Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Phóng viên Ba Lan gặp gỡ cha Lư
Jacek Dziedzina
Ảnh
Bến Việt chụp lại ảnh Gość
Niedzielny
|
3 năm trước, cả địa cầu lan tràn h́nh ảnh của vị linh mục đang bị c̣ng tay trong phiên ṭa trá h́nh rồi bị hai viên công an bịt miệng. Chúng tôi gặp được người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Bọn họ bảo cha là „tội phạm h́nh sự" – Tadeo Nguyễn Văn Lư, linh mục 63 tuổi thuộc Tổng giáo phận Huế miền trung Việt Nam cười tươi gần như liên tục sau mỗi câu nói. Ông đă ngồi gần 15 năm trong các trại cải tạo và nhà tù Việt Nam. Cách đây 3 năm ông lại lănh thêm án tù 8 năm và bản án chỉ làm giàu thêm bộ sưu tập án sự của ông. Tội danh th́ vẫn nguyên xi: „tuyên truyền chống đối Nhà nước Xă hội chủ nghĩa”.
Chúng tôi đâu có ngờ ḿnh có thể gặp được nhà phản kháng này. Tại Ba Sao, một trong những nhà tù khắc nghiệt nhất ở Bắc Việt, chỉ có người thân và một vài cha cố được đến thăm – duy nhất hai lần. Chúng tôi đă hẹn và định đi thăm người em ruột của linh mục hiện đang sống ở miền Nam. Nhưng bỗng nhiên, những người cung cấp tin cho chúng tôi biết là linh mục Lư bất ngờ được tạm tha, ra ở tại ngoại trong ṿng 12 tháng. Từ lâu nay, một số cơ quan quốc tế hậu thuẫn vận động tự do cho ông. T́nh trạng sức khỏe của linh mục yếu kém dần mỗi tuần, ông đă vài lần bị nhồi máu cơ tim, chân trái và tay trái hầu như đă bị tê liệt. Cần can thiệp cấp bách của bác sỹ chuyên khoa. Nhưng chính quyền vẫn không chịu đồng ư thả ông ra khỏi nhà tù. Cho đến tận tháng Ba vừa qua.
Thâm niên lâu nhất
Chỉ hai ngày trước đó, chúng tôi ở Huế mà chẳng mảy may nghĩ có chuyện gặp được cha Lư. Theo đúng kế hoặch, chúng tôi vào Sài G̣n ở tận miền Nam. Vào tới Sài G̣n, chúng tôi nhận được tin là linh mục Lư đă được thả có điều kiện và hiện đang ở nhà riêng ở … Huế, tại giáo phận quê hương của ḿnh, mục đích là chữa bệnh. Tất nhiên, ngay lập tức, chúng tôi thay đổi kế hoạch của ḿnh và chưa thể bay thằng từ Sài G̣n ra Hà Nội, mà lại phải quay lại miền trung Việt Nam. Chúng tôi t́m cách gặp cha Lư qua nhiều kênh khác nhau: nhờ các người bạn Việt Nam đáng tin cậy, đồng thời nhờ những người Mỹ bên kia đại dương phụ trách điều phối. Mặc dù rất cẩn trọng, nhưng chuyến viếng thăm của chúng tôi ắt được các cơ quan an ninh thẩm quyền biết tới.
Tại ngôi nhà giáo phận dành cho người hưu trí, người bạn thân cận nhất của linh mục Lư đón chờ chúng tôi. Ông dẫn chúng tôi đến một căn pḥng nhỏ với cửa sổ có chấn song sắt. Sau chiếc bàn gỗ, một người đang ngồi, khá cao so với vóc dáng người Việt. Nét mặt tươi sáng hoàn toàn không tiết lộ quăng thời gian dài bị tù đày trong các trại giam. Chỉ có g̣ má hóp, một phần thân thể bị liệt và những bước đi cà nhắc mới tiết lộ cho ta t́nh trạng sức khỏe thực sự của ông. - Rất nhiều linh mục đấu tranh với chế độ độc tài. Nhiều linh mục cũng ngồi tù. Nhưng cha Lư là người duy nhất ngồi tù lâu như thế - người bạn của cha Lư nói vậy để sau đó cả hai nổ tràng cười ṛn tươi. Tôi rồi cũng đă quen với kiểu kể chuyện như vậy, rất ư độc đáo của người Việt Nam khi nói về những sự kiện bi thảm nhất. - Ở đây cha có căn pḥng rộng hơn chút xíu, chứ ở Ba Sao th́ chỉ được có 15 mét vuông – Cha Lư vẫn tươi cười nói với chúng tôi.
