Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chạy sang Mỹ vẫn c̣n bị khủng bố đe dọa - Chuyện dài lao động VN ở Jordan

Trốn ra nước ngoài vẫn c̣n bị khủng bố đe dọa - Chuyện dài lao động VN ở Jordan.

 

Có lẽ không ít người vẫn c̣n nhớ tới vụ gần 200 lao động Vn ở Jordan kêu cứu và đă được báo đài ở trong nước cũng như ở hải ngoại nhiều lần tường thuật- tất nhiên là với những góc nh́n khác nhau, thậm chí đối nghịch như bài viết này của báo Công an nhân dân.

Trong số những người trốn được ở lại và nhờ sự giúp đỡ của "những tên phản động người Việt mà báo CA có nhắc tới ở link trên" mà họ trốn được. Trong đó có một cô gái trẻ sinh năm 1982 tên là Vũ Phương Anh. (Xem bài bên dưới)

Tuy nhiên, mặc dù cô Phương Anh đă ra nước ngoài nhưng vẫn chưa thoát được sự đe dọa của những kẻ giấu mặt, Sau đây là Audio mà Phương Anh phổ biến (ngày 22.07.2009) sau khi đă thu lại trong lúc bị Cộng Sản Việt Nam Telefon khủng bố:

Không chỉ dừng ở đó, theo như cô Phương Anh cho biết th́ gia đ́nh, người thân, bạn bè của cô ở VN cũng phải chịu rất nhiều áp lực từ phía Công An để họ phải thuyết phục bằng được cho cô Phương Anh trở về VN cũng như chấm dứt những mối liên hệ với bọn phản động người Việt hải ngoại.

 

 

-----------------------------------------------

 

5 công nhân Việt Nam đ́nh công ở Jordan được lệnh phải về nước

 

2008-03-18

 

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

 

Năm công nhân nữ trong số số 176 người lao động Việt Nam tại công ty may mặc W &D Apparel ở Jordan bất thần được đưa trở lại Việt Nam sau bốn tuần lễ tranh đấu đ̣i về v́ bị đánh đập khi băi công đ̣i chủ nhân trả tiền lương theo mức ấn định mà họ kư trong hợp đồng trước khi đi. Thanh Trúc tường tŕnh chi tiết:

 

Bất thần được lệnh trở lại Việt Nam

Hôm Chúa nhật 16 tháng 3 vừa qua, năm nữ công nhân Việt Nam bất thần được lệnh thu xếp hành lư để ra phi trường và bay trở lại Việt Nam.

Sau khi được tin từ tổ chức Boat People SOS ở Hoa Kỳ, đang t́m cách giúp đỡ những nữ công nhân Việt không may tại công ty W &D Apparel ở thủ đô Amman của Jordan, đài Á Châu Tự Do nối đường đây viễn liên qua Amman, được đại diện các nữ công nhân ở đây là chị Phương Anh, xác nhận tên năm người được đưa về là:

“Chị Đoàn Thị Ngọc, quê ở Quảng Ninh, Trần Thị Ánh, quê ở Bắc Giang, Nguyễn Thị Lương quê ở Hưng Yên, chị Diễn ở Thanh Hoá và chị Oanh ở Bắc Giang.” Được hỏi năm người vừa kể tên được đưa về nước bằng cách nào và v́ sao gọi là đột ngột, chị Phương Anh kể lại diễn biến hôm Chúa Nhật ngày 16:

“Đầu tiên là như thế này, mười giờ sáng đột nhiên có người sang gọi là có danh sách năm người về, rồi người ta đến thu chăn màn các thứ th́ chị em biết đó là sự thật. Em lỉnh ra ngoài em gọi về cho báo trong nước và gọi cho anh ở bên ấy, ở bên Mỹ ấy.

Th́ là khi mà đến 12 giờ bọn em vừa mới mua đồ ăn về cho mọi người để lên máy bay ăn , 12 giờ th́ mang hành lư xuống để kiểm tra, kiểm tra rồi lúc ấy là hơn một giờ là bắt đầu lên xe ô tô đi.

Chính em là người thuê tắc-xi để chạy theo sau, khi mà lên sân bay th́ bay chuyến ba giờ kém mười phút. Họ cho về rất đột ngột không ai biết trước cả. Hai giờ ba mười phút ngày mai là có mặt tại sân bay Nội Bài Việt Nam rồi.”

