Bi kịch các ông chồng Việt kiều lấy vợ bên Việt Nam
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thuận tại một công
tŕnh xây dựng ở Tành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
Đó là một kỹ sư xây dựng tốt nghiệp tại Mỹ. Hối
hả về quê tránh cơn băo tài chính ở Mỹ để sống
yên vui bên người vợ mà ḿnh gửi tiền về mua đất,
xây nhà.
Nào ngờ, ông Thuận bị ném ra đường không thương
tiếc. Không chỉ có ông Thuận mà trong những ngày
cuối năm con chuột, đầu năm trâu này, nhiều
người rơi vào hoàn cảnh tương tự v́ đă dày công
nuôi vợ người khác mà không hề hay biết.
Nhà bán, vợ đi mất
Năm 1978, ông theo gia đ́nh sang Mỹ định cư.
Suốt thời gian đi học rồi đi làm, ông quen nhiều
bạn gái nhưng vẫn không t́m thấy t́nh yêu trong
họ.
Cách đây 4 năm, trong một lần về Mỹ Tho, ông
quen và đem ḷng yêu thương cô Trương Thị Kim.
Cô gái này không ngần ngại cho ông biết đă có
một đời chồng, phải đi làm thuê cho một gia đ́nh
để nuôi hai đứa con nhỏ. "Thương mẹ bế con", ông
Thuận chấp nhận làm cha hai đứa nhỏ sau khi đăng
kư kết hôn với Kim.
Sau đám cưới, ông Thuận quay về Mỹ với giao hẹn
là mỗi năm về thăm mẹ con cô từ một đến hai lần.
Qua đó, đúng ba năm, ông sẽ làm thủ tục bảo lănh
mẹ con Kim sang Mỹ sinh sống. Hằng tháng, ông
Thuận gửi về cho Kim từ 500 đến 700 USD để cô
không c̣n đi làm thuê nữa.
Cuối năm 2006, Kim đột nhiên từ chối việc theo
ông Thuận sang Mỹ với lư do không biết nói tiếng
Anh. Cô c̣n đề nghị ông Thuận hồi hương, mua nhà
tại Mỹ Tho để sống đến hết cuộc đời. Ông Thuận
đă ra sức làm việc gửi tiền về Việt Nam để Kim
mua một căn nhà ở ngoại thành Mỹ Tho.
Tháng 10 năm ngoái, do khủng hoảng tài chính nên
công ty cho ông tạm nghỉ việc chờ đến khi cơn
băo đi qua, ông Thuận hối hả mua vé máy bay về
Việt Nam v́ những tưởng ḿnh đă có nhà và vợ con
ở đó.
Nhưng khi ông gơ cửa căn nhà ḿnh mua ngày nào
th́ người chủ không phải là Kim, mà là một phụ
nữ khác. Bà ta cho biết đă mua lại căn nhà này
từ cô Kim với giá 2,2 tỷ đồng. C̣n Kim hiện đi
đâu th́ bà không hề biết.
Về nước trước ông Thuận hai tháng, ông Lê Văn
Minh (Việt kiều Mỹ), nguyên quán ở huyện Chợ Gạo
(Tiền Giang) khó khăn lắm mới t́m được cô vợ rất
trẻ và xinh đẹp ở quận 4, TP Saigon.
Nhưng, khi t́m được rồi, ông Minh không thể ôm
cô vợ vào ḷng để thỏa nỗi nhớ qua bao ngày xa
cách. Bởi bên cạnh cô c̣n có một thanh niên lực
lưỡng tự xưng là chồng, đứng ra ngăn cản hai
người đoàn viên. C̣n cửa hàng mua bán xe gắn máy
mà ông gửi tiền từ Mỹ về cho Phượng tạo dựng
cũng đă sang tay người khác.
Sau khi về nước, ông Trương Vĩnh Nguyện (nguyên
quán Long An) lặn lội xuống tận tỉnh An Giang để
t́m vợ v́ được tin cô đă mua nhà sinh sống tại
TP Long Xuyên. Nhưng khi đến Long Xuyên th́ ông
Nguyện được tin cô Xuân đă bán nhà dời về quê ở
Rạch Giá (Kiên Giang). Một lần nữa, ông Nguyện
đón xe đ̣ sang Rạch Giá để t́m vợ.
Tại đây, ông Nguyện t́m được nhà Xuân đang ở.
Nhưng, trong lúc gơ cửa, gọi tên vợ th́ ông
Nguyện bị một người đàn ông có râu quai nón túm
cổ áo đánh hoa cả mắt. Lúc đầu, người đàn ông
này tưởng ông Nguyện là gă t́nh địch ở Mỹ Tho
đến t́m Xuân, nhưng sau đó biết đây là người
chồng hợp pháp của Xuân bên Mỹ mới về th́ hai
người ngồi lại tâm sự với nhau.
Người đàn ông đánh ông Nguyện tên là Định cho
biết, khoảng một năm trước, ông gặp Xuân tại một
quán bia ôm ở Mỹ Tho. Cô bảo có chồng Việt kiều
Mỹ nhưng mất liên lạc đă ba năm, đang làm thủ
tục ly dị.
