Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lao động Việt Nam tại CH Czech trong t́nh trạng khốn đốn

Lao động Việt Nam tại CH Czech trong t́nh trạng khốn đốn

 

Dan Bilefsky

Crisis Strands Vietnamese Workers in a Czech Limbo.

The New York Times (Thanh Khiêm dịch)

PRAGUE – Đối với anh Triệu Đ́nh Văn, 25 tuổi, chuyến “đi tây” hai năm truớc đây từ vùng đồng ruộng ở miền Bắc Việt Nam đến xưởng hàn xe vận tải tại miền Đông Boheimia, tưởng đă giúp cho anh có được một cuộc sống ổn định về kinh tế cả đời. Nhưng không, anh Văn, con của một nông dân nghèo, đă bị thất nghiệp, không chỗ ở, và nợ bù đầu ở xứ người.
Anh Văn cho biết cha mẹ già yếu của anh đă thế chấp ruộng vườn để vay 10,000 euro (khoảng 14,000 mỹ kim), và trả cho người môi giới đă thu xếp máy bay cùng giấy thông hành xuất khẩu lao động cho anh. Nhưng chưa đầy một năm sau khi anh đến Tiệp, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đă lấy đi công việc của anh tại một hăng sản xuất xe vận tải của người Đức với mức lương 8 euro một giờ ở vùng Kogel. V́ vậy anh không thể gởi tiền về gia đ́nh được nữa, thậm chí, có thể anh sẽ phải nhờ gia đ́nh giúp đỡ để sống qua ngày.
“Thật chẳng có ǵ tốt lành cho tôi để trở về Việt Nam,” anh nói với vẻ băn khoăn không biết sẽ ngủ ở đâu đêm nay. “Tôi có thể phải trở về với hai bàn tay trắng, không có tiền để lấy vợ hay xây nhà. Thật là một điều quá hổ thẹn cho tôi.”

Anh Văn là một trong 20.000 công nhân Việt Nam đă đến đây năm 2007 theo ḍng người nghèo khó từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ và các nơi khác. Họ đă được tuyển mộ vào Đông Âu như là những lao động kém tay nghề vào thời kinh tế bùng nổ lúc đó. Nhưng khi các nền kinh tế trong khu vực bắt đầu suy thoái đầu năm nay, hàng ngàn người đă mất việc và mất cả tài sản.
Tại Romania, hằng trăm người nhập cư Trung Quốc đă cắm trại ngoài trời dưới nhiệt độ băng giá của thủ đô Bucharest trong nhiều tuần lễ để phản đối các nhà thầu ngưng trả lương cho họ.
Các viên chức Tiệp nói rằng họ lo ngại t́nh trạng xă hội bất ổn khi dịch vụ xuất khẩu tuột dốc và t́nh trạng thất nghiệp (theo các nhà kinh tế có thể đạt đến 8% vào cuối năm nay) sẽ khiến cho nhiều người Tiệp trở lại t́m công việc với lương thấp mà họ đă một thời nhường cho người lao động nước ngoài.
Mặc dầu nhiều ngàn người Việt đến nước Cộng sản Tiệp Khắc dưới chương tŕnh lao động hữu nghị trong thập niên 1970 đă thành công trong việc ổn định cuộc sống, t́nh trạng xung đột vẫn tồn tại. Chính phủ Tiệp hy vọng rằng những di dân không việc làm sẽ hồi hương v́ phía Tiệp lo ngại những người nhập cư thất nghiệp này có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng kỳ thị vốn đă âm ỉ đối với các nhóm dân thiểu số.
Tháng rồi, một cô bé người Roma cùng cha mẹ đă bị phỏng nặng sau khi những kẻ t́nh nghi thuộc nhóm cấp tiến cực hữu đă ném bom lửa vào nhà họ tại thị trấn Vitkov ở phía đông bắc. Một số người trong cộng đồng người Việt cũng lo sợ họ có thể bị tấn công.
“Người Tiệp không thích chúng tôi, bởi v́ chúng tôi không giống họ”, anh Văn nói và thêm rằng trước đây tại Chocen, một thị trấn nhỏ phía đông Bohemia, nơi anh làm việc, một nhóm dân địa phương đă áp sát anh và thét lên, “Bọn Việt Nam, cút về nước!” Anh c̣n cho biết rằng lao động Việt Nam cũng bị cấm vào các nơi ca nhạc và nhà hàng.
Theo một chính sách áp dụng từ tháng Hai, công nhân nước ngoài thất nghiệp muốn về nước sẽ được giúp miễn phí một vé máy bay hay tàu hỏa và 500 euro tiền mặt. Trong hai tháng đầu, có khoảng 2 ngh́n người Mông Cổ, Ukrain và Kazakhstan đă chấp nhận đề nghị này. Tuy nhiên, nhiều người Việt như anh Văn dù nợ như chúa chổm, đă chọn cách ở lại để chờ đợi thời cơ tốt hơn.
Ivan Langer, bộ trưởng nội vụ, người đă nghĩ ra chính sách hồi hương, cho biết ông lo ngại khoảng 12 ngh́n công nhân nước ngoài thất nghiệp sẽ là thành phần dễ bị các tổ chức tội phạm lôi kéo hay bị lợi dụng như là lao nô.
Theo Trung tâm Chống Ma túy Quốc Gia, năm qua cảnh sát đă khám phá 79 cơ sở trồng cần sa (marijuana) cỡ lớn, trong đó, 70 cơ sở liên quan đến người Việt Nam. Một người đàn ông Việt Nam ở đông nam thành phố Brno bị t́nh nghi buôn ma túy đă bị cảnh sát đánh đánh chết trong tháng Giêng.
Julie Lien Vrbkova, một chuyên viên người Việt làm thông dịch viên tại nhiều xưởng xe hơi có công nhân người Việt, nói rằng bà rất sửng sốt bởi điều kiện làm việc “như nô lệ,” gồm cả những ngày làm việc 12 giờ, nếu công nhân ngưng làm việc th́ sẽ bị đánh.
Mặc cho những căng thẳng gần đây, cộng đồng người Việt tại Cộng ḥa Tiệp là một trong số các mẫu thành công của người thiểu số tại Trung Âu. Nhiều người làm chủ các cửa hàng trong các khu sầm uất, nói tiếng Tiệp và cho con học trường Tiệp, và chúng thường hay đứng đầu trong lớp.
Sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản vào năm 1989, thêm nhiều ngàn người Việt nhập vào số đă đến trong thập niên 1970. Ngày nay ước lượng có khoảng 70 ngh́n người Việt tại Cộng ḥa Tiệp, cộng đồng lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukrain.

