Hoa Kỳ lo ngại về căng thẳng giữa TQ và VN tại biển Đông
Điều trần trước
Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện
Hoa Kỳ về những sự cố xẩy ra
trong thời gian qua tại biển
Đông, đại diện chính quyền Mỹ
bầy tỏ lo ngại về những căng
thẳng giữa Trung Quốc và Việt
Nam trong vấn đề tranh chấp chủ
quyền tại biển Đông.
Hôm qua, ông Scot Marciel, phó trợ lư ngoại trưởng, phụ trách Vụ Các Vấn Đề Đông Á và Thái B́nh Dương, bộ Ngoại giao Mỹ đă ra điều trần trước Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ về những sự cố xẩy ra trong thời gian qua tại biển Đông, trong đó bao gồm cả những vụ đối đầu giữa các tầu của Mỹ và Trung Quốc.
Đại diện chính quyền Mỹ đă bầy tỏ mối lo ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.
Biển Đông là nơi có nhiều tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Năm 1974, Trung Quốc đă đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó do quân đội miền Nam Việt Nam quản lư. Các ḥn đảo thuộc Hoàng Sa được coi là những vị trí chiến lược với tiềm năng to lớn về trữ lượng dầu khí và nguồn hải sản. Theo giới quan sát, căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh gia tăng sau khi Việt Nam bổ nhiệm chức chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh và Tokyo cũng giằng co về chủ quyền trong vùng đảo Điếu Ngư, gọi theo tiếng Trung Quốc hay Senkaku, theo tiếng Nhật.
Ngoài ra, quần đảo Trường Sa, được đánh giá là có trữ lượng lớn về dầu khí cũng là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Liên quan đến những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại biển Đông, phó trợ lư ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết là Bắc Kinh đă nói với các công ty dầu khí của Mỹ và ngoại quốc nên ngừng hợp tác với các đối tác Việt Nam ở biển Đông, nếu không, sẽ phải hứng chịu những hậu quả khi làm ăn với Trung Quốc.
Ông Marciel nhấn mạnh, "Hoa Kỳ phản đối mọi đe dọa đối với các công ty của Mỹ".
Trong chuyến công du Việt Nam hồi tháng 9 năm 2008, cựu phó trợ lư ngoại trưởng John Negroponte đă khẳng định quyền của các công ty Mỹ hoạt động tại vùng biển Đông : "Chúng tôi đă trực tiếp nói với Trung Quốc về những lo ngại này"
Theo Washington, tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia không thể dẫn đến việc gây sức ép đối với các công ty của những nước không có liên quan đến tranh chấp này.
Trong bản điều trần hôm qua (15/7), chính quyền Mỹ xác định lập trường : « chính sách của Mỹ tiếp tục theo hướng là chúng ta không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông » và « không ủng hộ những đ̣i hỏi về chủ quyền » của bất kỳ bên nào đối với các đảo và lănh hải liên quan.
Tuy nhiên, khi đề cập đến các vụ đối đầu giữa tầu Trung Quốc và Hoa Kỳ tại vùng biển Đông, trong thời gian qua, Washington cho rằng quan niệm của Bắc Kinh về chủ quyền đối với vùng Đặc Quyền Kinh Tế trái với luật pháp và thông lệ quốc tế, ngăn cản tầu bè nước ngoài hoạt động, qua lại.
Trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, mở rộng tầm hoạt động để kiểm soát biển Đông, thượng nghị sĩ Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, người chủ tŕ cuộc điều trần, cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có thể giúp t́m kiếm giải pháp cho các tranh chấp này.
Theo ông, điều quan trọng cần phải làm rơ là chỉ Hoa Kỳ có tầm vóc và sức mạnh để đương đầu với Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay. Do vậy, Mỹ cần cung cấp « một sự bảo vệ khả tín cho phép các nước khác phát triển kinh tế mà không bị đe dọa ».
Trong cuộc điều trần, ông Richard Cronin, giám đốc Chương Tŕnh Đông Nam Á, thuộc Trung Tâm Stimson, một tổ chức tư vấn, kêu gọi tổng thống Barack Obama nên chấm dứt thái độ « thụ động » của Mỹ trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.
« Chính quyền Obama ít nhất nên đưa ra sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á hiện đang là đối tượng của những dọa nạt, đồng thời cương quyết khẳng định quyền của ḿnh được tự do qua lại trước những khiêu khích của Trung Quốc ».