Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Việt – Mỹ xúc tiến hợp tác quốc pḥng

Việt – Mỹ xúc tiến hợp tác quốc pḥng

 

Thanh Quang,

phóng viên RFA

Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh bắt tay tại cuộc họp song phương bên lề hội nghị an ninh hàng năm, ở Singapore ngày 04 tháng 6 năm 2010.

Ngày 17/8, Việt Nam và Hoa Kỳ tham dự cuộc đàm phán quốc pḥng cấp thứ trưởng lần đầu tiên, được tổ chức tại Hà Nội.

Diễn tiến này có ư nghĩa ra sao, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có hành động khống chế biển Đông trong chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. 

 

Đối thoại chính sách quốc pḥng

Cuộc đàm phán chủ đề “Đối thoại chính sách quốc pḥng”, với sự tham dự của ông Robert Scher, Thứ trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á và Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, diễn ra chỉ vài ngày sau khi hải quân 2 nước thực hiện cuộc thao dợt hỗn hợp lần đầu tiên ở biển Đông.

Theo tướng Nguyễn Chí Vịnh th́ trong cuộc đàm phán, hai bên đề cập tới mối quan hệ pḥng thủ song phương, kể cả các biện pháp tăng cường quốc pḥng giữa 2 nước trên cơ sở cùng có lợi.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nhân tiện khẳng định lập trường của Việt Nam là chủ yếu dựa vào sức ḿnh để bảo vệ tổ quốc, chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này để chống nước kia. Và ông bác bỏ điều cho rằng cuộc thao dợt hỗn hợp hải quân Việt-Mỹ vừa rồi thể hiện xu hướng mới của Việt Nam là muốn liên kết nhiều hơn với Hoa Kỳ.

Nhận xét về diễn tiến này, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy môn Bang giao Quốc tế thuộc Đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ cho biết:

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ là kể từ năm 2006, khi Thủ tướng Việt Nam, ông Phan Văn Khải sang Mỹ, hai nước đều tuyên bố sẽ nâng cấp đối thoại lên mức cao hơn. Trước hết họ nâng cấp về ngoại giao, và bây giờ nâng cấp quốc pḥng. Chuyện này thực ra trong tiến tŕnh đă có rồi. Nhưng điều đặc biệt là tiến tŕnh này xem chừng đi nhanh hơn dự định, là bởi v́ từ năm 2009, khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên “đường lưỡi ḅ”, th́ Bắc Kinh xâm phạm đến quyền lợi nhiều nước khác, qua đó, lần đầu tiên chúng ta thấy Mỹ và Việt Nam có quyền lợi chiến lược chung với nhau.

 

Theo GS Ngô Vĩnh Long thuộc Khoa Lịch Sử Á Đông, Đại học Maine, Hoa Kỳ, th́ việc tăng cường hợp tác quốc pḥng Mỹ-Việt là điều thiết yếu không những cho VN, mà c̣n cho an ninh trong khu vực và cả thế giới:

GS Ngô Vĩnh Long: Gần đây Trung Quốc “quậy’ quá về vấn đề biển Đông, gây mất an ninh không những cho toàn khu vực mà c̣n cả thế giới, v́ biển Đông là vùng rất quan trọng, gần 60% lượng hàng hóa được chuyển qua đường biển này. Trung Quốc lại đ̣i tất cả biển Đông là quyền lợi cốt lơi của họ, tức họ xem khu vực này cũng như Tân Cương, Tây Tạng hay Đài Loan. Do đó họ nhất quyết không thương lượng ǵ hết khiến gây khó khăn lớn cho cả thế giới. Mà Việt Nam là nước bị đe dọa nhiều nhất v́ có lănh thổ và lănh hải dài nhất th́ dĩ nhiên Việt Nam phải bảo vệ quyền lợi của ḿnh nói riêng và cùng các nước khác bảo vệ an ninh nói chung. Đặc biệt là Việt Nam có cùng các nước khác bảo vệ an ninh chung th́ Việt Nam mới được sự hỗ trợ của những nước khác. Do vậy, tôi thấy việc thương lượng giữa Mỹ với Việt Nam là vấn đề tối cần không những cho 2 nước mà c̣n cho khu vực và cả thế giới.

 

Ông Robert Scher, Thứ trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á. Photo courtesy of defense.gov

Ông Robert Scher, Thứ trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á. Photo courtesy of defense.gov

Từ Việt Nam, cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Trần Liêm nhận xét về việc Việt Nam gia tăng hợp tác quân sự với Mỹ:

Đại tá Trần Liêm: Vấn đề này thể hiện sự hợp tác của Việt Nam với các nước, qua đó Việt Nam thực hiện được chính sách về biển, tức tăng cường công tác về biển của Việt Nam, kể cả việc bảo vệ biển đảo cùng nhiều thứ khác. Cho nên, về mặt quân đội, Việt Nam cũng có dịp tăng cường lực lượng hải quân, đồng thời mua thêm trang bị quân sự như máy bay, tàu chiến, thậm chí nghe nói có cả tên lửa để bảo vệ tuyến biển. Tôi nghĩ đây là công tác quốc pḥng của Việt Nam thôi.

 

Nhưng Đại tá Trần Liêm nhấn mạnh:

Đại tá Trần Liêm: Sự hợp tác này có liên quan ǵ đến vấn đề biển Đông hay không, th́ diễn tiến này cũng để trả lời, để thể hiện thái độ của Việt Nam là dứt khoát bảo đảm rằng biển Đông cùng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

 

Lực lượng đối trọng?

