Các Dân biểu Hoa Kỳ yêu cầu phải thay đổi chính sách đối với Việt Nam
• Nguồn:
The Epoch Times - (Lê Minh
lược dịch)
Washington - Các tổ chức nhân
quyền và một số dân biểu Hoa Kỳ
đang yêu cầu đưa Việt Nam trở
lại danh sách “Quốc gia cần quan
tâm đặc biệt” (CPC), mà theo đó
có thể cho phép Hoa Kỳ đưa ra
một số cấm vận kinh tế để áp lực
Hà Nội phải cải tiến hồ sơ nhân
quyền. Ba lĩnh vực được nhắc đến
là hồ sơ tự do tôn giáo của Việt
Nam, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ
em, và quyền công đoàn.
Mặc dầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă
từng đưa Việt Nam vào danh sách
CPC trong những năm từ 2004 -
2006, nhưng hiện tại th́ không.
Chính phủ Obama đang tạo điều
kiện cho việc đưa Việt Nam trở
lại CPC.
Để t́m hiểu các tiến triển mới
đây ở Việt Nam, Ủy Ban Nhân
Quyền Quốc hội Hoa Kỳ đă mở một
phiên điều trần hôm 23/07 vừa
qua về các vấn đề nhân quyền và
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ủy
Ban bao gồm một tập hợp các
thành viên quốc hội nổi tiếng
trong lĩnh vực nhân quyền như
dân biểu Chris Smith, Ed Royce,
James McGovern, Cao Quang Ánh,
Dana Rohrabacher, Loretta
Sanchez, Zoe Lofgren, Tom Wolf
và Joe Pitt.
Trong pḥng họp ở điện Capitol
người ta có thể nghe được các
dân biểu thay nhau trút cơn
thịnh nộ về các chính sách tôn
giáo và lao động của Việt Nam,
và cũng bày tỏ bực bội qua việc
Bộ Ngoại Giao đă không tỏ ra
cương quyết đối với Việt Nam. Họ
cũng tỏ ra hoài nghi đối với lời
tuyên bố mới đây của ông Đại sứ
Michael Michalak rằng “thiếu
bằng chứng” để đưa Việt Nam trở
lại danh sách CPC.
Dân biểu Ed Roye nói “Khi đặt
Việt Nam vào danh sách CPC th́
thấy có tiến bộ. Thật không may,
sau khi được đưa ra khỏi danh
sách quá sớm vào năm 2006 th́
Việt Nam lại tăng cường sự ngược
đăi”.
C̣n dân biểu Chris Smith th́ nói
rằng “Thật không may v́ đại diện
của Bộ Ngoại Giao không có mặt
tại đây hôm nay. Tôi cũng rất
mong có cơ hội chất vấn v́ sao
chính phủ Hoa Kỳ không trực diện
với vấn đề tự do tôn giáo ở Việt
Nam và các nơi khác. Tôi mong
rằng Bộ Ngoại Giao sẽ xem xét
các khía cạnh được thảo luận
trong buổi điều trần hôm nay”.
Dân biểu Smith là người đă ba
lần đưa ra các dự luật ở Hạ Viện,
gần đây nhất là dự luật Nhân
Quyền Việt Nam 2009 (viết tắt là
HR 1969), mà theo đó có thể cấm
chính phủ Hoa Kỳ viện trợ phi
nhân đạo cho Việt Nam vượt mức
định tính theo tài khóa 2009,
trừ phi đích thân Tổng thống
phải xác nhận trước Quốc hội
rằng chính phủ Việt Nam đă đạt
được tiến bộ đang kể đối với
việc trả tự do cho các tù chính
trị và tôn giáo, và quyền tự do
tôn giáo, kể cả việc hoàn trả
tài sản của các giáo hội.
