Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 chết vì... bình ôxy hết?

Bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 chết vì... bình ôxy hết?

 
  - Khi vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, bệnh nhân Võ Công Tam bị nghi nhiễm cúm A/H1N1, nhưng chỉ khoảng 20 giờ sau đã tử vong. Người nhà bệnh nhân cho rằng, vì bình ôxy hết giữa chừng và lúc đó không có bác sĩ theo dõi đã dẫn đến cái chết của anh Tam.

 

“Họ giết con tôi!”

Theo người nhà bệnh nhân Võ Công Tam (ở xóm 3, xã Kỳ Tiến, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), anh Tam có dấu hiệu bị ốm vào ngày 22/7, với các triệu chứng sốt và đau đầu giống như bị cảm hàn.

Sáng 25/7, thấy tình trạng bệnh ngày càng nặng nên người nhà đã đưa anh Tam vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh điều trị.

Các dấu hiệu bệnh lý của anh Tam bị nghi nhiễm cúm A/H1N1 nên được các bác sĩ chuyển vào Khoa Truyền nhiễm, đồng thời Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh lấy mẫu bệnh phẩm gửi ra Viện dịch tễ TW xét nghiệm. 

Theo ông Trang thì cái chết của con trai là do Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã thiếu trách nhiệm.

Theo ông Trang thì cái chết của con trai là do Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã thiếu trách nhiệm.

 

Đến khoảng 1 giờ 15 phút ngày 26/7, bệnh nhân Tam tử vong, kết quả xét nghiệm xác định anh Tam không bị nhiễm cúm A/H1N1.

Anh Tam vốn làm nghề nông và chạy máy xát gạo, trước ngày 22/7, sức khỏe anh vẫn bình thường.

Người luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân Tam từ khi nhập viện đến khi tử vong là ông Võ Công Trang (bố anh Tam). Sau cái chết của con trai, ông Trang bị suy sụp về tinh thần và hết sức bất bình đối với thái độ chăm sóc bệnh nhân của các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Ông Trang kể lại: Khi mới nhập viện, anh Tam vẫn còn đi đứng được. Sau khi làm thủ tục nhập viên, chụp X-Quang, siêu âm và xét nghiệm máu, khoảng 10 giờ bác sĩ chích lấy dịch phổi. Anh Tam bị ngất lịm từ đó. 

“Sau khi lấy dịch phổi, con tôi ngất lịm luôn nên bác sĩ cho thở ôxy. Từ lúc đó không có bác sĩ nào đoái hoài đến, chỉ có mấy y tá và hộ lý qua lại.

Buổi chiều, dây cắm điện của máy chạy ôxy bị hỏng làm gián đoạn khoảng 30 phút, con rể tôi phải chạy ra chợ mua, nhưng khi về thì bác sĩ đã thay cái khác.

Đến khoảng 8 giờ tối nó tỉnh và đòi uống nước. Cô y tá bảo đến hai giờ sáng thì cho nó ăn, rồi 4 giờ cho ăn tiếp.

Khoảng 12 giờ đêm, tôi mệt nên chợp mắt. Một lúc sau các con tôi thấy bình ôxy hết nên gọi người trực và gọi tôi dậy. Cô y tá trực đến khám thì thấy huyết áp con tôi đã tụt. Lúc đó, một bác sĩ trẻ cuống cuồng chạy đi lấy bình ôxy khác để thay nhưng bắt tôi phải đi vác hộ. Lúc đó con tôi chết rồi. Chính họ đã giết con tôi chứ không phải con tôi chết vì bệnh”, ông Trang bức xúc thuật lại.

 

“Chúng tôi đã làm đúng quy trình và trách nhiệm”

Trong nỗi đau mất con, ông Võ Công Trang đã viết đơn cầu cứu gửi đến các cơ quan có thẩm quyền “mong quý cấp xem xét, "giải phẫu" nỗi đau cho ông.

Để làm rõ những thắc mắc của gia đình ông Trang, chúng tôi đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

’Ông

Ông Nguyễn Văn Nuôi - Trưởng khoa Truyền nhiễm: "Chúng tôi đã làm đúng quy trình và trách nhiệm". Ảnh: Ánh Soi

 

Ông Nguyễn Văn Nuôi - Trưởng khoa Truyền nhiễm, là người trực tiếp điều trị cho anh Võ Công Tam cho biết: "Anh Tam khi vào viện đã có các triệu chứng suy hô hấp, tím tái và khó thở. Khi anh ấy vào chúng tôi đã báo cáo với giám đốc bệnh viện và tiến hành hội chẩn ngay. Sau đó chúng tôi cho bệnh nhân thở bằng máy, đặt nội khí quản và truyền dịch, đồng thời, tăng cường thêm người và tiến hành trực 24/24”.

“Theo tôi, nguyên nhân khiến anh Tam chết là do suy hô hấp nặng chứ không phải là bệnh viện thiếu trách nhiệm. Còn việc gia đình nói bệnh nhân chết là do thiếu ôxy là chưa chính xác vì khi bình ôxy hết bắt buộc chúng tôi phải thay bình khác, đây là một điều bất khả kháng” - ông Nuôi giải thích.


<< trở về đầu trang >>
 free counters