Các lănh đạo cộng đồng tại đây nói họ lo sợ lớp “công nhân vô sản” mới này sẽ là mối đe dọa làm xáo trộn sự chung sống mà họ đă xây đắp qua nhiều thập kỷ. Theo bản thăm ḍ trong tháng Tư của hăng Stem, một hăng thăm ḍ tại Prague, có 66% người Tiệp cho biết họ không thích người Việt là hàng xóm.
Nguyễn Linh, 22 tuổi, thuộc thế hệ thứ hai người Tiệp gốc Việt, người đang vận động chính phủ cải thiện các chính sách mở rộng của họ, nói rằng những người Việt làm ăn cần cù th́ thích âm thầm làm giàu, trong khi người Tiệp th́ hài ḷng coi như người Việt chẳng có ở đó. Anh than phiền rằng sau 4 thập niên kể từ khi người Á châu đầu tiên di cư đến Cộng ḥa Tiệp, không hề có một khuôn mặt Á châu nào trên truyền h́nh, nơi sinh hoạt văn hóa công cộng hay ở Quốc hội.
Ông Langer, cựu bộ trưởng nội vụ, lập luận rằng Cộng ḥa Tiệp, vốn ngăn cấm sự nhập cư trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đă không được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với lớp di dân mới đến. “Khác với Pháp hay Đức, người dân ở đây vẫn chưa quen nh́n các khuôn mặt Á châu hay Phi châu nơi trường học.””
Để cố gắng cải thiện sự cởi mở, chính phủ Tiệp gần đây đă giới thiệu những luật mới buộc người nhập cư nào muốn có môn bài buôn bán phải qua 120 giờ học tiếng Tiệp; nhưng khóa học tốn khoảng 200 euro – số tiền mà chỉ có vài người nhập cư đầy nợ nần mới kham nỗi.
Jiri Kocourek, một nhà xă hội học chuyên về Việt Nam, cho rằng việc hiểu sai lạc về văn hóa càng bị nghiêm trọng thêm v́ sự thờ ơ của người Tiệp. Thí dụ, văn phạm chính thức của Tiệp không cho phép dùng dấu của những chữ cái tiếng Việt trong giấy tờ như bằng lái xe. Điều này, ông nói, đă gây ra sự nhầm lẫn vô cùng tai hại cho nhân viên hữu trách Tiệp trong việc phân biệt những cá nhân trong một cộng đồng mà có hàng ngàn người cùng có chung họ Nguyễn.
Những thử thách của sự hội nhập được thấy rơ ở Sapa, một ngôi chợ của người Việt đang phát triển ở ngoại ô Prague. Nơi đây những người mới nhập cư có thể t́m được mọi thứ, từ thợ uốn tóc cho đến các công ty bảo hiểm của người Việt, cũng như sự phát đạt của dịch vụ trung gian của nhóm người Việt nói tiếng Tiệp, những người mà với lệ phí từ 20 đến 5.000 euro có thể xin visa, đưa đồng hương đi bác sĩ và thay mặt phụ huynh tham dự các buổi họp với thầy cô giáo.
Trần Thu Trang, 21 tuổi, một blogger người Việt đă đến Tiệp khi cô 13 tuổi – nay tự gọi ḿnh là Tereza, tên của một ngôi sao kịch nghệ Tiệp – nói rằng cấu trúc của một thế giới riêng rẽ và song hành đă tạo cho nhiều người Việt, cả những người đă ở đây nhiều chục năm, không thể nói tiếng Tiệp, và họ thường phải nhờ đến phiên dịch, ngay cả khi xe họ bị cảnh sát Tiệp chận lại.
Trần Quang Hùng, giám đốc quản trị của Sapa, nói rằng nhiều người nhập cư đă đến chợ này để t́m việc làm một cách vô vọng. Ông cho biết đă đề nghị với chính phủ Tiệp nhằm xây dựng một ngôi trường cho dân nhập cư để họ có thể học tiếng Tiệp và dễ kiếm việc hơn. Nhưng ông cho biết đề nghị của ông đă bị từ chối.
“Bây giờ t́nh trạng kinh tế trở nên tồi tệ, người Tiệp không muốn người ngoại quốc ở đây,” ông Hùng nói, “Họ chỉ muốn những kẻ nhập cư này về nước”.


---------------------------------------------------------------------

 


<< trở về đầu trang >>