Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thực trạng công nhân xuất khẩu

 

Thanh Quang,

phóng viên RFA

 

Cô Phương Anh và TS Nguyễn Đ́nh Thắng ở phi trường Bangkok, Thái Lan hôm 07/07/2010

T́nh cảnh bi đát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động VN ngày càng đáng ngại và diễn ra gần như đều khắp, từ những nơi xa xôi như Jordan, đảo Chypre cho tới các xứ láng giềng VN như Đài Loan, Nam Hàn và Thái Lan.

 

Thân phận "tha phương cầu thực"

Công luận trong thời gian gần đây ngày càng được biết nhiều tới hoàn cảnh của công nhân Việt Nam đi kiếm sống ở nước ngoài qua những hợp đồng xuất khẩu lao động, như bị bóc lột sức lao động quá mức, bị lừa gạt không trả lương hay trả lương không đúng hợp đồng, bị nhốt và đối xử như nô lệ, bị đánh đập tàn nhẫn… trước sự dửng dưng của những người hay tổ chức có trách nhiệm, từ công ty môi giới tới các quan chức liên hệ.

Chẳng hạn như chị Xuân thuộc số lao động nữ mà công ty môi giới Việt Hà đưa qua đảo Shypre ở Địa Trung Hải lâm vào t́nh cảnh gần như bị lừa, từ loại công làm cho tới tiền lương, sự bạc đăi của chủ… như chị Xuân cho biết:

Mang tiếng làm nhà hàng nhưng em cùng với bạn em suốt ngày ăn uống đói khát. Cả ngày chỉ ăn đúng 1 lần, toàn bánh ḿ với uống nước không thôi. Chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy th́ họ mới cho tí thịt. Hai đứa suốt ngày khóc, hơn 1 tháng làm ở đấy bọn em suốt ngày đói khát.

Ở nơi xa hơn – tận xứ Jordan tại Trung Đông, vào năm 2008, cô Vũ Phương Anh, một trong hơn 200 công nhân bị giới chủ nhân vi phạm hợp đồng và đối xử tàn nhẫn trước thái độ “đem con bỏ chợ” của 3 công ty môi giới VN. Sau khi được tị nạn tại Hoa Kỳ, Phương Anh kể lại với Đài ACTD:

Khi sang Jordan rồi th́ ngay lập tức chủ nhà máy thu giữ hoàn toàn hộ chiếu của bọn em và bắt bọn em phải đi làm một cách không tưởng tượng nổi, là từ 7 giờ 30 sáng tới 12 giờ đêm. Những ngày đó là giáp Tết, cứ làm tới 1-2 giờ sáng là b́nh thường. Ngày nào cũng vậy.

Và sự việc diễn biến nguy hiểm khi chủ nhân người Đài Loan gọi cảnh sát Jordan tới đàn áp những nữ công nhân VN này. Phương Anh nói thêm:

Người ta cầm cái b́nh xịt hơi cay vào mặt mũi bọn em. Nhiều người chạy hoảng loạn. Chính mắt em và các bạn nh́n thấy người cảnh sát Jordan rất to lớn cầm tóc của Ánh và Vang lôi và đập xuống thành giường và nền nhà, hộc máu mồm máu mũi ra.

T́nh cảnh không mấy sáng sủa cũng xảy đến những lao động VN xuất khẩu sang những xứ Á Châu, từ Đài Loan cho tới Malaysia.

Thế c̣n ở Thái Lan th́ sao? Một người Việt làm thầu xây dựng gần 3 năm nay tại xứ Chùa Vàng nhận xét:

Không thể so sánh t́nh trạng bạc đăi người lao động VN ở tại Thái Lan so với các nước khác được, bởi v́ người dân Thái Lan có truyền thống, quan hệ lâu đời với người dân VN, dân Lào hay Campuchia. Cho nên họ đối xử với người lao động VN không phải như các nước khác mà ḿnh thường nghe. Họ đối xử đàng hoàng. Nhưng chỉ một thiểu số muốn người lao động của ḿnh không được đi về quê, không được đi chơi. Họ có đối xử hơi nặng nề một tí, nhưng không thể so sánh với t́nh trạng bạc đăi như ở các nước khác.

Một công nhân Việt sinh sống ở Thái Lan khoảng 10 năm nay so sánh lao động VN ở xứ Thái với những nước khác như sau:

Có người hỏi tại sao người Việt ḿnh không qua những nước như Hàn Quốc, Đài Loan…Thật ra cách đi tới những nước đó rất tốn kém, rất khó khăn về mặt tiền nong. Trong khi đó về luật lao động th́ tôi chưa thấy có sự đáp trả thỏa đáng cho người Việt đi những nước kia. C̣n đối với Thái Lan th́ người Việt ḿnh qua đây dễ dàng, rồi dễ sống, chi phí đi rẻ, cho nên họ qua đây khá đông. Mặc dù có mức thu nhập ở Thái thấp nhưng họ kiếm tiền được nhanh và gởi về cho gia đ́nh.

