Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Mục đích cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc?

Mục đích cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc?

 

Việt Hà

phóng viên RFA

 

Giáo sư Carlyle Thayer (người đầu tiên bên phải) tại buổi hội thảo "Biển Đông: tăng cường hợp tác v́ an ninh và phát triển" tổ chức ở Hà Nội hôm 26/11/2009.

Trung quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận trên biển. Cuộc tập trận này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ chính thức lên tiếng về mối quan tâm và lợi ích của Mỹ trên biển Đông tại hội nghị cấp vùng Asean hôm 23 tháng 7 tại Hà nội.

 

Phô trương sức mạnh

Cuộc tập trận này của Trung quốc diễn ra vào khoảng thời gian tế nhị này có ư nghĩa ǵ? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc pḥng Úc, trường đại học New South Wales, chuyên gia châu Á về vấn đề này. Trước hết giáo sư Carl Thayer nói về cuộc tập trận mới này như sau:

Đây là cuộc tập trận lớn chính yếu thứ 3 của hải quân Trung quốc trên biển Đông hải và Nam hải hay c̣n gọi là biển Đông Việt nam kể từ tháng 3 năm nay. Thời gian của cuộc tập trận chỉ diễn ra 2 hay 3 ngày sau bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về biển Đông, cho nên nó có nghĩa là cuộc tập trận đă được lên kế hoạch từ trước. Trung quốc đang tŕnh diễn cái gọi là tự vệ ngoài biển xa, kết hợp cuộc tập trận tháng 3 và tháng 4 với nhau, kết hợp hạm đội Bắc và Nam.

Cuộc tập trận thứ hai của Trung quốc là xâm nhập vào biển Đông. C̣n vị trí chính xác của cuộc tập trận hiện tại hiện vẫn chưa được biết rơ, có lẽ là cũng trên cùng khu vực tương tự như cuộc tập trận trước đi qua phần phía bắc của Philippines. Nó cho thấy khả năng vươn xa chiến lược của hải quân Trung quốc đối với sức mạnh của hải quân Hoa kỳ kể từ thời kỳ giữa những năm 1990 liên quan đến Đài loan. Cuộc tập trận này là một phần trong một loạt các cuộc tập trận mà Trung quốc muốn cho thế giới thấy khả năng trên biển của ḿnh và rằng Trung quốc có khả năng quốc pḥng đi đôi với phát triển kinh tế.

 

Việt Hà: Theo ông liệu các nước khác trong khu vực và Hoa Kỳ có biết trước được về cuộc tập trận này của Trung quốc hay không ?

Carl Thayer: Đây là một cuộc tập trận chưa từng có về mức độ. Họ kết hợp hai hạm đội, họ có thêm yếu tố không quân, họ thực hiện trên vùng biển quốc tế nên không một nước nào có thể phàn nàn về điều này cả nhưng câu hỏi là tại sao trong một thời kỳ mà Trung quốc đang cố gắng đưa ra cái gọi là không có ai chịu thiệt th́ tại sao Trung quốc không có một sự minh bạch ở đây bằng cách thông báo trước cho các nước khác biết về cuộc tập trận hoặc mời các nước khác gửi người đến quan sát.

 

Việt Hà: Vậy cuộc tập trận này có đưa ra một mối đe dọa nào về an ninh đối với các nước trong khu vực không?

Carl Thayer: Cuộc tập trận có đưa ra một sự lo ngại về tâm lư v́ nó cho thấy khả năng chống tàu ngầm của Trung quốc, khả năng về hải quân của Trung quốc. Báo chí Trung quốc cho thấy những h́nh ảnh hỏa tiễn được bắn ra và người b́nh thường mà nh́n th́ cũng thấy sợ. Rồi một số lượng tàu chiến cũng tham gia tập trận. Chúng ta tham gia một tṛ chơi tuyên truyền mà ở đó Trung quốc đang cố gắng gây một ấn tượng rằng khả năng quốc pḥng của Trung quốc có thể đương đầu được với Hoa kỳ. Những cuộc tập trận lặp đi lặp lại liên tiếp đă khiến các nước Đông nam á phải chú ư đến giới hạn mà họ có trong việc chỉ trích cũng như chống lại Trung quốc.

 

Hkg3854271-250.jpg
Ngoại trưởng Hillary Clinton tại hội nghị khu vực ASEAN 17 hôm 23-07-2010.

Các nước quan ngại

Việt Hà: Các nước trong khu vực và Hoa kỳ liệu có phải lo ngại về một khả năng đụng độ quân sự trên biển Đông sắp tới?

