Giới lănh đạo Âu Châu kỷ niệm ngày Bức Màn Sắt bị hạ xuống tại Hungary
BUDAPEST, Hungary (AP) – Các nhà
lănh đạo Âu Châu hôm thứ Bảy ngày 27
tháng Sáu đă quy tụ về Budapest để
đánh dấu 20 năm ngày Bức Màn Sắt
(Iron Curtain) bị rơi xuống, điều
thường được coi là kẽ nứt đầu tiên
trong Bức Tường Berlin và là một
trong những biến cố quan trọng dẫn
đến sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng
sản ở Đông Âu.
Tổng thống Đức, Áo, Phần Lan,
Slovenia và Thụy Sĩ cũng như các
giới chức cao cấp Ba Lan, ANh và hơn
20 quốc gia khác đă đến tham dự buổi
lễ kỷ niệm tại nghị viện Hungary và
một buổi tŕnh diễn ở Nhà Hát Quốc
Gia Hungary.
Vào ngày 27 tháng Sáu năm 1989,
ngoại trưởng Hungary lúc đó là Gyula
Horn và ngoại trưởng Áo Alois Mock,
đă dùng kềm cắt hàng rào kẽm gai ở
biên giới hai nước, một biểu tượng
của sự chấm dứt ngăn cách giữa hai
quốc gia, vốn lúc đó cũng đă được
tháo gỡ rất nhiều.
“Nh́n lại tất cả những ǵ đă xảy ra,
chúng ta có quyền chào mừng ngày 27
tháng Sáu là ngày chấm dứt việc chia
cắt Âu Châu,” tổng thống Hungary
Laszlo Solyom tuyên bố lúc khai mâc
cuộc họp đặc biệt ở nghị viện.
“Chúng ta có đầy đủ lư do để cùng
nhau chào mừng ngày này. Việc cắt bỏ
hàng rào kẽm gai là một biểu tượng
giúp cả thế giới hiểu được những ǵ
đă xảy ra ngay tại đây, ở trung tâm
của Âu Châu.”
Hungary khởi sự tháo gỡ Bức Màn Sắt
gần hai tháng trước đó, vào ngày 2
tháng Năm 1989, một phần cũng v́
lính biên pḥng nói rằng hàng rào
trong hoàn cảnh tồi tệ đến nỗi các
con thú nhỏ chạy ngang cũng gây ra
những báo động lầm dọc theo hàng rào
có gắn điện nơi này.
Với phần lớn hàng rào được tháo gỡ,
giới hữu trách phải khó khăn lắm mới
t́m ra được một đoạn ngắn của Bức
Màn Sắt để Horn và Mock có thể đứng
chụp h́nh cạnh nhau, tay cầm kềm cắt
kẽm gai.
“Điều xảy ra vào cuối tháng Sáu năm
đó là một biểu tượng đẹp... nhưng
biên giới vẫn tiếp tục bị kiểm soát
chặt chẽ,” theo lời nhà báo gốc Thụy
Sĩ và Hungary, đồng thời cũng là một
sử gia, Andreas Oplatka cho hay.
Tuy nhiên, những h́nh ảnh của sự
kiện này đă được phổ biến khắp thế
giới và khuyến khích hàng chục ngàn
người Đông Đức t́m đường rời bỏ quốc
gia này, tị nạn ở Hungary, Ba Lan
hay Tiệp Khắc và đợi có cơ hội sang
Tây Đức.
Đến cuối mùa Hè năm 1989, hàng ngàn
“du khách” Đông Đức đă sống trong
các lều vải trong ṭa đại sứ Tây Đức
ở Budapest và một số địa điểm khác
trong thủ đô Hungary, kể cả sân nhà
thờ và một nơi từng là trại hè của
đoàn thanh niên cộng sản.
Sau khi để cho một số người Đông Đức
lên đường sang Tây Đức qua ngả Áo
vào tháng Tám và thêm một số nữa vài
tuần sau đó, chính phủ Hungary sau
cùng quyết định cho tất cả người
Đông Đức sang Tây Đức ngày 11 tháng
Chín năm 1989.
Chỉ hai tháng sau đó, vào ngày 9
tháng Mười Một, bức tường Bá Linh
sụp đổ và việc thống nhất nước Đức
được chính thức hoàn tất tháng 10
năm 1990.
Hôm thứ Bảy, tổng thống Đức Horst
Koehler đă ngỏ lời cám ơn dân chúng
Hungary v́ đă đoàn kết với người dân
Đông Đức và sự đóng góp của họ vào
sự thống nhất của Đức.
Tổng thống Áo, Heinz Fischer, so
sánh sự chuyển đổi sáng thể chế dân
chủ ở Đông Âu năm 1989 với các cuộc
biểu t́nh phản kháng ở Iran hiện
nay.
“Năm 1989 là một năm nhiều biến
động, nhưng có một kết quả ḥa
b́nh,” ông Fischer nói. “Không một
chế độ độc tài nào, dù cho có vẻ
mạnh mẽ tới đâu, cũng sẽ không thể
cảm thấy thật sự an ṭan.” (V.Giang)