Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Bà Có Nhận Ra Đứa Trẻ Mồ Côi (?)

Bà Có Nhận Ra Đứa Trẻ Mồ Côi (?)


Bài của Marc-André Rüssau
x-cafe chuyển ngữ


BAMS có mặt ở Khánh Hưng, một thị trấn tại Nam Việt nam, nơi tân Bộ trưởng y tế của chúng ta khi c̣n nhỏ đă từng sống trong một trại trẻ mồ côi. Con đường trở về với quá khứ của Rösler quả là khó khăn. Hít thở không khí bụi bặm, tiếng c̣i xe máy đinh tai nhức óc, cái nóng ngột ngạt oi bức tạo nên một lớp mồ hôi bao bọc thân thể tôi. Bảy giờ đồng hồ chạy taxi từ Sài g̣n, bị nhồi lên nhồi xuống bởi những ổ gà trên con lộ của miền Nam Việt nam, qua những gánh hàng cơm bụi những ngôi nhà được lợp bởi là dừa.
Cuối cùng khoảng 11 giờ trưa tôi cùng với người phiên dịch B́nh (34 tuổi) cũng đă tới được thành phố Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây, một thành phố lớn, cho đến trước khi Việt Cộng tiến vào năm 1975 có tên là Khánh Hưng, năm 1973, có nghĩa là trước đây 36 năm, tân bộ trưởng y tế của chúng ta đă chào đời. Một đứa trẻ khi ấy chưa mang tên là Philipp, và với chỉ 9 tháng tuổi đă được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi.
Chúng tôi t́m đến nhà thờ công giáo tại số 190 Tôn Đức Thắng. "Ở đây có Xơ nào tên là Mary-Marthe và Sylvie không?", phiên dịch của tôi hỏi thăm người quản gia. Những cái tên này của các bà Xơ đă được Rösler, mới chỉ có một lần trở Việt nam (do hối thúc của vợ), nhắc đến trong một lần phỏng vấn trước đây. Ngoài ra không có thông tin ǵ thêm. Ông ta cũng chưa hề về thăm các Xơ, và cho đến nay Rösler cũng vẫn không cảm thấy có đ̣i hỏi phải đi t́m kiếm cội nguồn của ḿnh: "Có lẽ ông cũng vậy, ông sẽ chỉ đi t́m những cái ǵ mà ông cảm thấy thiếu", ông ta nói vậy, "và tôi không hề cảm thấy ḿnh thiếu cái ǵ đó."
Người quản gia chỉ đường cho chúng tôi tới hai ngôi nhà khác, "ở đó là chỗ của các bà Xơ", ông ta nói. Vào trong sân, một bà Xơ già người Việt tiến về phía chúng tôi. "Bà có thể cho chúng tôi biết các Xơ ngày ấy bây giờ ra sao?", "Xơ Sylvie đă qua đời", bà ta nói, "bây giờ chỉ c̣n có ḿnh tôi, Xơ Đỗ Thị Suôn."

