Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Áp Lực Bởi CSVN, Indonesia Đóng Cửa Trại Tỵ Nạn Galăng Cũ

CSVN ÁP LỰC INDONESIA ĐÓNG CỬA TRẠI TỴ NẠN GALĂNG CŨ.

VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VN KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG PHẢN ỨNG

 

dsc04422

Tượng đài Đức Mẹ ở trại tỵ nạn Galang, Nam Dương. Chứng tích thuyền nhân tỵ nạn Cộng sản  này

Hà Nội muốn xóa bỏ, trong lúc cố công giữ lại nhà thờ Tam Ṭa đổ nát làm di tích “tội ác chiến tranh”  

 

JAKARTA - Chính phủ Indonesia ra lệnh đóng cửa khu vực trại tị nạn Galang cũ từng là nơi tạm cư của hàng trăm ngàn người Việt trên đường vượt biên chạy trốn Cộng Sản và chờ đi định cư ở một nước thứ ba. Hành động này đang bị chính quyền tỉnh Batam phản đối và cho rằng nên mở rộng chứ đừng bắt đóng.

Theo một bản tin trên tờ Jakarta Post hôm Thứ Bảy, trước áp lực của nhà cầm quyền Hà Nội, chính phủ Indonesia ra lệnh đóng cửa hẳn trại Galang hiện đang được hàng ngàn du khách ngoại quốc thăm viếng hàng năm, đem lợi tức đáng kể cho ngành du lịch của tỉnh này.

Ông Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, trụ sở tại Úc, xác nhận với Người Việt hôm 1 Tháng Tám, rằng: “Chính phủ Indonesia đang cân nhắc việc đóng cửa di tích thuyền nhân tại Galang, đồng bào hải ngoại cần phản ứng cấp thời.”

Ông Trần Đông cho biết, đại diện Bộ Ngoại Giao Indonesia sẽ về tiểu bang Batam vào ngày 5 Tháng Tám để thảo luận với các quan chức địa phương về vấn đề này.

Khoảng 250,000 người Việt Nam và một số người Cam Bốt đă vượt biên đường biển chạy đến Indonesia tị nạn Cộng Sản sau khi Việt Nam Cộng Ḥa và Cam Bốt rơi vào tay Cộng Sản năm 1975. Chính phủ Indonesia đă cho dựng trại tị nạn trên diện tích khoảng 80 mẫu Tây, đặt dưới sự quản trị của Cơ Quan Định Cư Tị Nạn LHQ.

98989-medium_vn_galang_thamviengmo

Một số người sau khi đă đi định cư ở nước thứ ba, quay lại thăm viếng mộ thân nhân ở Galang. (H́nh: VKTVVN)

 

Hàng ngàn người, mà một vài sự ước lượng cho rằng nửa triệu người tị nạn Việt Nam, đă chết trên biển Đông khi rơi vào tay hải tặc, giông băo, tàu hỏng máy. Nhiều câu chuyện hăi hùng đă được những người sống sót kể lại không thể nào đau xót uất hận hơn. Hải tặc hiếp vợ hiếp con gái trước mặt chồng, mặt bố. Thuyền chết máy trôi dạt trên biển, người c̣n sống sót sau cùng nhờ ăn thịt người đă chết và uống nước tiểu. Mỗi một câu chuyện vượt biên là một thiên trường hận không thể nào quên được của một đời người.

Phương tiện vượt biên của người tị nạn Việt Nam thường là những ghe gỗ mỏng manh đóng vội, có khi chỉ là một số thùng rỗng cột lại thành cái bè. Không hải bàn, thiếu thực phẩm và nước.

Rất nhiều ghe chở cả trăm người tị nạn Việt Nam khi đến được đảo Galang chỉ c̣n đếm được trên đầu ngón tay. Những ghe ch́m xuống biển với tất cả mọi người trên đó không phải họa hiếm.

98989-medium_vn_mo_thuyennhan

Mộ một thuyền nhân Việt Nam từng đến được trại tị nạn Galang và qua đời ở đây. (H́nh: VKTVVN)

 

V́ thời gian chờ đợi khá lâu trên đảo Galang sau khi được phỏng vấn đi định cư, nơi đây như một thành phố với có đủ nhà thờ, chùa, trường dạy sinh ngữ, hàng quán. Hàng trăm người đă chết trên đảo nay c̣n mộ phần và thân nhân đến thăm viếng mỗi khi có dịp.

Theo bản tin Jakarta Post, Hiệp Hội Du Lịch Indonesia, cơ sở ở thành phố Batam đă phản đối quyết định đóng cửa trại Galang cũ của nhà cầm quyền trung ương. Họ coi đây là địa điểm hấp dẫn du lịch cho cả người trong và ngoài nước.

“Đóng cửa trại tị nạn cũ cũng đồng nghĩa với việc hạ lương của người làm dịch vụ du lịch ở đây”. Kamsa Bakri, chủ tịch hiệp hội nói với báo Jakarta Post. “Chính phủ nên mở rộng ra thay v́ đóng lại, v́ nó phục vụ lợi ích của du khách nội địa và ngoại quốc”.

dsc08496

Ngôi chùa Kim Quang ở Galang

 

Ông cho hay thêm là hiệp hội của ông chống lại quyết định của chính phủ trung ương. Nếu làm như vậy, du khách sẽ giảm thời gian lưu lại tỉnh này.