Trong hoàn cảnh vợ mới chết, Định đưa Xuân về
Rạch Giá chung sống như vợ chồng. Được mấy tháng
th́ cô ta thường xuyên bỏ về Mỹ Tho sống bên gă
trẻ tuổi, đẹp trai hơn. Mỗi lần bỏ đi, cô ta
không quên quơ của Định một mớ tiền. Nghe Định
kể đến đây th́ ông Nguyện biết điều ǵ đă xảy ra
với ḿnh, buồn bă đón xe đ̣ về Mỹ Tho t́m Xuân
để xúc tiến thủ tục ly hôn.
Trắng tay sau ly hôn
Đă nhiều tháng nay, anh Hồ Tấn Giao không thể
quay trở về Mỹ v́ trong túi không c̣n lấy một
xu. T́nh cảnh buộc anh phải quay về quê nội ở
huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) sống nương nhờ nhà
người chú họ, chờ gia đ́nh bên Mỹ gửi tiền sang.
Cách đây ba năm, Giao đến TP Saigon và quen Lê
Thị Mỹ Trinh, quê ở Cái Bè (Tiền Giang), đang
theo học nghề trang điểm cô dâu tại quận 8, TP
Saigon. Sau khi kết hôn, anh Giao bỏ tiền để mua
một căn nhà ở Mỹ Tho, chung sống với Trang được
một tuần th́ trở về Mỹ làm ăn. Mỗi tháng, Giao
gửi tiền về cho Trang tiêu xài.
Tháng 9/2008, Giao về Mỹ Tho th́ hay tin Trang
đă bán nhà, rời khỏi Mỹ Tho cùng với một người
trai trẻ. Anh Giao cất công t́m và biết được
Trang đang sống với người t́nh tại TP Cần Thơ.
Ngay khi t́m được Trang, anh Giao chưa kịp nói
lời nào th́ bị một gă thanh niên từ nhà sau đi
lên đấm vào mặt. Anh ta c̣n “la làng” anh Giao
là một con “dê x̣m” đến ve văn vợ của ḿnh.
Trang cũng kêu là ḿnh bị quấy rầy rồi thẳng tay
đuổi anh Giao ra khỏi nhà.
Về Mỹ Tho, anh Giao dự định viết thư tố giác
Trang vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng ư
định đó chưa kịp thực hiện th́ anh bị một nhóm
thanh niên chặn xe đánh một trận tơi bời hoa lá
trên địa bàn phường 6. Trước khi rút đi, bọn
chúng c̣n nói: “Nếu biết xấu hổ v́ bị vợ cắm
sừng th́ hăy làm đơn ra ṭa ly dị!”.
Cơn băo tài chính ở Mỹ khiến ông Trần Minh Sơn
(nguyên quán Tiền Giang) không thể kiếm sống
bằng nghề mua bán xe hơi. V́ vậy, vào tháng
5/2008, ông quyết định về nước tránh băo bên cô
vợ trẻ ở TP Saigon. Khi về đến nơi th́ ông phải
tức tốc thuê taxi về Mỹ Tho, v́ shop thời trang
của ông mua tặng vợ năm nào đă được sang tên
người khác.
Đến Mỹ Tho, ông Sơn t́m không gặp Yến và được
tin cô ra B́nh Dương làm công nhân cho một công
ty may. Ra B́nh Dương, đến tận công ty mà người
quen của ông ở Mỹ Tho chỉ dẫn cũng không gặp
được Yến. Người trưởng pḥng nhân viên ở đây cho
hay, Yến lấy chồng và nghỉ việc đă bốn tháng
rồi.
Lủi thủi về Mỹ Tho, ông Sơn t́nh cờ gặp Yến đi
ăn tối với một người đàn ông khác. Ông Sơn gọi
đến ngồi cùng bàn, liền bị gă trai đi cùng Yến
đánh rồi nhảy lên xe gắn máy phóng đi.
Mấy ngày sau, ông Sơn t́m được chỗ ở của Yến,
không đề nghị cô quay lại với ḿnh, mà chỉ yêu
cầu cô nói thật bán cái shop thời trang bao
nhiêu và chia lại ông phân nửa. Yến bảo bán được
1600 cây vàng, đồng ư giải quyết rắc rối với ông
tại ṭa án.
Khổ thay, trước ṭa, ông Sơn không chứng minh
được cái shop thời trang đó có là của ḿnh,
trong khi đó Yến đưa ra đầy đủ chứng cứ chứng
minh đă vay mượn để mua cái shop thời trang đó
trước khi kết hôn với ông Sơn. Cuối cùng, án ly
hôn cũng đă tuyên, nhưng tài sản th́ không được
chia đôi.
Luật sư Cao Minh Triết (Tiền Giang) cho biết,
ngày càng có nhiều đàn ông Việt kiều nhờ ông tư
vấn ly hôn với người vợ đang ở địa phương. Lư do
mà họ đưa ra là bắt gặp vợ chung sống như vợ
chồng với người khác, bị hắt hủi.
Hầu hết những cuộc ly hôn ấy, người chồng Việt
kiều đều bị thiệt về khâu phân chia tài sản, bởi
khối tài sản tạo ra ở Việt Nam đều do người vợ
đứng tên chủ sở hữu. Do đó, họ dễ dàng rao bán
hoặc chuyển dịch sang người khác.
(Theo VNN)