"Thế c̣n Xơ Mary-Marthe? Người đàn bà mỉm cười. "Chính là tôi, đó là tên thánh của tôi."
Lạy chúa, chúng tôi đă t́m thấy bà ta! Tôi kể cho bà ta về Philipp Rösler, năm 1973 đă được nhận làm con nuôi, và giờ đây đă trở thành một người đàn ông quyền lực tại nước Đức. Chúng tôi đưa cho người đàn bà 78 tuổi một tấm h́nh của Bộ trưởng. Một cách trừu mến bà ta nâng nưu tấm ảnh trong đôi bàn tay khẳng khiu lốm đốm tàng nhang dấu ấn của tuổi già, và bắt đầu kể: "Philipp chắc chắn đă từng ở chỗ chúng tôi", bà ta nói. "Xơ Sylvie và tôi khi đó đă chăm sóc khoảng 100 trẻ mồ côi và cùng với tổ chức "Terre des Hommes" chúng tôi tiến hành t́m kiếm cha mẹ nuôi cho chúng. Chúng tôi đă thành công, tất cả mọi đứa trẻ đều có được cha mẹ nuôi. Phần lớn tụi chúng được đưa đi Pháp hoặc Hoa Kỳ, số sang Đức nhiều lắm cũng chỉ vào khoảng 30 cháu."
Chúng tôi đứng trước ngôi nhà Cô Nhi Viện thủa ấy, một ngôi nhà quét vôi màu vàng với những cửa sổ ô kính khung gỗ. "Đây là nơi chúng tôi khi đó đẵ chăm sóc nuôi nấng các cháu", Xơ Mary kể và đưa ngón tay run rẩy chỉ, "các cháu trai ngủ ở tầng một c̣n các cháu gái ngủ ở tầng 2. " Một giai đoạn kinh khủng, khi đó trong chiến tranh Việt nam.
"Những người mẹ chạy trốn khỏi những xóm làng rực lửa, nhấn vào tay chúng tôi những đứa trẻ gần như chết đói", Xơ kể lại, "hoặc có khi có những người lính họ đến chỗ chúng tôi và trao lại những đứa trẻ mà họ t́m thấy ở một nơi nào đó."
Chỗ này, chỉ một vài mét sau hàng rào, những bà Xơ theo đạo công giáo đă chăm sóc hồi phục sức khỏe những đứa trẻ-cho dù không phải lúc nào họ cũng có thể cứu sống được tất cả bọn chúng.
"Tụi trẻ nằm chật khắp tất cả các gian, nhiều cháu mang bệnh, bị tiêu chảy, giun sán hoặc viêm phổi", Xơ Mary kể lại, "tất cả những ǵ chúng tôi có thể đem lại cho các cháu là một chút ǵ đó để ăn, thỉnh thoảng cũng có thuốc men, c̣n lại là t́nh yêu của chúng tôi."
1975, sau chiến thắng của Việt cộng, nhà nước đă tịch thu cơ sở của ḍng tu "Oder of Providence", hiện nay những ṭa nhà này được sử dụng làm khu nội trú của một bệnh viện trẻ em. Chúng tội không được phép ở đó. Ở một góc trong sân có những chú heo đang ủn ỉn và những chú chó chạy qua chạy lại. "Khi xưa chúng tôi cũng có một chỗ chăn nuôi heo và một vườn rau", Xơ Mary kể, "cái này cho đến tận bây giờ vẫn vậy."
Chúng tôi len lỏi tiếp tục đến một trường học bên cạnh. Trên cái bàn cạnh lối vào có một b́nh hoa giả màu vàng, các cháu gái tóc tết đuôi sam cười khúc khích. Xơ Mary ngồi vào chỗ. Xơ sang Pháp khi tuổi mới 22 để học tiếng, giờ đây Xơ là chứng nhân duy nhất c̣n lại ở Khánh Hưng, người có thể kể về ngày xa xưa ấy: "Xơ Sylvie luôn tháp tùng lũ trẻ về Sài g̣n, đưa chúng đến những Sứ quán của các nước nơi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi", Xơ kể, "sau khi nắm quyền những người Cộng sản đă tiêu hủy chứng chỉ khai sinh của rất nhiều cháu nhỏ trai và gái đă được môi giới làm con nuôi ở các nước phương Tây."
Lũ trẻ được đưa về Sài g̣n, c̣n Xơ Mary th́ ở lại Cô Nhi Viện. "Bởi v́ tôi là giáo viên, tôi phải dạy học", Xơ kể, nhưng người ta cũng cảm nhận được, nỗi ḷng của Xơ trước mỗi cuộc chia tay. Xơ lại ngắm nh́n tấm h́nh Philipp: "Chúng tôi biết, rằng cuộc sống của những đứa trẻ này ở một nơi nào khác sẽ tốt hơn là ở tại quê hương chúng", Xơ nói, "để cho tất cả chúng ra đi đó là một điều đúng đắn."
Việc các con "của Xơ" ngày nay "bằng ḷng và hạnh phúc", đó là điều duy nhất mà Xơ Mary cầu mong cho tương lai. "đối với tôi không c̣n mong muốn ǵ hơn nữa", Xơ nói và cười. "hay là c̣n một điều", Xơ như sực nhớ ra, "có thể chỉ là một mong muốn rất nhỏ: Liệu tôi có được phép giữ lại tấm h́nh của Philipp?"

Marc-André Rüssau


<< trở về đầu trang >>
free counters