Bốn nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam kháng án
Thanh
Phương
Ṭa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đă nhận được đơn kháng án của bốn bị cáo vừa bị tuyên án tù trong phiên xử ngày 20/1 với tội danh ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân''. Vụ xử bốn nhà bất đồng chính kiến nói trên đă bị Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cực lực chỉ trích.
Theo rong nước hôm nay (30/1), Ṭa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết đă nhận được đơn kháng án của bốn bị cáo vừa bị tuyên án tù trong phiên xử ngày 20/1 vừa qua với tội danh ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân''.
Trong phiên xử này, luật sư nổi tiếng Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên án 5 năm tù, blogger Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, c̣n nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức lănh án nặng nhất là 16 năm tù v́ bị coi là đă ''không thành khẩn khai báo và ăn năn''.
Xin nhắc lại là trước ṭa, ông Trần Huỳnh Duy Thức tố cáo là ông đă bị ''bức cung'' trong quá tŕnh điều tra, mà theo ông, đă không được thực hiện theo đúng quy định luật lệ.
Vụ xử bốn nhà bất đồng chính kiến nói trên đă bị Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Anh Quốc cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế cực lực chỉ trích.
Hôm qua (29/1), thêm một nhà bất đồng chính kiến, cô Phạm Thanh Nghiên, bị Ṭa án Hải Pḥng kết án 4 năm tù với tội danh ''tuyên truyền chống Nhà nước''.
Vụ xử này đă bị Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), trụ sở tại New York, lên tiếng phản đối trong bản thông cáo công bố hôm qua.
Cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà báo tự do, bị truy tố do đă phản đối chính phủ Việt Nam quá nhân nhượng đối với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp lănh hải, cũng như do đă trả lời phỏng vấn các đài phát thanh nước ngoài.
Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc ṭa đă dùng các bài báo của Phạm Thanh Nghiên để làm bằng cớ bỏ tù cô về những quan điểm chống chính phủ.Trong bản thông cáo, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo nhắc lại trường hợp của nhà báo và blogger Nguyễn Văn Hải, biệt danh trên mạng là Điếu Cày cũng đă viết bài về tranh chấp Việt - Trung về chủ quyền biển Đông và sau đó đă bị kết án 2 năm rưỡi tù, nhưng với tội danh ''trốn thuế''.
Cả Phạm Thanh Nghiên lẫn Điếu Cày đều đă được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng Hellman/Hammet 2009 dành cho những nhà báo bị truy bức.