Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
BS Lê Nguyên Sang trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra khỏi tù
Gia Minh,
biên tập viên RFA, Bangkok
|
Bác sĩ Lê Nguyên Sang vội vă chia tay với mẹ trước khi vào trại giam |
Nhà bất đồng chính kiến, bác sĩ Lê Nguyên Sang, thuộc Đảng Dân chủ Nhân Dân, vừa trở về gia đ́nh vào 8:30’ sáng ngày 17 tháng 8 năm 2010, sau bốn năm ở trong nhà tù v́ bị kết tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật H́nh sự Việt Nam.
Ngay sau khi về đến với gia đ́nh tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Lê
Nguyên Sang dành cho Đài Á Châu Tự do cuộc phỏng vấn sau
đây. Mời quí thính giả theo dơi.
Từ nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn
Gia Minh: Trước hết xin chung vui với bác sĩ đă măn
hạn thi hành án, và về với gia đ́nh. Xin ông chia xẻ cảm
xúc của ông vào lúc này?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Ở tù cộng sản, người ta bị đàn áp
nhiều về mặt tinh thần, vật chất- mệt mỏi lắm. Nhưng khi
bước ra khỏi tù, cảm giác tự do làm cho con người như
‘lâng lâng’: một thế giới mới đối với ḿnh. Do đó, cảm
giác chóang ngợp không thể diễn tả hết được. Thế nhưng
tôi đoan chắc đă bước qua một giai đọan nghiệt ngă nhất
trong cuộc đấu tranh v́ dân chủ của đất nước. Sau khi
bước ra khỏi tù tôi c̣n nhiều việc phải làm nữa.
Đối với tôi nhà tù cộng sản chỉ là nhà tù nhỏ thôi,
ngoài nhà tù đó c̣n nhà tù lớn hơn nữa. Ai ở tù đều có
cảm giác, đều biết sau bốn bức tường, c̣n thêm bốn bức
tường, tiếp đó nữa là cái xà lim chỉ nhốt đủ một một
người mà thôi.
Gia Minh: Thời gian bác sĩ ở trong xà lim đó bao lâu?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi ở hơn một năm. Một năm rất
nghiệt ngă, không có không khí để thở, ánh sáng để hưởng.
Nhu cầu của con người là ánh sáng và không khí, hai thứ
không mất tiền; thế nhưng trong nhà tù cộng sản hai thứ
đó không được hưởng. Đó là sự ép bức, đày đọa thể xác,
tinh thần con người.
Gia Minh: Trong khỏang thời gian một năm trời đó, ông
được ra vào bao lâu?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi đi hỏi cung thôi. Và người tù
ở xà lim muốn được đi hỏi cung để được ra bên ngoài. Một
tháng đi hỏi cung một lần. Khi đi ra là lảo đảo v́ bị
giam trong xà lim lâu nên người tù ở xà lim muốn ra
ngoài cho được thỏai mái. Từ đó việc đưa đi hỏi cung như
là một đặc ân, và người tù xà lim có thể sẽ khai hết.
Gia Minh: Thời gian hỏi cung là bao lâu?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang:
Tùy theo cán bộ. Nếu họ thấy
cần thiết th́ sáng kêu, chiều kêu; nhưng sau đó một
tháng trời không kêu nữa.
Gia Minh: Thời gian biệt giam trong xà lim đối với ông vào lúc nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Từ ngày 17 tháng 8 năm 2006 đến
17 tháng 10 năm 2007.
Bác sĩ Lê Nguyên Sang sau khi lănh bản án. |
Gia Minh: Sau đó đến những nhà giam nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Sau tôi lên Chí Hoà, Bố Lá. Chí
Hoà nổi tiếng nơi có các ‘anh chị đại bàng’. Do tính
chất và vị thế của tôi nên tôi chịu nhiều khắc nghiệt
hơn các tù nhân khác: bị biệt giam, cách ly, chịu đựng
nhiều hơn. Họ làm tôi rất mệt mỏi. Thật ra mới ra khỏi
tù tôi cũng rất mệt mỏi.
