS Lê Đăng Doanh: Chính phủ đă đề ra chỉ tiêu và được Quốc hội thông qua, là mức lạm phát năm 2010 này là dưới 7%. Trong khi đó, chính phủ lại đồng thời cho phép nâng giá than. Giá điện sẽ được quyết định tăng vào ngày 1/3 này, bởi v́ giá than tăng th́ chắc chắn là giá điện sẽ tăng. Giá xăng cũng đột ngột tăng lên vào ngày Chủ Nhật, tức là ngày mồng 8 Tết, 21/2 vừa qua.

Và chúng ta đều biết là tỉ giá đă được điều chỉnh lên. Tỉ giá điều chỉnh lên th́ tác động đến tất cả các hàng nhập khẩu của Việt Nam, từ xăng dầu đến sợi đến phôi thép cho đến tất cả các mặt hàng khác.

Năm nay cũng dự kiến sẽ tăng lương, và băi bỏ các biện pháp miễn giảm thuế của năm 2009, tức là thuế sẽ lại được thu và thậm chí là dự kiến thuế tài nguyên sẽ c̣n tăng lên nữa. Điều này cũng hợp l‎ư thôi, chỉ có điều là đánh vào mức độ như thế nào để cho nền kinh tế có thể chịu đựng được.

Trong bối cảnh như vậy, tôi chia sẻ sự lo ngại về việc lạm phát có thể tăng hơn mức 7% mà chính phủ đề ra.

Ông Bộ trưởng Tài chính, trong một bài phỏng vấn với Thời báo Kinh tế Việt Nam, đă tỏ ra lạc quan, và cho rằng các yếu tố đầu vào đó sẽ không có tác động ǵ - theo nguyên văn lời ông ấy là “tăng không đáng kể”. Tôi không hiểu là lập luận của ông ấy như thế nào, chứ hiện nay các bà nội trợ đi chợ hàng ngày đều đă biết mức độ giá tăng ra sao.

Và các doanh nghiệp mà tôi có dịp gặp qua dịp Tết rất lo ngại về việc tăng giá than, giá điện, giá nước, rồi tỉ giá lên…

BBC: Theo ông, trong t́nh h́nh hiện nay ở Việt Nam, trước những diễn biến như ông vừa nêu ra, th́ chính phủ cần có những biện pháp ǵ để có thể kiểm soát lạm phát?

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi th́ điều rất quan trọng là phải có những đ̣n bẩy để nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí và tránh cái việc là tăng giá lên quá nhiều mặt hàng đầu vào, bởi v́ nó sẽ ảnh hưởng đến giá thành.

Thứ hai nữa là cần phải xem xét việc điều chỉnh tỉ giá hai lần liên tục trong ṿng ba tháng vừa qua, nó cũng sẽ tác động đến giá cả như thế nào trước khi có các biện pháp tăng giá tới.

Tôi th́ được thông báo là ngày 1/3, điện sẽ tăng giá, và Bộ Tài chính đă có đề nghị mức tăng giá cao. Tôi hi vọng là chính phủ sẽ xem xét một cách thận trọng trong bối cảnh là giá hiện nay đă tăng rồi sau dịp Tết, và nếu như tăng giá điện nữa th́ điều đấy sẽ lại làm cho mặt bằng giá tăng lên nữa.

BBC: Theo cá nhân ông dự đoán th́ lạm phát năm nay ở VN ở khoảng mức bao nhiêu?

TS Lê Đăng Doanh: Tôi hiện nay chưa có căn cứ, bởi có mấy điểm như thế này: Quỹ Tiền tệ Quốc tế đă nâng dự báo về giá dầu thô, từ 76 đô-la/thùng lên 78.5 đô-la/thùng trong năm 2010.

Vừa qua th́ giá dầu thô cũng đă tăng. Nếu giá dầu thô tăng lên th́ không phải chỉ có xăng dầu tăng, mà c̣n phân bón, thuốc trừ sâu rồi sợi tổng hợp… Tất cả các đầu vào sẽ tăng lên.

Điểm thứ hai, tác động đến mức độ tăng giá của Việt Nam là chính sách tín dụng. Năm 2009, tín dụng dự kiến chỉ tăng có 25%, nhưng trong thực tế đă tăng lên 38% - để đạt được mức tăng trưởng kinh tế là 5.32%.

Như vậy, cứ phải tăng 7% tín dụng th́ mới đạt được 1% tăng trưởng GDP. Trong năm 2010, chính phủ muốn đạt được mức tăng trưởng GDP là 6.5%, nhưng dự kiến là mức tín dụng lại chỉ tăng 25% như kế hoạch của năm 2009. Mà thực tế, 2009 đă không thực hiện được.

Việc cắt giảm tín dụng một cách rất đột ngột vào cuối năm 2009 đă dẫn đến việc khan hiếm thanh khoản một cách đáng lo ngại của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Và hiện nay nó đang lan ra trong nền kinh tế.

Cần phải có sự nới lỏng chính sách tiền tệ và tín dụng một cách hiện thực để bảo đảm nền kinh tế hoạt động. Muốn như vậy th́ chính sách tiền tệ và tín dụng, sau một độ trễ nhất định, sẽ lại tác động đến mặt bằng giá cả của Việt Nam.

C̣n về tỉ giá th́ chúng ta đều đă biết chính phủ đă điều chỉnh tỉ giá, để hi vọng giải tỏa được kỳ vọng của người dân vào cái việc găm giữ đôla để có thể có được mức tiền đồng cao hơn sau khi bán ra trong tương lai. Tôi nghĩ đấy là biện pháp cần thiết, tuy cái giá phải trả không phải nhẹ nhàng.


<< trở về đầu trang >>
free counters