Vấn đề nhân quyền trở nên tồi tệ
hơn trong ṿng hai năm qua
Các thành viên của Ủy Ban đă
lắng nghe điều trần của ông
Michael Cromartie, phó chủ tịch
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
của Hoa Kỳ (USCIRF), một chuyên
gia về vấn đề tự do tôn giáo ở
Việt Nam. Ủy Ban USCIRF vừa mới
trở về từ Việt Nam vào tháng 5,
là chuyến đi lần thứ tư kể từ
năm 2003. Ông Cromartie cũng là
người đă từng đến Việt Nam vào
năm 2007 và 2009, đă cho biết
trong buổi điều trần rằng, theo
thiển ư của ông th́ “các điều
kiện về nhân quyền và tự do tôn
giáo (ở Việt Nam) đang trở nên
tồi tệ hơn trong ṿng hai năm
qua”.
Ông Cromartie nói tiếp:
“Những nhóm bị nhắm đến là
Giáo hội PGVNTN, Giáo hội Ḥa
Hảo và Cao Đài, các nhóm sắc tộc
và Tin Lành chưa đăng kư, Công
giáo..., cũng như các luật sư
bảo vệ nhân quyền.
Trong tuần này chúng ta cũng
thấy rằng ngay cả những giáo dân
cầu nguyện một cách ôn ḥa cũng
bị chính phủ Việt Nam xem là một
thách thức của chế độ, rồi sử
dụng bạo lực và bắt họ. Như quư
vị đă biết, cách đây 2 ngày, có
18 giáo dân bị bắt giữ ở Quảng
B́nh”.
Ông Cromartie c̣n thuật lại rằng
công an đă ngăn chận các ngơ
đường dẫn đến một số nhà đối
kháng và cộng đồng tôn giáo, và
thâm chí họ c̣n dàn cảnh tai nạn
giao thông xe tải để ngăn chận
phái đoàn đến gặp gỡ các nhóm
Tin Lành người H'mông.
Dân biểu Ed-Royce cũng cho biết:
“Mục sư Nguyễn Công Chính đă
từng bị thẩm vấn hơn 300 lần và
20 lần bị đánh đập hành hung.
MS.Chính là một vị lănh đạo tinh
thần của giáo phái Tin Lành
Mennonite và các nhóm Tin Lành
khác ở Việt Nam”.
Dân biểu Ed-Royce c̣n nói: “Chỉ
mới cách đây mấy ngày thôi, ông
ta phải trốn khỏi nơi cư trú để
trốn tránh sự hành hạ của công
an”. Ngay khi ông vừa nói dứt
câu vừa rồi, th́ có một cử tọa
bên dưới đưa lên một tấm h́nh
cảnh MS.Chính bị đánh đập tàn
nhẫn, và ông Royce lại nói tiếp
rằng MS.Chính đă trở thành “biểu
tượng của vấn đề đàn áp tôn giáo
ở Việt Nam từ nhiều năm nay”.
Việt Nam cho phép Ủy Ban USCIRF
có một số cuộc gặp ngắn ngủi để
tiếp xúc với LM.Nguyễn Văn Lư,
LS.Nguyễn Văn Đài, và Đại lăo
HT.Thích Quảng Độ. Mặc dầu ngợi
khen việc cho phép gặp gỡ, nhưng
ông Cromartie cũng ghi nhận là
Cha Lư vẫn bị biệt giam và
LS.Đài vẫn bị đ̣i hỏi kư vào bản
nhận tội là điều kiện tiên quyết
để được thả. Cha Lư đă bị biệt
giam suốt 18 tháng
Ông Cromartie cũng lưu ư rằng
viên quản giáo nơi giam giữ Cha
Lư đă liên tục cáo buộc vị linh
mục này là tù nhân “chính trị”.
Trước đây tại phiên ṭa, người
ta đă quy chụp Cha Lư là tù nhân
“chính trị” chứ không phải là tù
nhân tôn giáo, và v́ thế Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể nào
xem việc giam tù Cha Lư là một
vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Dân biểu Ed Royce cũng nêu danh
tánh 350 tù nhân “chính trị”, mà
thật ra là người Thượng theo tôn
giáo Tin lành, và cũng v́ thế mà
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không có cớ
đưa Việt Nam trở lại danh sách
CPC. Ông Cromartie cũng xác nhận
là sau chuyến đi vừa rồi, th́
Việt Nam vẫn c̣n giam giữ hàng
trăm người Thượng theo Tin Lành.