Theo GS Nguyễn Mạnh Hùng th́ sự gia tăng hợp tác quốc pḥng Việt-Mỹ  sẽ có lợi cho Việt Nam v́ chính Hoa Kỳ mới đủ sức là lực lượng đối trọng trước tham vọng Bắc Kinh khống chế biển Đông.

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Diễn tiến này có lợi cho Việt Nam tùy thuộc vào cách hành xử của Việt Nam. Trước hết nó tạo điều kiện cho Việt Nam có mối liên lạc mật thiết hơn với Hoa Kỳ. Mặc dù Việt Nam không dùng chữ “đối trọng”, nhưng trong mối quan hệ quốc tế th́ thường nước nhỏ phải dùng những lực lượng đối trọng với nhau. Cho nên Việt Nam áp dụng chính sách gọi là đa phương hóa, đa diện hóa ngoại giao cũng nằm trong khuôn khổ đó. Nhưng nếu dùng lực đối trọng từ những nước nhỏ như ở Đông Nam Á hay nước lớn hơn như Nhật Bản th́ không ăn thua ǵ cả. Phải Mỹ mới là lực lượng đối trọng quan trọng nhất. Nếu Việt Nam áp dụng phương cách này một cách thường xuyên th́ đó là điều lợi cho Việt Nam.

 

Đại tá Trần Liêm tin rằng Việt Nam hợp tác với không những Mỹ mà những nước khác, kể cả Trung Quốc, sẽ góp phần xác định chủ quyền lănh hải của Việt Nam tại biển Đông:

Đại tá Trần Liêm: Trong mối quan hệ này của Việt Nam đối với Mỹ th́ cũng như quan hệ đối với Trung Quốc và quan hệ đối với các nước ASEAN. Tức là làm thế nào để bảo đảm được rằng rồi đây biển Đông là của ai, theo luật biển năm 82 theo công ước quốc tế.

 

Trước việc Việt Nam và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự giữa lúc Trung Quốc xem chừng như bằng mọi giá ra sức thôn tín gần như trọn vùng biển Đông, th́ câu hỏi được nêu lên là Bắc Kinh có thể phản ứng đáng ngại ra sao, nhất là ảnh hưởng đến Việt Nam. GS Ngô Vĩnh Long nhận xét:

GS Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ hiện nay Trung Quốc không dám dùng vơ lực trên biển Đông, nhưng Trung Quốc có thể phá kinh tế Việt Nam. Thí dụ như 90% cuộc đấu thầu, Việt Nam đă lỡ cho Trung Quốc đấu thấu rồi, th́ có thể Trung Quốc sẽ phá liên quan lănh vực đó. Hay việc Trung Quốc khai thác mỏ ở Việt Nam, ngoài mỏ bauxite, c̣n có mỏ than, mỏ vàng. Thậm chí Trung Quốc có thể trả thù trên ḍng Mekong qua các đập ở thượng nguồn... Điều mà mọi người đang để ư là nếu Trung Quốc thực hiện hành động trả thù th́ Việt Nam phải đem vấn đề ra tŕnh bày với thế giới. Nếu không, Bắc Kinh cứ âm thầm hành động như vậy khiến gây khó khăn cho Việt Nam. Tôi nghĩ khi Việt Nam đă thương lượng với Mỹ tới cấp Thứ trưởng Quốc pḥng th́ sự việc đă gây nhiều chú ư rồi. Nếu Bắc Kinh trả thù, Việt Nam có thể “la làng”.

 

Thứ trưởng Quốc pḥng Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.

GS Nguyễn Mạnh Hùng th́ lưu ư về hành động mà ông gọi là “phản ứng nhanh” của Trung Quốc trước t́nh trạng hợp tác quân sự Mỹ-Việt chặt chẽ hơn trước:

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu chúng ta nh́n vào hành động của Trung Quốc th́ thấy Bắc Kinh thường thực hiện tham vọng bành trướng của ḿnh trong chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Bắc Kinh luôn luôn t́m cơ hội nào thuận tiện th́ họ hành động. Thí dụ như hồi năm 1974, khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam rồi và Washington ra luật “amendment” không cho phép sử dụng quân sự nữa, th́ Trung Quốc đánh chiếm luôn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Rồi đến năm 1988, khi Việt Nam chuẩn bị rút quân khỏi Cambodia theo lộ tŕnh Mỹ đề ra – tức Việt Nam phải rút khỏi Cambodia, cộng tác để mang lại ḥa b́nh cho Cambodia…, th́ Hoa Kỳ sẵn sang điều đ́nh để b́nh thường hóa với Việt Nam. Chính ngay trong lúc đó, khi quan hệ Mỹ-Trung vẫn c̣n tốt đẹp với nhau th́ Bắc Kinh đánh chiếm luôn một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Cho nên trong t́nh trạng Việt Nam đi gần hơn với Mỹ th́ Trung Quốc có thể lợi dụng trường hợp nào đó để “phản ứng nhanh chóng”.

Diễn tiến gia tăng hợp tác quân sự Mỹ-Việt diễn ra giữa lúc thế giới nghi ngại về hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại biển Đông. Có lẽ đó là lư do khiến tạp chí The Economist của Anh, số ra trung tuần tháng 8 này, cho rằng Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn để ngăn chận “mầm móng bất tín nhiệm” do chính Trung Quốc gây ra đối với những xứ láng giềng. Vẫn theo tờ báo, điều đó đỏi hỏi sự minh bạch về mục tiêu chiến lược thật sự của Hoa Lục, và cả thiện chí của Bắc Kinh khi thảo luận với các nước trong khu vực trên cơ sở đa phương.


<< trở về đầu trang >>
free counters