 

PhamThiThu-250.jpg

Bà Phạm Thị Thu tại cửa tiệm bán túi xách ở chợ Roeng Kleau, cửa khẩu biên giới Poi Pet giữa 2 nước Thái Lan và Campuchia.

Đa số là bất hợp pháp

Người công nhân này cũng nói anh không phủ nhận được điều là người Việt qua kiếm sống ở Thái Lan đă góp phần làm giàu cho quê hương. Anh cho biết có mấy người thân quen khi về quê bị công an khám xét, điều tra. Biết qua Thái Lan làm ăn bất hợp pháp th́ công an có vẻ đối xử khinh bỉ hơn, hỏi tại sao mấy người không đi các nước như Hàn Quốc, Đài Loan…

Nhưng, theo công nhân vừa nói, họ đâu hiểu được rằng tới những nước đó phải mất biết bao nhiêu tiền, rồi phải mất bao nhiêu thời gian mới mong lấy lại được số vốn đó. Ngoài ra lương bổng bên những xứ đó đâu có rơ ràng. Có biết bao người đă bị lừa, chưa lấy lại vốn đă bị trả về, hợp đồng lao động không chính xác…C̣n qua Thái Lan này, công nhân ấy nhận thấy, họ dễ dàng có thu nhập nhanh để gởi về cho gia đ́nh.

Theo anh th́ người Việt qua xứ Thái làm ăn dù phần lớn bất hợp pháp nhưng hầu như 80% nguồn tiền thu nhập đều gởi về cho người nhà, góp phần làm giàu cho quê hương. Nhưng chưa thấy nhà nước VN, giới có thẩm quyền giúp đỡ chính đáng, nhất là trong trường hợp xảy ra tai nạn. Qua những vụ tai nạn chết người, anh thấy rất tội nghiệp cho người lao động Việt Nam. Khi người chết được đưa về nước th́ tốn kém mà giấy tờ cũng bị gây khó khăn.

Dù hoàn cảnh kiếm sống có phần nào đỡ hơn các công nhân Việt tới làm hợp pháp ở những nước khác, nhưng lao động VN tại xứ Thái thường gặp khó khăn chủ chốt như người thầu VN ở Bangkok mô tả:

Khó khăn đầu tiên của người Việt qua đây là thường th́ họ dùng loại visa không thể đi lao động được, nên khi bị cảnh sát bắt th́ họ bị phạt tiền và bị trục xuất. C̣n đối với người Việt qua đây bất hợp pháp, một khi bị cảnh sát bắt, họ bị đưa tới Cục Quản lư người nước ngoài, bị ra ṭa rồi phải nộp tiền để bị trục xuất về nước.

Công nhân Việt vừa nói cho biết thêm:

Nói chung người Việt qua đây kiếm sống có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt giấy tờ, bởi v́ thường họ qua đây bằng con đường du lịch, nhưng sau đó nếu ở lại làm việc th́ bất hợp pháp. Ngoài khó khăn về giấy tờ th́ những mặt khác, người Việt ḿnh tương đối dễ khắc phục, như về ngôn ngữ th́ người Việt ḿnh mau biết. C̣n về mặt phong tục, tập quán th́ người Việt ḿnh cũng mau ḥa đồng. Người Việt ḿnh cũng có khiếu bắt chước nên phát triển nhanh. Nói chung xă hội Thái đối xử với người Việt ḿnh tốt hơn những nước khác và sinh sống ở đây cũng thoải mái.

Cho dù hoàn cảnh của người lao động VN có phần nào “thoải mái” tại xứ Chùa Vàng như công nhân vừa rồi nhận xét, hay lâm cảnh khó khăn đáng ngại như ở những xứ lạ quê người khác, nhưng thân phận “tha phương cầu thực” vẫn là nỗi xót xa của giới trẻ VN, như thanh niên lao động này mô tả:

Tôi thấy lớp thanh niên chúng tôi thiệt tḥi và khổ sở, lớn lên mà phải đi lao động ở xa làm giàu cho những nước khác, trong khi nước ḿnh th́ phong phú đa dạng. Nhưng giới cầm quyền chưa có sự đầu tư chính đáng và đúng mức vào tầng lớp thanh niên như bọn tôi, để bọn tôi phải đi ra nước ng̣ai kiếm sống rất là mạo hiểm – về tính mạng cũng như những mặt khác. Nếu đảng CS c̣n tồn tại th́ tôi nghĩ là c̣n lâu thanh niên VN mới hết đi lao động ở nước ng̣ai.

Câu hỏi được nêu lên là chừng nào giới trẻ VN thuộc thành phần nghèo, thiệt tḥi trong xă hội không c̣n lâm cảnh tha phương cầu thực và gặp gian nguy như trong tác phẩm “thân phận con người”?


<< trở về đầu trang >>
free counters