Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông

Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông

 

Khoa Diễm,

phóng viên RFA

 

Lãnh hải Việt Nam trong khu vực Biển Đông

Việt Nam ngày càng mở rộng mối bang giao với Hoa Kỳ trong khi vẫn tay trong tay với những tư tưởng và có phần e dè dưới quyền lực kinh tế của Trung Cộng.

Liệu mối quan hệ tay ba này sẽ đi về đâu và ảnh hưởng đến người dân Việt Nam ra sao? Đó là câu hỏi mà Khoa Diễm  đặt ra trong cuộc phòng vấn với ông Albert Santoli, một cựu quân nhân trong cuộc chiến Việt Nam. Ông Santoli là người sáng lập Asia America Initiative, một tổ chức hổ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do xung đột.
 

Việt Nam cần gì để theo kịp Nam Hàn

Khoa Diễm: Thưa ông, với nhiều kinh nghiệm trong những công việc và dự án ông tham dự liên quan đến châu Á, xin ông cho biết suy nghĩ của ông về Việt Nam trong hiện tại không?
Al Santoli: Việt Nam là một đất nước có thể gọi là rất dễ làm cho người ta nhầm lẫn. Trong một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể nói rằng Việt Nam hiện nay tốt hơn Việt Nam của 20 năm về trước khi chúng ta nói đến cơ hội kinh tế khá hơn, tùy vào giai cấp khác nhau. Tuy nhiên, nếu anh là người nông dân, công nhân, không phải là người trong nhóm người giàu hay không có sự trợ giúp về kinh tế từ nước ngoài để đầu tư thì anh đang ở trong tình trạng rất xấu.

Nếu Việt Nam tiếp tục không minh bạch trong kinh tế hay nói chung là không minh bạch trong xã hội, điều này sẽ làm sự phát triển kinh tế bị giới hạn, nhất là trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn.

Nếu Việt Nam chỉ trông chờ vào những đầu tư từ nước ngoài và chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ngoài Việt Nam thì sẽ dẫn đến những kết quả rất xấu. Đồng thời, Việt Nam đang dưới quyền thống trị của

đảng Cộng Sản, một đảng phái mà luôn muốn kiểm soát dân chúng của họ, vì vậy sự tự do của con người cũng như nền kinh tế của họ sẽ luôn bị giới hạn dưới chế độ này.
 

hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington ghé thăm Việt Nam

Siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington ghé thăm Việt Nam ngày 8 tháng 8 vừa qua.

                           Courtesy Navy.mil

Khoa Diễm: Dạ, xin được nhắc đến bài viết mà Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và ông cùng thực hiện được đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal với tựa đề “Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông”. Ông có đề cập đến phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton so sánh Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều mối tương đồng nhưng tôi cũng có cơ hội đọc được những ý kiến không tán thành điểm này. Ông có suy nghĩ như thế nào về việc so sánh Việt Nam và Hàn Quốc?

Al Santoli: Trung Quốc đang phát triển, không chỉ là phát triển quân sự mà phải nhận thấy rằng, xã hội Trung Quốc là một xã hội quốc hữu và họ bắt buộc những nhà đầu tư, những xí nghiệp nước ngoài giao lại bản quyền của những phát minh và khả năng sản xuất của họ lại cho các công ty Trung Quốc và tôi nghĩ đây là điều gây áp lực lớn nhất cho bà Clinton hơn là những điều khác.

Chúng ta có thể nói rằng Hàn Quốc đã có những tiến bộ đáng kể, từ thời cuộc chiến tranh Hàn Quốc vào những năm của thế kỷ trước, qua hơn hai mươi năm dưới sự cầm quyền độc tài của chính phủ này, nhưng nếu chúng ta nhìn vào tình trạng hiện tại của Hàn Quốc thì vấn đề lại khác.

Chúng ta thấy rằng những thủ tướng tiền nhiệm của Nam Hàn người thì tự vẫn, người bị bắt giam. Nền kinh tế đầy phép lạ của Nam Hàn phần lớn là do họ có những giới hạn với các thị trường nước ngoài và hiện tại thì họ đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Họ đang ở trong tình trạng bấp bênh, nhiều lo ngại vì khoảng cách giữa Bình Nhưỡng và Seoul.

