Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết về Tự do Internet ở VN
Thưa quư vị, Hạ viện Hoa Kỳ hôm
thứ Tư đă nhất trí thông qua với
đa số phiếu thuận Nghị quyết HR
672 do dân biểu Loretta Sanchez
đề xuất, kêu gọi Việt Nam ‘thả
các blogger bị cầm tù và tôn
trọng tự do Internet’. Đồng bảo
trợ nghị quyết này c̣n có một số
dân biểu khác quan tâm tới các
vấn đề Việt Nam như Edward
Royce, Frank Wolf, Zoe Lofgren
và Cao Quang Ánh. Phát biểu tại
Hạ viện, nữ dân biểu từ
California cho rằng Hoa Kỳ ‘cần
phải lên tiếng cho những ai
không có tiếng nói ở Việt Nam’.
Phóng viên Nguyễn Trung của Ban
Việt Ngữ đài VOA đă theo dơi quá
tŕnh thảo luận cũng như bỏ
phiếu và có bài tường thuật sau.
|
Dân biểu Loretta Sanchez cho rằng Internet là 'công cụ thực thi quyền tự do ngôn luận'. |
Bảy ngày sau khi dân biểu
Loretta Sanchez chủ tŕ một buổi
thuyết tŕnh về t́nh h́nh tự do
Internet ở Việt Nam tại thủ đô
Washington của Hoa Kỳ, với sự
tham gia của các diễn giả đại
diện cho các tổ chức thúc đẩy
nhân quyền quốc tế và hải ngoại,
lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ đă
nhất trí thông qua Nghị quyết HR
672 với đa số phiếu thuận.
Nghị quyết do bà Sanchez đề xuất
viết rằng, Việt Nam đă ‘bỏ tù
các blogger và nhiều nhà hoạt
động dân chủ bày tỏ quan điểm ôn
ḥa trên Internet’, cũng như
‘dựng tường lửa chặn các trang
thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở
nước ngoài’ trong khi ‘Internet
là công cụ thực thi quyền tự do
ngôn luận, chia sẻ thông tin một
cách tự do cũng như liên kết
người Việt Nam ở cả trong nước
lẫn quốc tế’.
Phát biểu tại Hạ viện hôm 21/10,
nữ dân biểu này cho rằng Việt
Nam đă ‘có biện pháp trái luật’
khi bắt giữ các bloggers trong
thời gian qua. Bà nói: ‘Internet
cũng đă trở thành một phương
tiện chia sẻ thông tin một cách
tự do, thúc đẩy phát triển kinh
tế, xă hội và dân chủ. Tuy nhiên,
trong những tháng vừa qua, chính
phủ Việt Nam đă có những bước đi
tôi cho là trái luật nhằm kiểm
soát Internet’.
Cũng phát biểu ủng hộ Nghị quyết
HR 672 tại Hạ viện c̣n có ông Ed
Royce và Cao Quang Ánh, dân biểu
gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội
Hoa Kỳ.
Nghị quyết HR 672 cũng cho rằng
việc thành lập Cục Quản lư Phát
thanh, Truyền h́nh và Thông tin
điện tử hồi tháng 10/2008 và
việc ra Thông tư 07 tháng
12/2008 ở Việt Nam đă ‘giới hạn
tự do Internet, kiểm duyệt blog
cá nhân cũng như buộc các công
ty công nghệ hợp pháp với chính
phủ trong nỗ lực kiểm soát các
thông tin cá nhân của người sử
dụng mạng Internet’.
Hồi năm ngoái, trong buổi lễ ra
mắt Cục này, Thứ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông Đỗ Quư Doăn
từng nói với báo giới trong nước
rằng sự ra đời của Cục này là
‘bước quan trọng trong quản lư
nhà nước về phát thanh, truyền
h́nh và thông tin điện tử’.
Tuy nhiên, trong Nghị quyết HR
672, bà Sanchez cho rằng đây là
một cơ quan ‘có mục đích duy
nhất là giới hạn tự do Internet,
kiểm duyệt blog cá nhân cũng như
yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ
Internet cung cấp thông tin về
những người sử dụng vi phạm các
quy định của Bộ Thông tin và
Truyền thông của nước này’.
Trả lời VOA Việt Ngữ qua điện
thoại, một giới chức không muốn
nêu tên từ Cục Quản lư Phát
thanh, Truyền h́nh và Thông tin
điện tử cho rằng nhận định trên
‘thiếu chính xác’, nhưng không
giải thích cụ thể.
|
Nghị quyết cũng 'kêu gọi
trả tự do' cho luật sư
Lê Cộng Định và một số
nhà hoạt động dân chủ
khác. |
Ngoài kêu gọi tự do Internet
rộng răi hơn ở Việt Nam, Nghị
quyết cũng yêu cầu chính phủ
Việt Nam phóng thích ‘tất cả các
tù nhân chính trị’ trong số đó
có một số người bị bắt trong
thời gian qua như luật sư Lê
Công Định, nhà giáo Vũ Hùng hay
nhà hoạt động dân chủ Nguyễn
Tiến Trung.
HR 672 c̣n kêu gọi Hạ viện Hoa
Kỳ ‘ủng hộ quyền tiếp cận
website của người dân Việt Nam
cũng như quyền tự do chia sẻ và
công bố thông tin trên
Internet’.
Tại Hạ viện, bà Sanchez cho rằng
Washington ‘chưa có quan điểm
cứng rắn trước t́nh trạng vi
phạm quyền ở Việt Nam’. Bà nói:
‘Tôi tin rằng chúng ta, Hoa Kỳ,
phải có quan điểm phản đối việc
vi phạm nhân quyền rơ ràng của
Việt Nam. Hoa Kỳ là nước dẫn
đường về tự do và dân chủ, nên
nhiệm vụ của chúng ta là phải
lên tiếng thay cho những ai
không có tiếng nói’.
Hà Nội chưa có phản ứng chính
thức về việc Hạ viện Hoa Kỳ
thông qua Nghị quyết HR 672. Bộ
Ngoại giao Việt Nam trước đây
từng khẳng định ‘chính sách nhất
quán’ về ‘quyền tự do ngôn luận,
tự do bày tỏ chính kiến, và
quyền được thông tin cho mọi
người dân’.
Mới đây, trong một thông cáo
hôm 14/10, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở
Hà Nội đă bày tỏ quan ngại về
việc chín nhà hoạt động dân chủ
bị kết án ở Việt Nam một tuần
trước đó.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam
đă lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ
‘can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam’.