Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

TS luật Cù Huy Hà Vũ nói về 2 sai phạm của cấp lănh đạo

TS luật Cù Huy Hà Vũ nói về 2 sai phạm của cấp lănh đạo

 

Mặc Lâm

phóng viên RFA

 

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ảnh chụp hôm 16/6/2010.

Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương vừa đưa ra quyết định kết luận hơn 45 vụ việc sai phạm của các cấp lănh đạo nhiều tỉnh thành.

Trong đó 2 vụ nổi bật nhất là Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đă mua dâm hai trẻ vị thành niên với sự bao che của Bí thư tỉnh ủy và Giám đốc công an tỉnh Hà Giang.

Vụ thứ hai là kỷ luật đảng đối với ông Phạm Thanh B́nh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam c̣n được biết dưới tên Vinashin do ông này thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ư làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xă hội. Liệu các vụ kỷ luật, cách chức hay đề nghị này có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không? Mặc Lâm phỏng vấn TS luật Cù Huy Hà Vũ để t́m câu trả lời sau đây.

 

Không khởi tố, chỉ "nhắc nhở"

Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, trong văn bản thông báo về biện pháp kỷ luật đối với ông Nguyễn Trường Tô của Ban Kiểm Tra Trung Ương có ghi nhận rằng việc làm sai trái của ông Tô đă được hai ông Bí thư tỉnh ủy và Giám đốc công an tỉnh Hà Giang biết rơ và có bằng chứng cụ thể nhưng hai ông này không báo cáo hay có biện pháp nào xử lư cả. Xin Tiến Sĩ cho biết có thể khởi tố hai ông này về tội bao che hay là cố t́nh cản trở pháp luật hay không?

TS Cù Huy Hà Vũ: Như chúng ta đă biết việc Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Nguyễn Trường Tô đă có hành vi mua dâm, hơn cả mua dâm nữa, tức là hành vi giao cấu với các trẻ em gái vị thành niên, và việc các cơ quan đảng - chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh Hà Giang, mà cụ thể là Giám đốc Công an, đă không khởi tố vụ án để đưa ông Nguyễn Trường Tô ra vành móng ngựa về các hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên, th́ tôi cho rằng đại diện những cơ quan đó, và bản thân Giám đốc công an phạm tội đồng lơa che giấu tội ác.

Nếu không đuổi Nguyễn Trường Tô ra khỏi đảng này th́ Đảng CSVN vốn đă mất rất nhiều uy tín, lại c̣n cơng thêm trong hàng ngũ của ḿnh một tội phạm ở cương vị cao nhất của một tỉnh đă lợi dụng quyền hạn và chức vụ của ḿnh để làm những việc đồi bại như thế th́ uy tín đảng sẽ hầu như sụp đổ.
 

Mặc Lâm: Cũng trong văn bản của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương có nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần cụm từ “nhắc nhở” của Ủy ban này đối với các người vi phạm. Liệu chữ “nhắc nhở” phải được hiểu như thế nào khi Ủy ban này biết kẻ ấy có tội nhưng không khởi tố trước một ṭa án h́nh sự mà chỉ xét xử nội bộ? Liệu hành động này có vi phạm pháp luật hay không ạ?

TS Cù Huy Hà Vũ: Hoàn toàn chính xác! Cái từ "nhắc nhở " đă thể hiện là Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đă biết những hành vi phạm tội nhưng v́ cái đảng này nó bọc lót cho nhau để mà bảo vệ các quyền lợi cho nhau th́ có những nhân vật, có những băng nhóm nào đó sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ Nguyễn Trường Tô trên cơ sở khai thác nguồn tài sản ở tỉnh Hà Giang.

Bởi v́ dư luận đă lên tiếng quá mạnh th́ không lẽ không động chân động tay, nhưng cái động chân động tay này nó không mang tính pháp luật, mà nó hoàn toàn mang tính trong nhà nhắc nhở lẫn nhau. Điều này càng cho thấy rằng Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương không phải là cơ quan bảo vệ pháp luật, và nó càng cho chúng ta thấy ban lănh đạo đảng không trừng trị tội phạm theo đúng pháp luật - bởi v́ đây là tổ chức đảng - và chính v́ thế tôi cho rằng việc Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương chỉ "nhắc nhở" th́ Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương cũng là đồng lơa với hành vi phạm tội của Nguyễn Trường Tô.
 

Ông Nguyễn Trường Tô

Mặc Lâm: Những vi phạm của ông Nguyễn Trường Tô nếu có th́ phải được chứng minh trước một ṭa án h́nh sự và không ai có quyền tuyên bố ông này có tội khi chưa được xét xử. Việc Ủy Ban Kiểm Tra trung Ương kỷ luật và tuyên bố ông Tô có tội th́ liệu có vi phạm luật pháp Việt Nam hay không?

TS Cù Huy Hà Vũ: Ở trong mọi tổ chức chính trị, hay cụ thể trong nội bộ của một đảng, mà cụ thể trong trường hợp này là trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, th́ trong nội bộ có Ủy Ban Kiểm Tra, thế th́ người ta hoàn toàn có quyền nhận định một thành viên của đảng là có những hành vi vi phạm pháp luật hay không, hoặc là những vấn đề khác như vấn đề đạo đức, vân vân và vân vân.

Trong nội bộ người ta hoàn toàn có quyền kỷ luật thành viên của ḿnh, đấy là thông lệ rất chung trên toàn thế giới, thế nhưng cái điều quái gở ở Việt Nam là cái kỷ luật của đảng (cộng sản) th́ nó lại h́nh như thay cho việc xử lư theo luật pháp.