Đó là số người bị bắt giam sau
những cuộc biểu t́nh đ̣i tự do
tôn giáo trong khoảng 2001 và
2004.
Dân biểu Ed Royce đă nhắc lại là
HT.Thích Quảng Độ, vị lănh đạo
của Giáo hội PGVNTN đă bị quản
thúc 33 năm nay. Ngài đă từ chối
liên kết Giáo hội PGVNTN với
Giáo hội Phật giao do nhà nước
nặn ra. Theo Tạp chí Nhân Quyền
VN cho biết, Ngài cũng từng nói
với một vị chức sắc Lănh sự Hoa
Kỳ rằng “chúng tôi sẽ không bao
giờ quy phục, chúng tôi sẽ không
bao giờ cam chịu làm nô lệ cho
Đảng Cộng sản”.
Công an đe nạt các tân ṭng
Ông Cromartie cho biết, Việt Nam
tuy có tiến bộ trong việc chính
thức chấm dứt ép buộc bỏ đạo,
mặc dầu tai nhiều địa phương vẫn
c̣n xảy ra, bất chấp luật pháp.
Nhưng việc áp bức tôn giáo ở các
tỉnh lẻ không chỉ v́ các viên
chức chính quyền thiếu khả năng,
mà là Việt Nam hiện nay đă thay
đổi chiến lược để đàn áp tôn
giáo.
Dân biểu Royce nói rằng: “Việc
ép buộc bỏ đạo được thay thế
bằng các cơ chế như tra tấn,
đánh đập, giam tù và giết người.
Thay v́ bắt ép buộc chối bỏ niềm
tin tôn giáo, nhà cầm quyền Việt
Nam buộc người Thượng phải gia
nhập các giáo phái đă được nhà
nước chuẩn y, mà ở những nơi đó
người ta bị theo dơi, kiểm soát
và nếu cần th́ bắt ngay và bỏ
tù,.... và hôm nay Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ nên có mặt tại đây để
giải thích các hành động này”.
Nhận thấy rằng khó có thể cấm
đạo, cho nên chế độ cộng sản đă
cho thực thi một chính sách kỳ
thị đối với các cộng đồng tôn
giáo và những người mới vào đạo.
Ông Cromartie nói rằng Ủy Ban
của ông có những văn bản nhà
nước, là những chỉ thị cho các
quan chức địa phương cách thức
“quản lư và kiểm soát các hoạt
động tôn giáo” và áp lực những
người mới vào đạo Tin Lành từ bỏ
niềm tin tôn giáo.
“Tại nhiều nơi ở Việt Nam, công
an hăm dọa và cảnh cáo những
người mới vô đạo không được tiếp
tục các hoạt động tôn giáo, đe
dọa cắt bỏ các quyền lợi hoặc
mất việc”. Ông Cromartie nói
rằng đây không phải là vấn đề cá
thể, mà thực ra là chính sách
nhà nước hẳn ḥi, nhất là đối
với các tín hữu Tin Lành và một
số tín đồ Phật giáo.
Chính quyền Việt Nam đồng lơa
trong việc mua bán lao động
Một trong những lư do cho buổi
thuyết tŕnh hôm nay về Việt Nam
là việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa
mới cho công bố bản báo cáo năm
2009 về “Nạn buôn người”, trong
đó nêu rơ rằng “Việt Nam là
nguồn và điểm đến cho nạn buôn
bán đàn ông, phụ nữ và trẻ em để
cưỡng bức lao động và buôn bán
t́nh dục”.
Các vị dân biểu cũng nghe phần
tŕnh bày của TS.Nguyễn Đ́nh
Thắng của Ủy Ban Cứu Nguy người
Vượt Biển (Boat People SOS).