600 chọi 1
Lần đầu tiên chính quyền bắt ông vào năm 1977, lúc vừa mới thụ phong linh mục đồng thời nhậm chức thư kư riêng của Tổng giám mục Huế Nguyễn Kim Điền, khi cha Lư phân phát tài liệu thân chủ của ḿnh, người dám viết những bài phê b́nh cộng sản đàn áp và cấm đóan tự do tín ngưỡng. Cha Lư bị lănh mức án tù 20 năm và bị đi đày tới trại cải tạo ở ngoại ô thành phố Huế. Nhưng chỉ vài tháng sau, ông được thả tự do, nhưng mọi hoạt động tôn giáo với cương vị linh mục bị cấm đoán. Dẫu bị cấm nhưng cha Lư vẫn tiếp tục giảng dạy thánh kinh. Vào tháng Giêng năm 1983, chính quyền ra lệnh cho ông phải rời bỏ thành phố. Ông trả lời bằng một lá thư viết cho chính quyền, trong đó ông buộc tội chính quyền vi phạm tự do tín ngưỡng. Tại giáo phận nơi ông sinh sống, nhiều con chiên tập trung phản đối quyết định nói trên của chính quyền. Cha Lư không bỏ Huế ra đi để tới ngày 18 tháng Năm, lực lượng an ninh tràn vào nhà ép giải vị linh mục cứng đầu ra đi. Lần này, ông lănh bản án 10 năm tù. Ông được tha vào năm 1992, nhưng công an liên tục theo dơi ông và vẫn tiếp tục cấm không cho ông họat động tôn giáo. Một năm sau, cha Lư công bố bản tuyên ngôn, trong đó ông viết 10 điểm về những đàn áp tôn giáo ở Huế của chính quyền. Vào năm 2001, tới 600 sĩ quan công an được cử đến giáo phận Nguyệt Biều để bắt linh mục Lư. Lần này th́ ông lănh bản án 15 năm tù. Cũng như những lần trước, nhờ áp lực quốc tế, cha Lư không phải ngồi tù đến hết bản án, được thả tự do vào năm 2005. Ông vẫn liên tục trả lời phỏng vấn, kêu gọi tẩy chay chính quyền và cái gọi là „bầu cử”. - Xung quanh cha càng ngày càng đông người. Vào năm 2006 chúng tôi công bố „ Bản tuyên ngôn tự do và dân chủ cho Việt Nam” – nhân vật phản kháng nói với chúng tôi như vậy bằng tiếng Anh c̣n kém chuẩn. Nhóm chống đối này được gọi là „Khối 8406”, lấy từ thời điểm bản tuyên ngôn được công bố: mùng 8, tháng Tư, năm 2006. Với sự ủng hộ nồng nhiệt ở trong nước và nước ngoài, tờ báo xuất bản ngầm nhan đề „Tự do” ra đời, sau đó, cùng với giới trí thức ở Hà Nội, trang web „Tự do và Dân chủ” được thành lập, và rốt cuộc, Đảng Thăng Tiến Việt Nam xuất hiện cùng Hiệp Hội Công đoàn Tự do Độc lập, rồi Ngày của Người áo trắng. V́ những họat động của Khối, linh mục lại bị bắt lần nữa. Tháng 3 năm 2007 ông lănh bản án 10 năm tù. H́nh ảnh nổi tiếng chụp vị linh mục bị c̣ng tay trong phiên ṭa khi kêu: „Tự do ngôn luận cho Việt Nam” bị hai viên cảnh sát bịt miệng đă trở thành biểu tượng dễ nhận biết trên toàn thế giới về hiện trạng đau ḷng không chỉ của những người theo Thiên chúa tại Việt Nam.