Carl Thayer: Tôi không thấy bất cứ nước nào kể cả Trung quốc có lợi ǵ khi gây hấn trên biển Đông. H́nh ảnh của Trung quốc sẽ bị ảnh hưởng và nước này cũng có lệ thuộc vào giao thông trên biển, khi xảy ra xung đột, cước phí vận chuyển trên biển tăng rất đáng kể và có thể dẫn đến việc ngưng các tàu chở dầu trong một thời gian. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một loạt các nước khác, cho nên xung đột như vậy là quá nghiêm trọng và chúng ta chưa thấy điều này xảy ra trên biển Đông. Sự ầm ĩ này là của Trung quốc khi nước này thiết lập căn cứ hải quân ở đảo Hải nam và nó hậu thuẫn cho cái mà người ta gọi là sự đe dọa.

Trung quốc cũng sử dụng sức mạnh quốc gia để hậu thuẫn cho những đ̣i hỏi về chủ quyền. Đơn giản là nước này đang chơi tṛ đuổi bắt về lực lượng hải quân với Mỹ. Điều nghiêm trọng nhất là nếu Mỹ vẫn tiếp tục viện dẫn luật quốc tế của ḿnh và vùng đặc quyền kinh tế của Trung quốc, và Trung quốc thông qua luật nói rằng đó là vi phạm luật pháp và muốn đối đầu với Mỹ th́ tất nhiên một khả năng về đụng độ quân sự giữa hai nước là có thể. Nhưng tôi không nghĩ đụng độ với các nước khác trong khu vực tại thời điểm này là không có, tôi không muốn nói là không bao giờ nhưng không phải lúc này khi các nước vẫn đang cố gắng hợp tác.

 

Việt Hà: Theo ông, liệu các nước trong khu vực có phải lo ngại về cuộc tập trận mà Trung quốc thực hiện vào thời điểm này hay không?

Carl Thayer: Quan ngại đó là điều tôi muốn nói, và Hoa Kỳ th́ ghi nhận về khả năng của Trung quốc. Mỗi nước trong khu vực Đông nam Á có lệ thuộc vào biển trong việc nhập khẩu các hàng hóa và tài nguyên quan trọng hay các nước nhỏ trong khu vực sẽ phải tự hỏi là liệu an ninh của họ có bị đe dọa hay không trước sự phát triển về khả năng quốc pḥng này của Trung quốc, và giải pháp là ǵ.

Có nước th́ tự giúp ḿnh bằng cách tự xây dựng lực lượng pḥng vệ cho ḿnh và điều này th́ khá tốn kém, có nước th́ mời cường quốc bên ngoài vào giúp ḿnh như Mỹ chẳng hạn. Chúng ta thấy Singapore là nước có lực lượng mạnh và họ cũng khuyến khích Mỹ ở lại là đối tác chiến lược của họ. Đó chính là những phản ứng của các nước do chính Trung quốc gây nên, và khi mối quan ngại được đặt ra th́ chúng ta thấy là Việt nam dù một mặt nói chuyện ḥa b́nh, hợp tác phát triển, mặt khác vẫn mua tàu ngầm của Nga.

 

Việt Hà: Xin ông cho biết cuộc tập trận này diễn ra bao lâu và so với các cuộc tập trận khác của Trung quốc trên biển thế nào?

Carl Thayer: Tôi cũng không rơ về thời gian, có thể nó đă kết thúc ngay trong lúc chúng ta đang nói chuyện. Nhưng rơ ràng đây là một ví dụ của sự không minh bạch từ phía Trung quốc v́ thật bất ngờ Trung quốc tiến hành tập trận trên biển. Những cuộc tập trận trong quá khứ có thể kéo dài đến một tuần.

Trong các cuộc tập trận khác th́ họ đă dùng có khi đến 10 tàu chiến. Tôi không rơ lắm về các cuộc tập trận khác họ có dùng tàu khu trục mà họ mua của Nga  rồi tàu ngầm, máy bay, nói chung là đồng loạt. C̣n đây là cuộc tập trận pḥng vệ để cho thấy họ có thể bảo vệ tàu của họ khỏi các cuộc oanh kích, bắn tên lửa chống tàu, khả năng chống tàu ngầm, mục đích là để chỉ cho thấy Trung quốc có sức mạnh hải quân hiện đại và có khả năng quân sự.

 

Việt Hà : Xin cảm ơn ông đă dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn.


<< trở về đầu trang >>
free counters