Nếu tính theo giờ địa phương như lời chị Phương Anh nói th́ 5 nữ công nhân được đưa về gấp hiện đă tới Việt Nam vào lúc hai giờ ba mươi phút chiều thứ Hai ngày 17, tức chiều hôm qua. Trong số 5 người về, 2 người bị đánh ngất xỉu khi băi công là chị Ánh và chị Ngọc.

Bị đánh đập, hành hung v́ đ́nh công

Lư do mà 176 công nhân Việt Nam tổ chức băi công từ ngày 10 tháng Hai là yêu sách chủ nhân người Đài Loan của công ty may mặc W &D Apparel phải trả đúng mức lương đă ghi trong hợp đồng mà công nhân đă kư trước khi rời Việt Nam sang làm việc tại Jordan.

Cuộc đ́nh công của 176 nữ lao động Việt từ nàgy 10 tháng Hai chẳng những không được giải quyết mà c̣n bị chủ nhân bớt khẩu phần, sau đó cho người đến hành hung khiến một số bị ngất xỉu như lời chị Thao thuật lại với Đài Á Châu Tự Do trước đó:

“Bị đánh là hôm 20 tháng Hai, th́ có một người tự xưng là bộ trưởng bộ lao động ở Jordan này nè, và một số cảnh sát người ta vào người at khuyên nhủ bọn em đi làm nhưng bọn em bảo là ông chủ phải thực hiện theo đúng hợp đồng, bảo đảm quyền lợi cho bọn em trong ṿng ba năm, bọn em sẽ đi làm ngay.

Nhưng mà ông chủ ông không kư nên bọn em khong đi làm. Đó thế là cảnh sát xông vào đánh bọn em.”

Sau sự việc này, 176 nữ công nhân may mặc tiếp tục đ́nh công để đ̣i về nước v́ cho là công ty W &D không đảm bảo quyền lợi và an ninh cho họ.

Khi đó, một viên chức ngoại giao tại Ai Cập, ông Trần Việt Tú, phó tổng lănh sự Việt Nam tại Cairo, đă bay sang Jordan để gặp các nữ công nhân trong W &D Apparel song nội vụ chưa được giải quyết thỏa đáng.

Thứ Hai tuần trước, một phái đoàn từ Việt Nam đă đến thủ đô Amman của Jordan để gặp các nữ công nhân đ́nh công: Chị Phương Anh cho biết:

“Em chỉ biết có mấy người thôi. Người thứ nhất là ông Thanh ở Bộ Ngoại Giao, ông Tạo ở Bộ Lao Động, ông Bội với bà La Thanh Khương là môi giới, ông Trung làm giám đốc bên Da Giày, ông Việt là giám đốc công ty than Quảng Ninh, ông Phương là phó giám đốc bên công ty than…

Với c̣n hai người nữa em không biết tên, và c̣n ông Tú ở Cairo, có mặt ông Tú nữa ạ. Họ sang th́ chỉ quanh quản là “bọn mày đ́nh công bất hợp pháp”, một, hai là “bọn mày tự đánh nhau và cắt đồ của nhau, đấy”.

C̣n khi bọn em nói đến chuyện là thế các chú sang đây các chú sao không nói đến cái chuyện cảnh sát đánh bọn cháu, các chú không can thiệp, ư là bảo đấy các chú chưa hỏi th́ các cháu chưa được nói!

Mấy ông cứ vin đi vin lại, đi gọi từng người tiếp tục đi làm, nhưng bọn em đều đồng thanh về hết. Sau đấy các ông môi giới c̣n dọa là về không lấy được cái ǵ.”

 

Quan điểm của đại diện chính phủ VN

Buổi họp giữa phái đoàn từ Việt Nam qua với các nữ công nhân hôm thứ Ba tuần trước, tức một ngày sau khi đoàn tới Jordan, không được suông sẻ lắm. chị Phương Anh mô tả:

“Khi bọn em nghe bảo là có phái đoàn Việt Nam sang, bọn em căng cờ bọn em trải bàn rồi bày hoa ở trên bàn ăn. Thế nhưng ở pḥng họp không họp, bắt chúng em xuống cái kho để hàng, chốt hết cửa lại. Mà nắng ở đây nó phải đến 40 độ, nóng cực kỳ luôn.

Thế xong khi đó họp, họp xong bắt đầu mấy ông bộ ngoại giao bắt từng người đi vào văn pḥng kư, thế là bọn em đều không kư, chỉ có bốn người kư thôi.