Không vượt biên v́ hy vọng đất nước thay đổi
Gia Minh: C̣n những người tù chung với ông tại những
nơi đó đối xử với ông thế nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi chưa biết ḿnh là tù chính
trị th́ khác, nhưng khi biết rồi họ ‘dè sẻn’ hơn. Bởi v́
tại những nơi có những ‘đại bàng’ như thế họ có những
lối đối xử gọi theo tiếng lóng là ‘bass, treb’ tức đá,
đấm hành hạ nạn nhân. Đối với tù nhân chính trị, người
ta ‘dè’ hơn và ḿnh có cách cư xử đối với họ: đem sự
thương yêu, công bằng, thái độ lịch sự ra đối xử, không
‘ba trời- ba búa’ th́ họ không làm ǵ ḿnh hết.
Đấu tranh th́ đâu cũng đấu tranh được nên trong nhà tù
cũng nói để tù h́nh sự hiểu được con đuờng đấu tranh
chính trị chống lại sự hà khắc của chế độ cộng sản.
Trong tù, dù ‘đại bàng- đại bác’ cũng sợ cán bộ; nên cán
bộ sử dụng những đối tượng đó để trị tù h́nh sự khác.
Bản thân tôi khi mới vào tù chưa có kinh nghiệm.
Sau khi kháng án để được xử phúc thẩm, tôi đi một
ḿnh và đă học được nhiều điều để tạo nên bản lĩnh. Vào
tù tôi cũng gặp những anh em đi vượt biên, bị tù ở Thái
Lan; họ hỏi sao không vượt biên: tôi nói không vượt biên
v́ yêu đất nước này, và nghĩ rằng chế độ cộng sản từ từ
sẽ tốt đẹp hơn. Bản thân gia đ́nh tôi trước kia từng
‘thân cộng’; nhưng sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản
đối với bản thân tôi càng tăng, buộc tôi quay lại chống
và phải vào tù.
Con đường dân chủ của bác sĩ Sang
Gia Minh: Trong tù với cách cư xử của ông th́ hiệu
quả đối với những tù nhân khác ra sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tất nhiên đối nhân xử thế tùy
theo người. Không phải ai ḿnh cũng ‘xun xeo’ hết; mà có
trường hợp cần phải mạnh miệng , cứng rắn mới thành công.
Trong chính trị cũng vậy thôi. Trong tù có lúc tôi phải
‘đánh lộn’ rồi, dù là bác sĩ, trí thức nhưng phải làm
vậy thôi để khẳng định ḿnh.
Do tính cách không chịu được sự ngang trái nên từ Chí Hoà, Bố Lá, Xuân Lộc nơi nào tôi cũng đụng chạm nhiều. Chính v́ không chịu sự áp bức đối với bản thân nên tôi chống lại cộng sản, mà đă dám làm thế th́ một ‘đại bàng- đại bác’ đối với cá nhân tôi không sợ. Trong lư lịch trại giam tôi đă từng thách thức đánh tay đôi với người khác; nếu không làm vậy sẽ bị đàn áp.
Gia Minh: Trong thời gian bốn năm hẳn ông cũng có lúc
đuợc giam chung với những tù chính trị khác. Trong lúc
đó các tù chính trị có trao đổi những điểm chung với
nhau thế nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi nghiền ngẫm về chính trị nhiều. Có nhiều nhóm với nhiều quan điểm ngồi với nhau để phân tích vấn đề. Trước đây có những nhóm chủ trương dùng vũ lực, vũ trang như nhóm của anh ‘Chánh’; nhóm chúng tôi không chủ trương sử dụng bạo lực mà dùng dân chủ, tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam thấy con đường Cộng sản đi là con đường bế tắc, không có ǵ tươi sáng cho dân tộc. Cuối cùng cộng sản sẽ sụp đổ. Nhiệm vụ của chúng tôi là đứng ra gánh vác đất nước này, v́ cộng sản không có khả năng lănh đạo đất nước, không có khả năng nói cho dân chúng nghe.
