Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

CSVN Tuyên Bố Ziếp Tục Theo Đuổi Chủ Nghĩa CS, Thắt Chặt Quan Hệ Với Trung Cộng

CSVN TUYÊN BỐ TIẾP TỤC THEO ÐUỔI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN,

THẮT CHẶT QUAN HỆ VỚI TRUNG CỘNG


Tin Hà Nội - Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong buổi gặp gỡ các học giả quốc tế sang Việt Nam dự Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề Lý luận mác-xít và thực tiễn thế giới ngày nay tại Phủ Chủ tịch, đã khẳng định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục trung thành với chủ nghĩa Marx, cho dù chế độ Cộng sản đã tàn lụi trên toàn thế giới.
Hiện chỉ còn 5 quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản là Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba và Trung cộng. Nguyễn Minh Triết cho rằng Việt Nam đã thấm thía bài học từ Liên Xô và các nước Cộng sản ở Ðông Âu trước đây nên sẽ đặt ưu tiên hàng đầu là vấn đề xây dựng Ðảng. Trong khuôn khổ hội thảo, các học giả quốc tế nghiên cứu về chủ nghĩa Marx sẽ thẩm định lại chủ nghĩa này đối với tình hình quốc tế hiện nay.
Trong một tin khác, Hà Nội tuyên bố sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ với Trung cộng, cho dù đã có những tranh chấp về biển Ðông và Bắc Kinh trong những ngày qua, và đã đàn áp ngư dân Việt Nam, đưa tới sự bất mãn tột cùng trong giới trí thức và người dân yêu nước.
Hôm nay Tô Huy Rứa là Trưởng BanTuyên Giáo Trung Ương trong lúc tiếp đoàn các nhà báo Trung Cộng, đương sự đã nói hợp tác sẽ giúp hai nước hiểu rõ nhau, và giúp giải quyết những trở ngại khi xảy ra. Trưởng đoàn nhà báo Trung Cộng là ôngTrương Giao Lân nói rằng trên con đường tiến đến xã hội chủ nghĩa, hai nước có những khó khăn giống nhau, cần phải chia sẻ kinh nghiệm để sớm đạt thành công, và báo chí của 2 đảng có trách nhiệm góp phần xây dựng hợp tác. Cũng cần nói thêm là Bắc Kinh đã ra lệnh cho Hà Nội phải tổ chức thật lớn sự kiện năm 2010 là năm Hữu Nghị Việt-Trung, cho dù thời gian này trùng hợp với đại lễ 1000 năm Thăng Long của Việt Nam.

CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ÐỘNG CỦA TRUNG CỘNG GÂY BẤT BÌNH TẠI VIỆT NAM VÀ NHIỀU NƯỚC KHÁC
Tin Hà Nội - Vốn nổi tiếng thế giới về các mặt hàng giá rẻ, Trung Cộng đang ngày càng được biết đến qua việc đưa lao động giá hạ qua làm việc tại những nước họ đầu tư, trong đó có Việt Nam. Chủ trương xuất khẩu lao động này càng lúc càng gây bất bình trong cư dân địa phương nơi nhân công Trung Cộng đến làm việc. Nhật báo Mỹ New York Times số đề ngày hôm nay đã lấy thí dụ từ một công trường gần Hải Phòng để nói về phản ứng của dư luận Việt Nam trước thực tế này. Theo ghi nhận của nhật báo Mỹ, cách đây bốn năm khi hai công ty Nhật Bản và Trung Cộng quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện tại một ngôi làng gần Hải Phòng, cư dân ở đây đã khấp khởi mừng vui vì hy vọng có thêm cả ngàn công ăn việc làm.
Bốn năm sau, nhà máy Nhiệt điện Hải Phòngsắp hoàn thành, nhưng số người Việt Nam làm việc cho công trình này chỉ khoảng vài trăm mà thôi, còn đa số công nhân là người Trung Cộng, mà số lượng lên đến 1500 người vào những lúc cao điểm. Một thợ điệnViệt Nam ngao ngán cho biết công nhân Trung Cộng đông hơn người Việt Nam rất nhiều.
Lao động Trung Cộng hiện diện ở nhiều nơi khác tại Việt Nam, với việc hàng loạt công trình do nhà thầu Trung Cộng chịu trách nhiệm chuyên sử dụng lao động Trung Cộng thay vì công nhân Việt Nam.Vụ gây chú ý nhất trong thời gian qua là công trường khai thác mỏ bauxite trên vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, đã được giao cho một công ty thuộc tập đoàn Chinalco của Trung Cộng. Tại đây nhà thầuTrung Cộng cũng du nhập công nhân của họ đến nơi làm việc.
Sự kiện nàyđã làm dấy lên cả một làn sóng phản đối. Ngoài vấn đề môi trường, an ninh quốc gia, còn có vấn đề công ăn việclàm của người dân tại chỗ, trên nguyên tắc phải được ưu tiên thu dụng.Trước làn sóng phản đối, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải tìm cách trấn an, cho biết là đã xiết chặt việc cấp visa hay giấy phép lao động cho công nhân Trung Cộng. Hà Nội đồng thời cho trục xuất 182 người Trung Cộng làm việc tại một nhà máy xi măng vào tháng 6 với lý do đó là những công nhân hành nghề trái phép.
Về nguyên tắc, nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép những người lao động ngoại quốc vào làm việc trong nước, và buộc các nhà thầu nước ngoài phải thu dụng người Việt Nam cho những công việc này. Thế nhưng theo New York Times, một số viên chức điều hành các công ty Trung Cộng cho biết là chỉ cần hối lộ là mọi việc êm xuôi. Ðối với Hà Nội, sự kiện nhân công Trung Cộng đổ vào làm việc là một vấn đề tế nhị. Về mặt kinh tế, Việt Nam đang bị 10 tỷ đô la thâm thủng mậu dịch với nước láng giềng phương Bắc, và cũng cấn đến đấu tư của Trung Cộng.
Thế nhưng các tập đoàn Trung Cộng khi đầu tư vào một nước nào đó, thường hay kèm theo điều kiện là phải sử dụng nhân công của họ. Ðối với những nước ít bị tình trạng thất nghiệp thì không sao, nhưng trong trường hợp của Việt Nam với cả triệu lao động mới hàng năm, thì việc nhập khẩu lao động từ Trung Cộng là một vấn đề không được công luận chấp nhận. Trong tình hình đó, phản ứng bất bình của công luận Việt Nam đối với lao động đến từ Trung Cộng là một điều dễ hiểu. Về phần mình, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chủ trương xuất khẩu lao động kèm theo các hợp đồng đầu tư hay thỏa thuận viện trợ kinh tế.