2 giờ đêm, trên thềm đá
- Măi cho tới năm ngoái cha mới có được sách Kinh thánh trong pḥng giam – ông đẩy sang cho chúng tôi một quyển sách cũ có các trang cong rách. - Cha cũng có một bộ đồ tự tạo bí mật để làm lễ mi-sa – ông vừa cười vừa nói và cho chúng tôi xem một hộp nhựa nho nhỏ, từ trong đó ông rút ra một bầu rượu vang nhỏ xíu, một chiếc khăn quàng cổ tí hon trông giống chiếc băng đeo nơ, rộng cỡ 3 cm cùng một ḥn đá phẳng h́nh vuông để làm bàn thờ. - Những tội nhân ngồi tù trong những pḥng giam bên cạnh đă giúp cha đấy - Ông giải thích. Ông tổ chức cầu nguyện trong căn pḥng của ḿnh hàng ngày vào lúc 2 giờ đêm, ít nhất là một tiếng đồng hồ. - Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất nước được đổi thay - Ông cho mọi người hiều rằng ḿnh sẽ không bao giờ dự định ngồi im, bất chấp hậu quả. - Linh mục Jerzy Popieluszko của các bạn là thần tượng của chúng tôi – cả hai người „phản cách mạng” cùng cười và nói như vậy. Chúng tôi kể cho họ biết có lẽ là vào tháng Sáu tới, lễ ban phước cho vị cha đỡ đầu phong trào „Đoàn Kết” sẽ được thực hiện. Có lẽ phong thánh chứ? Hai người hỏi lại v́ họ ngỡ tưởng Popieluszko đă được ban phước từ lâu rồi.
Mặc dù linh mục Lư bị tù đày nhưng „Khối 8406” với cương vị bất hợp pháp vẫn hoạt động b́nh thường. Hiện nay đă có khoảng 15 ngàn thành viên, không chỉ người Thiên chúa giáo. Họ có bí mật xuất bản sách vở, báo chí, 40 thành viên của Khối đă bị ngồi tù. - Chúng tôi vẫn chiến đấu, cho đến tận khi nào Việt Nam được tự do – Cha Lư cam đoan như vậy. - Tất cả thanh niên Việt Nam đều phải học lư thuyết Mác, Lênin và Hồ Chí Minh. Chính quyền ép buộc phụ nữ phải giết bỏ thai nhi, không cho sinh đẻ. Cộng sản đă chiếm đoạt các khu nhà tu niệm và đất đai của chúng tôi. Các quyền lợi cơ bản của chúng tôi luôn bị trà đạp. Tự do tín ngưỡng thật sự không chỉ là việc cho phép lui tới nhà thờ. Tự do tôn giáo c̣n phải là quyền ban phước cho linh mục và giám mục mà không cần phải hỏi đến ơn huệ của chính quyền. Giáo hội cũng phải được phép xây dựng trường học mọi cấp. Chúng tôi vẫn chưa có được báo chí và kênh truyền h́nh riêng của ḿnh … – Linh mục Lư liệt kê một mạch nỗi niềm đau xót của người Công giáo Việt Nam. - Trong năm tới, vào tháng Ba, khi hết hạn được tự do có điều kiện 12 tháng, cha sẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép không quay lại nhà tù nữa. Nhưng cha chỉ tin vào Chúa, cha không sợ ǵ hết, thậm chí nếu lại phải tiếp tục ngồi tù – Cha Lư nói một cách dứt khoát như vậy. Khi chia tay, ông đưa cho tôi một mảnh giấy, trong đó, khi ngồi trong tù, ông đă viết lời cầu nguyện rất giản đơn mà hàng ngày được ông nhắc tới: „Thưa Chúa! Xin Ngài hăy ban cho tất cả mọi người được cứu rỗi, tính can đảm và sự b́nh an”. Như thường lệ, cũng như gia đ́nh ông khẳng định, ông không yêu cần xin ban cho ḿnh được trả tự do.
Jacek Dziedzina - Bến Việt dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan
Nguồn: Bến Việt