Uống trà với ‘ người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi vừa nói chuyện, uống trà với anh Cầu trước khi bước ra khỏi cổng. Ḥan cảnh anh Cầu rất đặc biệt- anh bị án chung thân. Đặc biệt ở chỗ ông bị bắt hồi ngày 9 tháng 10 năm 1982, v́ những bài báo, bài viết, bài nhạc ǵ đó… tố cáo Viện truởng Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang, và phó chủ tịch tỉnh này. Họ bắt và xét xử theo luật 003. Sắc luật 003 do Hồ Chí Minh kư năm 1967. Sắc luật này qui định xét xử của chính quyền không cần ṭa án. Ông Cầu bị kết án chung thân và đến ngày 9 tháng 10 năm nay ông ở tù đủ 29 năm. Tôi nghĩ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nên trả tự do cho ông Cầu v́ ở quá lâu rồi.
Gia Minh: Sức khỏe của ông Cầu thế nào? Có tin nói ông
này bị mù hai mắt rồi?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang:
Anh Cầu khỏe về thể chất. Ông
bị đục thủy tinh thể, và đă mổ một con rồi. Một con sáng,
một con mù; đeo kính vào có thể thấy đường. Nhưng anh
muốn mổ thêm con nữa. Thể chất anh khỏe v́ anh có thể đi
đuợc, có thể tắm ngoài mưa được. Anh rất hài hước, lạc
quan và rất tin tưởng trong đợt đặc xá ngày 2 tháng 9
này anh sẽ được Đảng và Nhà Nước thả ra.
Gia Minh: Vấn đề thăm nuôi ông thế nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Hằng tháng gia đ́nh tôi đều thăm
nuôi. Tuy nhiên có những người lâu không có ai thăm nuôi,
và chúng tôi gọi là ‘mồ côi’. Họ là những người thuộc
nhóm anh ‘Chánh’ bị bắt từ Thái Lan về.
Trước đây có khó khăn thăm nuôi đuợc bảy kư thôi. Anh em
tôi phải đấu tranh để được nhiều hơn, bởi v́ bảy kư
không thể san sẻ cho những người tù khác.
Cộng sản xưa và cộng sản ngày nay
Gia Minh: C̣n thái độ của quản giáo đối với ông ra
sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Trước đây nhiều người quản giáo
rất xấu tính. Truớc đây khi ở K1, tôi thuộc đội h́nh sự
nên người quản giáo đó xem tôi như h́nh sự. Họ buộc tôi
phải ‘đạp điều’ đủ 21 cân, nếu không họ cùm tôi. Từ ngày
qua K2 là tù chính trị, người quản giáo có học hơn một
chút, từ trường lớp ra nên đối xử với anh em rất nhẹ
nhàng; chứ không giống hồi ở K1, ông quản giáo Kháng
từng hăm dọa, đ̣i đánh tôi, đ̣i đưa tôi đi cùm, tức giam
trong xà lim treo chân lên; tuy nhiên tôi không bị như
thế. Dẫu vậy, khi ở tù th́ đi chuyển từ nơi này qua nơi
khác cũng b́nh thường, chỉ cách nhau một bờ tường thôi.
Gia Minh: Quản giáo làm nhiệm vụ kiểm sóat, xem xét,
áp dụng h́nh phạt đối với tù nhân, và hỏi cung; thế
nhưng trong tù có cơ hội nào để nói chuyện, tranh luận
với họ không?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Thường họ né tránh tranh luận; họ
chỉ nói đường lối của Đảng- Nhà nước, họ chỉ là người
‘giữ’ tù mà thôi. C̣n tội là do Ṭa. Họ ngại tranh luận
v́ không có khả năng tranh luận về vấn đề dân chủ, độc
tài của đất nước, về sự vô tội của bản thân ḿnh. Tôi
cũng biết không nên ép họ vào thế đó; làm thế cũng tội
cho họ. Giám thị trại giam cũng nói chỉ biết giam thôi,
c̣n lệnh thả hay không là ở trên.