DÂN ÐẬP PHÁ NHÀ MÁY XE HƠI TẠI HÀ NỘI
Tin Hà Nội - Hàng trăm nguời dân đã tụ tập đập phá một nhà máy sản xuất xe hơi của công ty Xuân Kiên tức Vinaxuki tại huyện Mê Linh, Hà Nội, vì không đồng ý mức đền bù đất. Sự việc xảy ra từ tuần trước nhưng sau vài ngày mới được báo chí đăng tải. Người dân thuộc xã Tiên Phong đã bất mãn với việc địa phương đền bù đất đai trong lúc cưỡng chế nhà của họ để mở rộng nhà máy xe hơi, đã tụ tập ngăn cản việc cưỡng chế thu hồi đất ở thôn Do Thượng. Các nhân chứng cho biết người dân đứng chật kín đường dẫn từ đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài vào xã Tiền Phong, và dùng thân cây, cột điện để ngăn chặn đường vào của xe ủi đất. Xô xát giữa Công an và dân địa phương bùng phát khi có tin hai người bị Cảnh sát đánh chết.
Nhà chức trách sau đó đã bác bỏ thông tin mà họ gọi là bịa đặt này. Tuy nhiên đầu giờ chiều ngày 17 tháng12, hàng trăm người đã ồ ạt ném gạch vào bên trong nhà máy Vinaxuki, phá tường rào và đốt khu nhà kho của công ty này. Hàng chục xe hơi bên trong bị thiêu rụi. Không chỉ nhà kho, mà một ngôi nhà bên cạnh cũng bị đốt cháy. Hiện chưa có ước tính về thiệt hại.
Báo chí Cộng sản Việt Nam tung tin một số phần tử quá khích và tung tin đồn đã bị bắt tạm giam để xử phạt, và cho biết phải hai ngày sau cơ quan chức năng mới ổn định được tình hình. Tại Hà Nội trong tháng này đã từng xảy ra lộn xộn đông người. Hồi đầu tháng hàng trăm dân kéo tới đốt phá, hủy hoại tài liệu và cơ sở ủy ban Nhân dân xã tại Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc do bất bình về tăng giá điện.
Tuy nhiên đất đai cùng việc giải tỏa và đền bù là nguyên nhân dân tới nhiều vụ khiếu kiện đông người, và mất ổn định trật tự nhất ở trong nước. Hồi đầu năm khoảng 200 người đã kéo tới trụ sở xã Long Hưng huyện Long Thành tỉnh Ðồng Nai, để phản đối việc giải tỏa cho dự án đô thị sinh thái kinh tế Long Hưng. Ðám đông đã tràn vào trụ sở, chiếm toàn bộ tầng trệt, khống chế Chủ tịch và Bí thư Ðảng ủy xã, đồng thời chống lại Công an bằng gậy đá, xăng và đốt trụ sở cùng xe của Cảnh sát, và bẻ gẫy cột cờ.

NHU CẦU VẪN LỚN, THẤT NGHIỆP VẪN NHIỀU
Tin Hà Nội - Báo cáo của bộ Lao động, Thương binh và xã hội Cộng sản Việt Nam cho biết tình trạng lao động dư thừa và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung cầu lao động giữa các vùng, khu vực, và ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Báo cáo này viết rằng hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế.
Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngân hàng. Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1.2 đến 1.5 triệu người vào làm việc. Tuy nhiên bản báo cáo cũng nêu ra thực trạng lao động hiện nay là phân bố không đồng đều, bất hợp lý, lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn chiếm 73.5%.Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
Báo cáo của các địa phương cho thấy dù nhu cầu tuyển dụng lao động ở Việt Nam là lớn nhưng tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở mức cao. Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.67 triệu người, trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người. Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhà nước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp.
Trong khi đó, khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp.Việt Nam hiện không có con số chính xác về tình trạng thất nghiệp, chỉ nói rằng ở Saigon từ đầu năm đến nay có trên 23 ngàn lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61,000 người. Vào cuối năm tình hình đình công gia tăng ở nhiều nơi đa số tại miền Nam, Công nhân biểu tình đòi tăng lương và đòi cải thiện tình trạng làm việc và bữa ăn cho công nhân.


<< trở về đầu trang >>
free counters