Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

16 tỷ đồng có giúp Hà Nội nâng cấp vệ sinh thực phẩm?

16 tỷ đồng có giúp Hà Nội nâng cấp vệ sinh thực phẩm?

 

Việt Hà

phóng viên RFA

 

Một quầy hàng bán các loại thực phẩm khô tại một chợ nhỏ ở trung tâm Hà Nội, ảnh chụp ngày 15 tháng 3 năm 2010.

Chính quyền Hà Nội vừa quyết định đầu tư trên 16 tỷ đồng để ‘trấn yên’ t́nh trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố, vốn là vấn đề đau đầu nhiều năm nay.

Người dân Hà Nội và những chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nghĩ ǵ về triển vọng thành công của dự án này. Việt Hà có bài tường tŕnh sau đây:

 

Chất lượng xuống cấp

Ở Hà Nội, việc t́m một cái chợ mua đồ tươi sống hay t́m một quán cơm bên đường, hoặc một gánh hàng rong để ăn sáng, trưa, chiều hoàn toàn không có ǵ khó khăn. Kinh tế phát triển, bên cạnh các chợ, các quán cơm bụi, là hàng loạt các siêu thị mọc lên khắp nơi để phục vụ nhu cầu khách hàng hiện đại hơn. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhiều năm gần đây ở Hà Nội đă trở thành nan giải.

Vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội xuất phát từ xuất xứ của thực phẩm, quy tŕnh chế biến, bảo quản, đến nơi bán.

Số liệu thống kê của công an Hà Nội thời gian vừa qua cho thấy cơ quan này đă tịch thu, tiêu hủy gần 2 tấn gà và nội tạng lợn, hơn 3 tấn da trâu ḅ, lợn, hơn 9 tấn dầu mỡ không có nguồn gốc xuất xứ.

Để mua thực phẩm hàng ngày, hầu hết các bà nội trợ thường có thói quen đi các chợ gần nhà, thay v́ đi siêu thị, mặc dù siêu thị th́ trông có vẻ sạch sẽ và gọn gàng hơn. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người dân Hà Nội cho biết:

Một người bán hàng ngủ trong vơng bên trên những con vịt tại gian hàng của ḿnh ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 20 tháng 4 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Một người bán hàng ngủ trong vơng bên trên những con vịt tại gian hàng của ḿnh ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 20 tháng 4 năm 2010.

Nguyễn Thị Hằng: “Siêu thị người ta không đi mấy v́ chợ nó họp ngay gần nhà nó tiện cho ḿnh chạy đi chạy về. Siêu thị th́ đồ của họ khong phong phú như ở chợ v́ ở Việt nam th́ họ vẫn bán ở chợ nhiều hơn.”

Tuy nhiên chị Hằng cũng thừa nhận là vấn đề vệ sinh ở các chợ gần nhà thường không đảm bảo.

Nguyễn Thị Hằng: “Nói chung đă gọi là chợ th́ không được sạch sẽ, v́ môi trường, chỗ bán hàng. Đă gọi là chợ th́ nó không được sạch rồi, cái khoản vi trùng nọ kia chắc chắn là nhiều.”

Thế nhưng ngay kể cả ở các siêu thị, các cửa hàng bán thực phẩm nh́n bề ngoài sạch sẽ, th́ cũng chưa chắc đă đảm bảo về vấn đề xuất xứ hàng hóa. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nơi này phụ thuộc vào trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán là chính. Chị Nguyễn Thị Phương, phụ trách một siêu thị ở Hà Nội cho biết:

Nguyễn Thị Phương:Chi phí kiểm nghiệm th́ đắt, ví dụ một mẫu rau là 3 triệu nên chẳng thằng nào kiểm nghiệm hết. Chỉ có sản xuất tự kiểm nghiệm rồi nó đưa giấy cho ḿnh bán, rồi thỉnh thoảng ḿnh cũng đi kiểm nghiệm để kiểm tra thằng sản xuất.”

Chị Phương cho biết, ở các siêu thị, cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm c̣n hay đi kiểm tra, c̣n ở ngoài chợ th́ rất hiếm.

Nguyễn Thị Phương: “Ở ngoài chợ không kiểm tra ǵ hết, rau cỏ các loại không kiểm tra được ǵ. Mớ rau mua ngoài chợ đầy thuốc sâu. Tỷ lệ rau sạch trên thị trường Hà Nội là chỉ có 2%, c̣n 98% kia là rau không đảm bảo.”

Đối với những người tiêu dùng ở Hà Nội, để đối phó với vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, họ thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Chị Hằng cho biết, chị chỉ mua ở những hàng quen ngoài chợ, và chịu giá đắt hơn chút xíu, coi như thế là an toàn. Riêng đối với cơm bụi th́ chị và các đồng nghiệp cùng công ty vẫn bắt buộc phải ăn hàng ngày mặc dù biết có nhiều quán không hợp vệ sinh. Đơn giản họ không c̣n chọn lựa nào khác.