Trước đây, do áp lực của nhà cầm quyền Hà Nội, chính phủ Jakarta cũng đă áp lực phá bỏ đài kỷ niệm thuyền nhân dựng ở trại Galang, từng gây phản ứng mạnh mẽ cho các người có thời gian tạm cư ở trại.

Bà Nada Faza Soraya, chủ tịch pḥng thương mại thành phố Batam cho hay cơ quan của bà hy vọng chính phủ và các bên liên quan nh́n nhận lợi ích quan trọng và khác nhau của du khách nội địa cũng như ngoại quốc.

“Chúng tôi không can thiệp vào các vấn đề chính trị của quốc gia. Đối với chúng tôi, trại tị nạn cũ chỉ có lợi điểm là một nơi du lịch hấp dẫn bất thường.” Bà nói, “Tôi tin địa điểm hoàn toàn có giá trị lịch sử và nhân đạo.”

C̣n phát ngôn viên của Sở Phát Triển Kỹ Nghệ thành phố Batam, Dwi Djoko Wiwoho, nói với báo Jakarta Post rằng trại tị nạn cũ sẽ chỉ là nơi hạn chế trong phạm vi thăm viếng công cộng chứ không phải là nơi được quảng bá làm địa điểm du lịch.

dsc04426

Người tỵ nạn VN trở lại thăm Galang và viếng mộ người thân đă chôn cất trên đảo.

Chứng tích có thể bôi xóa được nhưng tội ác của Đảng CSVN có thể xóa nḥa trong tâm trí của bao thế hệ VN?

 

“Có sự đả kích của nhà cầm quyền CSVN đối với trại tị nạn cũ”. Ông ta nói, “Bước đầu đáp ứng lại sự đả kích là sẽ không được gọi đó là trại tị nạn Việt Nam cũ. Nó chỉ được gọi là trại tị nạn mà thôi.”

Dwi từ chối không cho biết khi nào th́ trại tị nạn Galang cũ sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Đến nay nó đă gần 30 tuổi.

Sau khi chính phủ Indonesia quyết định đóng cửa vĩnh viễn và không tiếp nhận thêm người tị nạn, trại tạm cư Galang được trao cho nhà cầm quyền địa phương quản trị năm 1997 và nó được bảo tŕ, ǵn giữ cẩn thận từ đó đến nay.

Người tị nạn Cộng Sản từ Việt Nam sau khi vượt biên bằng đường biển, tùy cơ hội đă đến được nhiều nơi khác nhau từ Thái Lan, Mă Lai, Indonesia, Phi Luật Tân và Hongkong.

Trong một bản tin, Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam kêu gọi cộng đồng người Việt khắp nơi phản ứng.

“Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) kêu gọi tất cả các hội đoàn đoàn thể trong cộng đồng người việt hải ngoại, giới truyền thông hải ngoại và người Việt yêu Tự Do-Dân Chủ trong nước:

1. Mỗi nơi dựng lên một tượng đài (Monument) vừa bày tỏ ư nghĩa tưởng niệm đối với nửa triệu người tị nạn Việt Nam đă bỏ ḿnh trên hành tŕnh t́m tự do dân chủ đồng thời cũng để bày tỏ ḷng tri ân của ḿnh đối với chính quyền sở tại và tấm ḷng nhân đạo của thế giới đă cưu mang chúng ta tại đệ tam quốc gia.

2. Đồng bày tỏ sự ủng hộ của ḿnh đối với cơ quan BIDA, Pḥng Thương Mại và Hiệp Hội các Công Ty Du Lịch tại Batam qua h́nh thức email, viết báo, gọi điện thoại trực tiếp để ủng hộ những tổ chức này trong việc ǵn giữ và bảo tồn di tích trại tỵ nạn Galang.

3. Liên tục liên kết sự kiện Hà Nội áp lực Indoensia dẹp bỏ trại Galang vào:

a. Tất cả các hoạt động đấu tranh lên án Hà Nội đàn áp dân chủ tự do, tôn giáo, bắt bớ các nhà đấu tranh cho tự do, nhân quyền.

b. Liên kết vào việc vận động và đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ.

c. Liên kết đến sự kiện dâng cống biên giới, hải phận, hải đảo cho Tàu Cộng.

d. Liên kết với sự kiện lột mặt nạ giả trá khủng bố giết người của Hồ Chí Minh, đảng CS Việt Nam và tập đoàn tay sai Thái Thú Bắc Kinh tại Hà Nội.

Tổ chức VKTNVN sẽ nỗ lực tiếp xúc với các giới chức khác nhau của Indonesia, với Cao Ủy Tị Nạn LHQ và với UNESCO để yêu cầu bảo tồn khu di tích này.”

Ngoài các cá nhân hay gia đ́nh tổ chức riêng tư quay lại trại tị nạn Galang, tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam từng tổ chức một số chuyến đi thăm tập thể và làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân chết mất xác trên biển.


<< trở về đầu trang >>
 free counters