Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Lâm tặc “đại náo” rừng B́nh Phước

Lâm tặc “đại náo” rừng B́nh Phước

 

 - Hàng trăm hec-ta rừng ở tỉnh B́nh Phước đang bị lâm tặc đốn trụi. Những cây cổ thụ trăm năm tuổi trong phút chốc trở thành những khúc gỗ vụn... Điều đáng ngạc nhiên là nạn chặt cây, vận chuyển gỗ lậu diễn ra ngang nhiên như chuyện... thường ngày ở huyện!
Rừng xă Nghĩa Trung nối liền với rừng Quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), thuộc rừng pḥng hộ tỉnh B́nh Phước, được UBND tỉnh giao cho Công ty Lâm nghiệp B́nh Phước quản lư. Tuy nhiên, do nhiều bất cập trong quản lư, khiến rừng bị tàn phá nặng nề.

Rừng B́nh Phước kêu cứu
8 giờ sáng, chúng tôi vào khu rừng Suối Đá (thuộc xă Nghĩa Trung), cách chốt của Lâm trường Nghĩa Trung khoảng 3km. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt là hàng chục hec-ta rừng trơ trọi đồi trọc, nhiều gốc cây bị đốn ngang nhô trên mặt đất...

 

Cảnh tượng hoang tàn rừng pḥng hộ B́nh Phước.

 

Người dẫn đường cho chúng tôi, tên Nguyễn Ngọc Hùng dặn ḍ: “Tụi làm rừng ở đây dữ lắm, phải cẩn thận kẻo mang hoạ vào thân”. Sống ở khu rừng này gần 30 năm, Hùng nhiều lần chứng kiến cảnh lâm tặc lộng hành.
Đi tiếp một đoạn, chúng tôi thấy một nhóm 6 người đang cong lưng xẻ thân cây có đường kính khoảng 1m đă bị đốn từ trước. Cách đó không xa, hai thanh niên khác, trạc 30 tuổi, trên tay cầm cưa chuẩn bị triệt hạ một cây khác.  

Chưa đầy 10 phút cưa, thân cây bằng lăng chừng 2 người ôm đă nằm dài trên mặt đất, kéo theo hàng chục cây khác cũng bị ngă. Những người này không hề bận tâm đến sự có mặt của người lạ, họ vẫn tiếp tục làm công việc xẻ gỗ.

 

Nhiều khúc gỗ vứt ngổn ngang trên con đường ṃn.

 

Hùng cho biết, ngày nào họ cũng đi vào rừng khai thác gỗ. Trừ hết mọi khoản chi phí, mỗi người thu được từ 500 ngàn cho đến 1 triệu, tùy theo từng loại cây.
Bắt chuyện với một người tên B́nh, khoảng 30 tuổi, đang xẻ thân gỗ cây bằng lăng, B́nh cười sặc sụa nói: “Sợ ǵ chứ, tụi tôi đă biết ngày nào lâm trường vào kiểm tra, ngày nào không”.
Không chỉ có một vài điểm khai thác gỗ nổi lên, những khu vực gần đó đều vang động tiếng máy cưa. Cứ thế việc phá rừng diễn ra tràn lan mỗi ngày.
 

Lái công nông, xe ủi… truy t́m gỗ quư

Hiện nay trên thị trường gỗ, quư nhất là loại cây gơ, cẩm, sao… tuy nhiên theo Hùng cho biết, nó không phải là hiếm đối với vùng đất này.
Ngày hôm sau, Hùng dẫn chúng tôi vào khu rừng Mây, thuộc xă Nghĩa Trung. Tại đây, không chỉ có những người làm rừng riêng lẻ, ngay cả phương tiện như xe ủi, công nông… cũng rầm rộ vào rừng khai thác gỗ.

 

Xe công nông chạy thẳng vào rừng để truy t́m gỗ quư.

 

Theo lời Hùng, những xe này của các đại gia có “máu mặt” ở xă Nghĩa Trung. Họ chuyên đi “lùng” những loại cây quư hiếm như gơ, cẩm, gơ đỏ… những loại cây khác như bằng lăng, mít… sau khi cưa xong nếu có lơi (phần bên trong có màu đỏ - PV) tốt mới chở về.
Qua t́m hiểu của chúng tôi, mỗi ngày có hàng chục chuyến xe ra vào ở đây. Ngoài những xe chuyên t́m gỗ quư c̣n lại những xe chở gỗ thông thường cũng hoạt động tấp nập.