 

Một người bán bánh ḿ mời người đi xe mua dọc theo một đường cao tốc ở ngoại ô Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Một người bán bánh ḿ mời người đi xe mua dọc theo một đường cao tốc ở ngoại ô Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 2010.

Hà Nội quá tham vọng?

Theo dự án mới được công bố của Sở Y tế Hà Nội, dự án trị giá 16 tỷ đồng để trấn an t́nh trạng lộn xộn trong quản lư chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bao gồm việc thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng lực quản lư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng hệ thống giám sát, phân tích ngộ độc thực phẩm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố.

Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm nay, toàn thành phố phải có 80% người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng hiểu biét đúng vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, 100% các vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra giám sát, không để xảy ra ngộ độc hàng loạt, cung cấp bộ xét nghiệm nhanh cho 100% trung tâm y tế các quận, huyện, thị trấn.

Tuy nhiên, theo Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Kê, thuộc viện vệ sinh y tế công cộng, th́ dường như mục tiêu mà Hà Nội đặt ra là quá tham vọng. Bà nói

Nguyễn Thị Kê:Cái khó nhất là thức ăn đường phố đấy, giáo dục th́ được nhưng họ thực hiện được bao nhiêu, giáo dục người dân có làm được không th́ chuyện đó là khác. Cái giáo dục th́ hoàn toàn người ta có thể làm được v́ hiện người ta vẫn làm. C̣n từ nay đến cuối 2010 c̣n mấy tháng đâu, chưa nói rằng labo xét nghiệm th́ người ta tăng cường bằng biện pháp kỹ thuật và tăng cường trang thiết bị, vừa thiết bị, vừa kỹ thuật để giám sát. Bây giờ cháu tăng cường về kỹ thuật, đào tạo có kịp không, mà giờ tăng cường trang thiết bị, giờ mà mua sắm trang thiết bị hoàn thành dự án trong năm 2010 th́ theo cô thời gian quá ngắn, không thể được tất cả mọi thứ thế đâu.”

Theo Giáo sư Nguyễn Thị Kê, vấn đề khó khăn cho Hà Nội không chỉ v́ thời gian từ giờ tới cuối năm c̣n quá ngắn mà c̣n bởi t́nh trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra lan tràn ở mọi khâu. Việc giám sát phải đảm bảo được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, và như vậy đ̣i hỏi phải có đội ngũ nhân viên đào tạo tốt và đông, điều mà  Hà Nội hiện vẫn thiếu.

Một vấn đề nữa mà giáo sư Nguyễn Thị Kê quan ngại đó là việc duy tŕ kết quả của dự án. Bà nói

Nguyễn Thị Kê: “Làm đề án nào cũng thế, sau khi hoàn tất rồi, nhưng phải duy tŕ được hiệu quả, đừng có làm xong rồi, th́ sang năm nó bay mất, cái đấy không ổn, nếu như anh thấy khó khăn, th́ năm nay ḿnh chi bao nhiêu làm ǵ, sang năm ḿnh chi tiếp để củng cố, số tiền ít hơn nhưng mà duy tŕ được kết quả đấy. Đừng có làm như unicef tài trợ một thời gian, làm xong hố xí rồi, một thời gian không có ai giám sát, sau th́ đập phá, đổ vỡ hết.”

C̣n chị Hằng th́ tỏ ra hoài nghi về thực chất của dự án.

Nguyễn Thị Hằng: “Em chẳng nh́n được cái số tiền đó rót vào đâu cả, người ta chi ǵ ḿnh cũng chả biết nữa. Em thấy là qua thông tin đại chúng th́ ḿnh cũng chỉ nghe thế thôi, v́ Việt nam hay làm theo kiểu h́nh thức thôi. Bọn em không ngồi ở chợ th́ biết người ta làm lúc nào, người ta làm cái ǵ để kiểm tra.”

Những hoài nghi của người dân và các chuyên gia về tham vọng của dự án cũng có những căn cứ nhất định. Năm ngoái, thành phố Hà Nội cũng đă đề ra chỉ tiêu là 80% cơ sở kinh doanh chế biến, 85% cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, 70% cơ sở dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Thế nhưng theo ban chỉ đạo vệ sinh thực phẩm Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 6.000 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng mới chỉ có khoảng 42% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi chờ thành phố chấn chỉnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như đă hứa, người dân Hà Nội hàng ngày vẫn phải tiếp tục sống chung với các sản phẩm mất vệ sinh ở xung quanh ḿnh. Nói một cách h́nh tượng như lời của chị Nguyễn Thị Hằng là “phải sống chung với lũ”.


<< trở về đầu trang >>
free counters