Ví dụ như ở trong đảng chỉ nói là "nhắc nhở" thôi th́ gần như chắc chắn là vụ việc sẽ không bị khởi tố, Nguyễn Trường Tô sẽ không bị các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố theo đúng bộ luật h́nh sự về hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên. Bởi v́ ở trong đảng là "nhắc nhở", rồi đảng tự cho ḿnh là "lănh đạo", thành ra một khi người lănh đạo bảo "không, cái tay này chỉ nhắc nhở thôi chứ không thể xử lư hành chính" và như vậy th́ các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đều dưới tay đảng, đều dưới ban lănh đạo cao cấp của đảng th́ chắc chắn không thể đưa Nguyễn Trường Tô ra trước pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay t́nh h́nh Việt Nam có khác, đảng là một chuyện, đối với chúng tôi th́ pháp luật ở trên tất cả, trên cả đảng, đương nhiên là như thế! Cho nên cái chuyện ban lănh đạo đảng, mà ở đây là Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, có kỷ luật Nguyễn Trường Tô dưới h́nh thức nào đó, nhắc nhở hay ǵ ǵ đó, th́ đối với người dân mà cụ thể đối với các công dân th́ hoàn toàn vô nghĩa. Chúng tôi không phải thuộc diện đảng lănh đạo, đảng chỉ thị, cho nên chúng tôi yêu cầu xử lư Nguyễn Trường Tô theo pháp luật.

 

"Tập đoàn của Nguyễn Tấn Dũng"

Ông Phạm Thanh B́nh

Mặc Lâm: Riêng trường hợp ông Phạm Thanh B́nh, Chủ tịch Hội Đồng quản trị của VINASHIN, đă sai phạm quá rơ từ nhiều năm qua chứ không phải mới đây v́ dư luận đă kêu nài về những thất bại của Vinashin rất nhiều, thế nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bảo lănh cho tập đoàn này vay trái phiếu 750 triệu Mỹ kim để họ tiếp tục dùng số tiền này vào những việc làm không hiệu quả. Như vậy th́ liệu Thủ tướng có phải trả lời trước quốc hội về hành động này hay không và nếu dư luận yêu cầu ông từ chức th́ liệu có hợp với Hiến Pháp Việt Nam hay không?

TS Cù Huy Hà Vũ: Từ lâu mọi người đă biết Vinashin là một tập đoàn không làm nên tṛ trống ǵ mà chỉ là cái nơi để trút tiền của nhà nước, tức là của dân, vào Vinashin để rồi thất thoát dẫn đến việc tập đoàn Vinashin trên bờ vực phá sản, vậy th́ ai chịu trách nhiệm cái sự thua lỗ, hay nói đúng ra cái sự thất thoát tiền bạc vô cùng lớn của người dân Việt Nam?

Ở đây chúng ta phải phân tách ra có hai loại trách nhiệm. Trách nhiệm thứ nhất, trực tiếp, là những người quản lư tài sản đó, đó chính là Hội đồng quản trị, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị mà ở đây là ông Phạm Thanh B́nh. Và trách nhiệm thứ hai là Ban giám đốc gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và những người có chức vụ cao trong tập đoàn Vinashin đấy.

Theo tôi, tất cả những người này phải bị khởi tố ít nhất về cái tội gọi là "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đă được quy định trong Bộ luật h́nh sự. Thế c̣n về trách nhiệm của Thủ tướng chính phủ th́ ở trong dân gian từ lâu tôi đă nghe nói "đây là tập đoàn của Nguyễn Tấn Dũng". Nguyễn Tấn Dũng hội cho cái tập đoàn này, xây dựng cho nó bằng cách trút tiền của nhà nước không biết bao nhiêu mà kể, bất chấp những kết quả là không rơ ràng, thậm chí có khi là thua lỗ nặng mà vẫn tiếp tục nhồi cho Vinashin, v́ nó đơn giản là để lại "lại quả" bao nhiêu phần trăm đấy thôi, bởi đó là nguyên tắc rồi.
Không một người quản lư ở đất nước nào khi thấy một tập đoàn bị lỗ nặng mà vẫn tiếp tục nhồi tiền cho nó cả! Trong những trường hợp đó, theo thông lệ về mặt kinh tế, khi một công ty phá sản, nếu như nó là một tập đoàn lớn thuộc nhà nước th́ nhà nước ra hẳn cả một cái ban tạm thời xử lư vấn đề thua lỗ của Vinashin. Nhưng ở đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vác tiền bạc của nhà nước nhồi vào Vinashin rồi để nó sụp đổ th́ chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tẩu tán những hành vi tội phạm của Vinashin bằng cách nhập rất nhiều công ty của Vinashin vào các tập đoàn quốc doanh khác th́ có khác ǵ là xóa dấu vết, tôi nhắc lại rằng đây là xóa dấu vết tội phạm tham nhũng, xóa dấu vết tội phạm "cố ư làm trái những quy định của nhà nước gây những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế" được quy định trong bộ luật h́nh sự.

Trong trường hợp này Quốc hội cần lập ra một ủy ban đặc biệt để điều tra về hành vi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục cấp những khoản tiền vô cùng lớn cho một tập đoàn đă biết rơ là nó đang trên bờ phá sản. Sau khi có kết luận của ủy ban đặc biệt của Quốc hội và ủy ban đặc biệt ấy sau khi điều tra xong sẽ báo cáo trước Quốc hội thực trạng của vấn đề như thế nào th́ trên cơ sở đó Quốc hội sẽ quyết định về cái tương lai của Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là thủ tướng.

 

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ đă giúp cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.


<< trở về đầu trang >>
free counters