Chị Nguyễn Thị Thanh, một người dân xă Nghĩa Trung (nhà khu cầu Đỉa dẫn vào rừng) cho biết: “Ở đây, xe đi rừng rầm rộ lắm, có xe đi 2 đến 3 chuyến một ngày. Xe nào cũng chất đầy gỗ khi trở về”.
Quan sát trên con đường ṃn dẫn sâu vào rừng, chúng tôi bắt gặp nhiều loại phương tiện như xe ủi, xe đào… khai phá rừng công khai. Nhiều khối gỗ chất thành đống khắp nơi trên con đường ṃn. 

Con đường vận chuyển gỗ khai thác trái phép

Sau khi chọn ra phần tốt nhất của thân cây, những phách gỗ được buộc chặt trên “lưng” mỗi yên “ngựa sắt” để chuẩn bị vượt qua đồi dốc dựng đứng…
Rừng ở xă Nghĩa Trung được UBND tỉnh B́nh Phước giao cho Lâm trường Nghĩa Trung quản lư (nay đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp B́nh Phước).
Trên con đường ṃn dẫn vào rừng Mây thoạt nh́n, tưởng chừng con đường này chỉ dành riêng cho người đi bộ v́ mặt đường hẹp, lại có nhiều đồi dốc gần như dựng đứng. Song đây lại chính là con đường lư tưởng vận chuyển gỗ trái phép của lâm tặc.

Việc vận chuyển gỗ diễn ra rầm rộ trên các con đường ṃn.

 

Chỉ ít phút sau, chúng tôi đă bị hút vào h́nh ảnh 3 chiếc xe máy, mỗi xe chở 1 phách gỗ (tương đương 0,2m3, nặng khoảng 200kg) đang lại gần. 2 trong số 3 người cầm lái là những thiếu niên, tuổi khoảng 16. Cả 3 chiếc xe chở gỗ nhanh chóng đổ dốc dài rồi tiếp tục leo lên dốc bên kia, trước khi mất hút trên con đường ṃn.
Qua t́m hiểu của phóng viên, ở xă Nghĩa Trung có hàng trăm thiếu niên tuổi 16, 17 làm việc chở gỗ thuê. Mỗi lần chở 1 phách gỗ từ rừng đem về, được các "lâm tặc" trả 200.000 đồng.
Phương tiện chủ yếu dùng cho việc vận chuyển gỗ là xe máy nhưng đă tháo bỏ nhiều bộ phận… dân địa phương gọi là những con “ngựa sắt” của núi rừng.
Với giá mua từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, mỗi nhà đều có loại xe này để chở thuê. Nhiều xe được đôn dên, xoáy ṇng nhằm chuyên chở những phách gỗ từ rừng sâu, băng qua các con đường đồi dốc dựng đứng, trơn trợt. 

 

Đây là phương tiện được mệnh danh là "con ngựa sắt" dùng chuyên chở gỗ từ rừng sâu.

 

Theo quan sát của phóng viên, có rất nhiều ngóc ngách thông từ quả đồi này đến quả đồi khác, nhiều chỗ c̣n đi qua sân, vườn của nhà dân.
Bằng các con đường này, mỗi ngày có hàng trăm người vận chuyển gỗ qua lại mà không gặp bất kỳ một kiểm lâm nào.

“Đàn anh”… thẳng tiến qua mặt kiểm lâm 
Khi cách chốt lâm trường tại khu rừng Suối Đá khoảng 50m, một tài xế xe công nông có dáng người nhỏ, nhảy phốc khỏi xe, đưa mắt nh́n xung quanh chốt lâm trường. Sau đó, tài xế đi thẳng vào bên trong chốt. Ít phút sau, người này đi ra lên xe ung dung đi tiếp... trong khi đó phía bên trong chốt lâm trường có khoảng 3 người đang chuyện tṛ.

Quan sát trong thời gian từ 2g đến 6g chiều  đă thấy 3 xe chở gỗ qua khỏi chốt lâm trường hiên ngang.
Nếu bị bắt giữ, những người này t́m mọi cách để lấy lại số gỗ bị mất. Thậm chí họ quay lại đánh trả.
Gần đây nhất, đầu năm 2009, khi 2 nhân viên lâm trường chặn 1 xe chở gỗ từ trong rừng ra th́ bị bao vây đánh hội đồng, khiến cả hai nhập viện do găy tay và nhiều vết thương khác ở vùng đầu, mặt.
Mức độ “ĺ lợm” của lâm tặc, khiến nạn vận chuyển gỗ lậu diễn ra ngày càng công khai hơn.

  • Tử Trực


<< trở về đầu trang >>