Chúng ta phải công nhận rằng người Hàn Quốc là những nhà doanh nghiệp tư nhân rất giỏi. Thế mạnh của họ là ở đây. Những nhà doanh nghiệp này không bị sự can thiệp của nhà nước, không bị kiểm soát từng chút một và đây là lý do tại sao họ lại thành công.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. AFP

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.           AFP

Ngoài những phát triển về công nghiệp và kỹ thuật, thị trường của Nam Hàn vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ thế giới nên ta có thể nói rằng, các doanh nghiệp Hàn Quốc là lý do mà nước này đang có những thành công trong kinh tế mà họ hiện đang có.
Tuy nhiên, khi nói đến Việt Nam thì chúng ta có thể công nhận rằng Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân và nhiều tập đoàn lớn nhưng vấn đề là tại Việt Nam, không có sự minh bạch trong kinh tế. Khi một nhà đầu tư đến Việt Nam, họ

không biết chính xác họ đang đầu tư cho việc gì và nếu ai muốn lên tiếng chống lại cách làm việc này thì họ sẽ bị bỏ tù và đây không phải là cách để xây dựng một mối quan hệ kinh tế song phương tốt đẹp.

Và nếu chúng ta cho rằng đây là một model mà các nước khác cần noi theo thì có nghĩa là chúng ta đang quay lưng với tất cả những người đang tin vào tự do và nhân quyền? Nói cho cùng thì những chính quyền xấu sẽ làm bạn với những chính quyền không tốt nên Trung Quốc có cơ hội làm đồng minh với Việt Nam hơn là Hoa Kỳ và Việt Nam.
 

Mối bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam

Khoa Diễm: Theo ông, vậy Hoa Kỳ sẽ được lợi gì khi bang giao và giúp đỡ Việt Nam? Liệu đây chỉ vì lợi ích kinh tế?
Al Santoli: Một phần là vì kinh tế, khi Trung Quốc không tiêu thụ những sản phầm từ các nước Tây phương làm cho mối quan hệ giao thương này trở thành mối quan hệ một chiều. Trong khi đó Việt Nam cũng có giá nhân công thấp nhưng người dân Việt Nam lại là những nhà tiêu thụ sản phẩm Tây phương không kém một quốc gia nào cả. Thêm vào đó, người Mỹ tin rằng, dựa theo lịch sử, Việt Nam từng có nhiều lần chống đối Trung Quốc và đã thành công. Tôi cũng xin nhắc lại là trong bài viết của chúng tôi trên tờ Wall Street Journal, những thành công mà Việt Nam đã có trong lịch sử khi đánh đuổi người Trung Quốc ra khỏi Việt Nam là nhờ họ có được sự đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm của toàn dân.

 

Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009

Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009.

Ảnh minh họa, courtesy of Lyson Forum.

Khoa Diễm: Nhưng thưa ông, đó là vấn đề lịch sử, khi nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian đó có cùng quyết tâm với người dân; hiện tại thì tình hình có khác, chính quyền Việt Nam đang thân thiết với chính phủ Bắc Kinh hơn là dân chúng của họ.
Al Santoli: Đúng và tôi cũng nhận thấy rằng đây là một vấn đề lớn. Vấn đề này quả thật là rất đáng lo ngại cho người Mỹ khi sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam quá nông cạn, nhất là những người đang có quyền hành trong các chính sách cũng như chương trình đầu tư và bang giao với Việt Nam.

Họ hình như đang bị lạc hướng khi áp dụng lịch sử của Hoa Kỳ, dùng đôi mắt của người phương Tây để xem xét với những việc đang xảy ra tại Việt Nam. George Washington đã không sống trong một chế độ cộng sản như những người Việt Nam hiện nay. Hoa Kỳ cần phải điều chỉnh lại cách nhìn của họ nếu họ muốn thành công tại các nước có bề dài lịch sử, điển hình là Việt Nam.
Theo cách nhìn của tôi, Việt Nam sẽ thua thiệt nhiều hơn là người Hoa Kỳ. Thương gia là những người rất tham lam, họ đang đổ xô vào Việt Nam vì giá nhân công nơi đây rẻ hơn Trung Quốc rất nhiều. Chúng ta không thể có những chính sách ngoại giao với đầu óc kinh tế được vì hai cách suy nghĩ này hoàn toàn khác nhau và thậm chí đối lập với nhau.


Khoa Diễm: Xin cám ơn ông rất nhiều.


<< trở về đầu trang >>
free counters