Trừ những quản giáo đánh tù mới la ó phản đối, c̣n nếu họ đối xử đàng ḥang đối với tù, không việc ǵ phải la ó hết. Thật ra họ chỉ làm nhiệm vụ của họ thôi. Thật ra, đối với chế độ cộng sản ai ḿnh cũng ‘cương’ hết th́ ḿnh không có khả năng sống được. Do vậy phải chấp nhận rằng có người đúng và có người sai. Sai là những người ở trên, chính sách sai. Ở đây cũng có người đàng ḥang, họ mua thuốc sâu, hạt giống cho anh em tù; chứ không phải như cộng sản truớc đây cứ bắt người. Nay không c̣n chuyện đó nữa đâu. Bây giờ đất nước này tiến bộ rất nhiều.
Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là
cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến
bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn
nhiều. Nay Việt kiều về thăm nước nhiều hơn, có cởi mở
hơn. Ngay tại ṭa tôi cũng nói điều này rồi. Tuy nhiên,
đảng bắt buộc phải cởi mở hơn nữa để dân chúng có thể
hưởng những quyền lợi về dân chủ- tự do của họ.
Trong 4 năm tù học nhiều hơn 45 năm ngoài đời
Gia Minh: Sau bốn năm phải ở trong tù, ông có những
suy nghĩ, chiêm nghiệm về đường lối mà ông theo trước
khi bị bắt ra sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi là người sinh ra ở miền nam
truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế
độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm
80 họ tiến bộ hơn nhiều. Trước đó tôi viết bài cho Câu
lạc bộ Dân chủ Việt Nam dưới bút danh Nguyễn Hải Sơn th́
không thể bị bắt.
Người ta nói các anh ghê quá, các anh thành lập đảng, rải truyền đơn đ̣i lật đổ chế độ cộng sản. Tôi vạch tội chế độ cộng sản và rải truyền đơn đ̣i lật đổ nên người ta mới bắt tôi. Cán bộ điều tra nói phải bắt thôi v́ không có chế độ nào đồng ư cho người ta kêu gọi lật đổ ḿnh.
Từ khi vào tù rồi tôi học được rất nhiều kinh nghiệm. Trong bốn năm qua tôi thấy đảng và nhà nước này nh́n về dân chủ cởi mở hơn. Bốn năm trong tù tôi học nhiều hơn 45 năm tôi ở ng̣ai đời. Tôi học được cái khôn ngoan của một người trí thức. Từ trước tôi chỉ học chữ, rồi đi làm ăn mà không nghĩ đến sự khôn ngoan- đối đáp- bản lĩnh. Nhà tù dạy cho tôi hai thứ: một là tinh thần bản lĩnh, hai là cách giải quyết những vấn đề đôi khi rất đơn giản, mà nếu không biết cách sẽ trở thành phức tạp. Tôi thấy có đủ kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề của Việt nam.
Tôi nói chung bất măn với nhà nước cộng sản, nhưng với tinh thần yêu nước, chúng tôi muốn cộng sản phải thay đổi hướng có lợi cho đất nước, cho dân tộc này, cho cả những cộng đồng người Việt ở nước ng̣ai. Tôi không đi vượt biên, và nằm nghĩ con người như bản thân mà không vượt biên, dứt khóat phải ở tù cộng sản thôi. Đến lúc này tôi nghĩ con đường ḿnh chọn là đúng, và tôi giải quyết theo con đường đúng của ḿnh.
Có thể tôi sẽ vào tù lại; nhưng con đường dân chủ
Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được. Có thể
tôi đi nhanh hơn người khác; ngay cả cộng sản Việt Nam
cũng muốn dân chủ hơn, chứ không thể quay lại hướng độc
tài; bởi con đường dân chủ Việt nam là con đường không
thể thay đổi được.
Gia Minh: Cám ơn ông về thời gian ông dành cho chúng tôi
khi mới rời nhà tù về với gia đ́nh.