….Kư giấy tự nguyện về nước, không đủ sức khỏe làm việc ở công ty cho nên là xin tự nguyện về nước trước thời hạn…

Khi đó nóng quá, nóng quá th́ có mấy chị xỉu, bọn em đề nghị là phải mở ngay cửa để cho bọn tôi về. Đấy là họ bắt đầu không cho đi ra lối này mà cho ra cầu thang máy th́ bọn em không ra cầu thang máy, bọn em bắt phải mở cửa.

Khi mở cửa ra rồi th́ chị Ánh đi trước và bọn em đẩy hết ra. Cả ông bộ ngoại giao và tất cả mọi người ở Việt Nam ấy, dạng chân đứng ở cửa để ngăn bọn em không cho bọn em lên nhà. Nhưng bọn em hơn một trăm người bọn em ùa ra bọn em chạy được.”

Chị Phương Anh kể tiếp là khi mọi người ùa ra ngoài th́ chị Ánh, từng bị đáng ngất xỉu trong cuộc đ́nh công tháng trước, lần này lại bị đánh bị dằng co bởi ông Phương, phó giám đốc của công ty than đi cùng đoàn qua Jordan, Chí Ánh cũng là một trong năm người được gọi vê đột xuất hôm Chúa Nhật vừa qua:

“Chính là cái ông Phương cầm tóc chị Ánh và cái Ngọc, hai người đều ốm đấy, và giật lại, khi bọn em đưa Ánh lên đến pḥng th́ Ngọc và Ánh đều xỉu luôn.”

Với câu hỏi là sau khi năm người được về nước th́ liệu có ai muốn đi làm trở lại không, Phương Anh cả quyết là ai nấy đều một ḷng muốn trở về:

“Ngày mai bọn em sẽ đ̣i hộ chiếu, bằng mọi gía đ̣i hộ chiếu để về. Không hể chờ đợi được nữa, bây giờ không ai ở lại đi làm đâu. Không ở lại. Nói với môi giới ở đây là hết cách nói rồi.”

BP SOS tiếp tục can thiệp, giúp đỡ

Về phía tổ chức Boat People SOS ở Hoa Kỳ, từng liên lạc để hổ trợ tinh thần cho các nữ công nhân Việt đ́nh công tại Jordan.

Giám đốc điều hành là ông Nguyễn Đ́nh Thắng, cho hay là hôm thứ Sáu tuần trước Boat People SOS đă tiếp xúc với hai công ty ở Hoa Kỳ vốn là khách hàng của W &D Apparel, yêu cầu họ áp lực chủ nhân của W &D Apparel trả hộ chiếu lại cho các nữ công nhân, nhất là những người đang ốm bệnh, để họ có thể trở về Việt Nam.

Vẫn theo lời ông Nguyễn Đ́nh Thắng, Chủ tịch của công ty Amarak ở Philadelphia đă phúc đáp bằng điện thoại là họ đáng tiến hành điều tra vụ việc W &D Apparel ở Jordan.

Boat People SOS cũng đă thông báo với một số dân biểu Mỹ về hành động ngược đăi công nhân của ông James Shen, chủ nhân công ty may mặc W &D Apparel ở Jordan.

Để hiểu v́ sao tổ chức Boat People SOS ở Hoa Kỳ có lư do để can dự vào chuyện công nhân Việt Nam ở Jordan đ́nh công và bị hành hung , tiến sĩ Nguyễn Đ́nh Thắng giải thích rằng W &D Apparel là công ty thuộc một trong năm khu có tên Qualified Industrial Zones, tức Khu Công nghiệp Đặc Lợi:

“Khu Công Nghiệp Đặc Lợi có những đặc lợi về mậu dịch với Hoa Kỳ, những mặt hàng sản xuất trong khu vực đó được nhập vào Hoa Kỳ mà không chịu thuế hải quan và không có đỉnh số tức không có quota. Thành thử phần nào đó Hoa Kỳ liên đới với t́nh trạng hiện đang xảy ra tại công ty W &D Apparel.” Và để sang Jordan làm việc theo đường xúât khẩu lao động, phí tổn mỗi một nữ công nhân phải đóng cho môi giới ở trong nước là 25 triệu tiền Việt Nam. Môi giới của hầu hết một trăm bảy mươi sáu nữ công nhân qua Jordan là Công Ty Da Giày Việt Nam.

------------------------------------------

 

 


<< trở về đầu trang >>
 free counters