TS.Thắng nói rằng Việt Nam là
một trong số ít quốc gia hiếm
hoi xuất cảng lao động mà chế độ
lại bảo kê cho những kẻ buôn
người. Việt Nam không cho phép
báo chí truyền thông tường thuật
các vụ buôn người và “từ chối
không cho các tổ chức thiện
nguyện Phi-Chính phủ (NGO) tiếp
xúc với các nạn nhân sau khi hồi
hương”. Đúng ra Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ phải xếp hạng Việt Nam
vào nhóm quốc gia nằm trong bậc
3, thay v́ bậc 2 như hiện nay -
bởi v́ “sự đồng lơa của nhà nước
trong nạn buôn bán lao động”.
“Trong một số trường hợp, chính
phủ Việt Nam đă thông đồng với
bọn buôn người để ngăn chận các
nạn nhân lên tiếng thông qua hệ
thống pháp lư tại nước sở tại”.
TS.Thắng đă thuật lại câu chuyện
của nhóm công nhân Việt được đưa
đến Jordan vào năm 2008 để làm
việc tại một phân xưởng may mặc
của người Đài Loan. Họ bị bắt
buộc làm việc 16 tiếng/ngày mà
chỉ được trả một phần nhỏ so với
những ǵ mà họ đă được hứa. Khi
họ đ́nh công, th́ viên đại diện
người Việt của công ty xuất khẩu
lao động đă điện thoại cho cảnh
sát Jordan đến đánh đập, lôi kéo
những người công nhân này trở
lại làm việc, và giam giữ họ tại
nơi sinh hoạt và từ chối cung
cấp thuốc men, không đưa đi chữa
trị.
TS.Thắng cũng cho biết, Bộ Lao
Động Việt Nam đă t́m cách nhận
diện và cách ly những người cầm
đầu cuộc đ́nh công để giải giao
họ về Việt Nam, và buộc những
công nhân c̣n lại phải trở lại
làm việc, nhưng viên đại diện
người Việt của công ty xuất khẩu
lao động không thể cách ly được
những người cầm đầu cuộc đ́nh
công. Tổ chức hỗ trợ Di dân Quốc
Tế (IOM) và Bộ Lao Động của
Jordan đă ra tay cứu họ, và rồi
cuối cùng đa số các công nhân
được hồi hương. Rất nhiều người
trong số này đă đưa thỉnh nguyện
yêu cầu chính phủ Việt Nam phải
điều tra công ty xuất khẩu lao
động nhưng nhiều lần họ bị chính
phủ ngăn cản hoặc đe dọa.
Buổi thuyết tŕnh cũng nhắc đến
bản báo cáo năm 2009 của Tổ chức
Nhân quyền Thế giới (HRW), có
tựa đề “Chưa phải là thiên đàng
của giới lao động: Việt Nam trù
dập phong trào công đoàn độc
lập”, và bà Sophie Richardson,
vị giám đốc phân bộ Á Châu của
HRW cũng tường tŕnh về vấn đề
này.
Bản báo cáo dài 31 trang mô tả
t́nh trạng xáo trộn lao động gia
tăng ở Việt Nam, mà theo thống
kê của nhà nước là số lượng đ́nh
công trong năm 2008 tăng 20% so
với năm 2007. Hầu hết 650 cuộc
đ́nh công (con số tối thiểu) đều
là tự phát, và trái với luật
pháp của nhà nước. Tại Việt Nam,
tất cả các cuộc đ́nh công đều
phải được phép của Tổng Liên
Đoàn Lao Động VN, là cánh tay
ngoại vi của Đảng Cộng sản.
Phong trào công đoàn độc lập nổi
lên trong khoảng năm 2006-2007
đă bị dập tắt bằng việc bắt bớ
giam cầm tối thiểu tám lănh đạo
của tổ chức này.
Bản báo cáo của HRW c̣n nêu rơ:
“Các thành viên lănh đạo khác bị
hăm dọa, trù dập, và bị buộc
phải chấm dứt hoạt động, hoặc
phải trốn khỏi Việt Nam... các
lănh đạo công đoàn độc lập ...
được xem là mối đe dọa đối với
Đảng Cộng sản bởi v́ họ có khả
năng thu hút, tập hợp và lôi kéo
được nhiều người”.