Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

V́ sao tự do báo chí trên thế giới bị suy giảm?

V́ sao tự do báo chí trên thế giới bị suy giảm?

 

Việt Hà,
phóng viên RFA

 

Bảng thống kê tỷ lệ các nước có tự do báo chí trên thế giới và ở từng châu lục, màu tím là không có tự do báo chí, màu vàng là tương đối tự do, mà xanh lá cây là có tự do.

Photo courtesy of Freedom House

Sáng 29/4, tổ chức Freedom House trụ sở tại New York đă công bố bản báo cáo hàng năm về tự do báo chí trên thế giới. Trong đó Việt Nam xếp hạng 82, là nước không có tự do báo chí.

Bản báo cáo có tựa đề tự do báo chí 2010 bao gồm 196 nước và vùng lănh thổ được tính từ đầu năm 2009 đến cuối năm. Báo cáo lần này cho thấy tự do báo chí trên toàn thế giới tiếp tục bị tụt dốc trong ṿng 8 năm liên tiếp. Các nước được cho điểm từ 0 đến 100, 0 là hoàn toàn có tự do báo chí và 100 là không có tự do báo chí. Việt Nam năm nay xếp hạng 82 tức là không có tự do báo chí, mặc dù có cao hơn năm ngoái một hạng.

 

Bà Sarah Cook, chuyên viên nghiên cứu châu Á của Freedom House. Photo courtesy of  ntdtv.com

Bà Sarah Cook, chuyên viên nghiên cứu châu Á của Freedom House

8 năm tụt dốc

Việt Hà phỏng vấn bà Sarah Cook, chuyên viên nghiên cứu châu Á của Freedom House về bản báo cáo năm nay. Trước hết nhận xét về tự do báo chí trên thế giới năm 2009, bà Sarah Cook cho biết như sau:

 

Sarah Cook: Nh́n chung trong 8 năm liên tiếp chúng ta thấy một sự thụt lùi trong tự do báo chí ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Thậm chí điều đáng chú ư là ngay cả ở khu vực châu Á Thái B́nh dương là nơi có một số tiến bộ th́ những tiến bộ này chủ yếu được thấy ở các nước Nam á c̣n các nước Đông Á th́ không có thay đổi ǵ đáng kể. 8 năm liền tụt dốc của tự do báo chí đă tạo nên một bức tranh toàn cầu là trong 6 người chỉ có một người hiện sống ở quốc gia có tự do báo chí. Các nước châu Á rất đáng quan tâm v́ đây là khu vực có nhiều nước đă có một số yếu tố tự do nhưng những nước này là nước nhỏ, trong khi đó Trung Quốc th́ không có tự do và Ấn độ th́ chỉ có tự do phần nào. Chỉ có 6% dân số tại khu vực châu Á Thái b́nh dương là được tiếp cận với báo chị tự do.

 

Việt Hà: Theo bà đâu là lư do khiến tự do báo chí toàn cầu tụt dốc trong 8 năm liên tiếp?

Sarah Cook: Có rất nhiều nguyên nhân. Một phần là do sự tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang diễn ra rộng lớn hơn. Trong ṿng 4 năm qua chúng ta thấy có sự mất tự do về quyền chính trị và tự do dân sự, một phần là v́ có một số nước độc tài đă mạnh hơn như Trung Quốc, Nga và Iran. Các nước này có ảnh hưởng không chỉ bên trong biên giới của chính nước họ mà c̣n ở cả ngoài biên giới xét về khía cạnh là noi gương xấu cho các nước khác làm theo. Các nước này giống như là các pḥng thí nghiệm về chống tự do báo chí trên thế giới. Ngoài ra c̣n có vấn đề về quyền miễn trừ. Chính phủ nhiều nước không sẵn sàng điều tra khi các nhà báo bị tấn công, ví dụ như các trường hợp ở Philippines hay Mexico và điều này cũng dẫn đến sự tụt dốc của tự do báo chí.

Ngoài ra là các lư do như việc các chính phủ không sẵn sàng đổi mới hay bỏ đi các luật được dùng để trừng phạt các nhà báo. Thậm chí họ c̣n thêm vào các luật bất lợi hơn cho báo chí. Vấn đề về tự do báo chí phụ thuộc từng nước. Ở một số nước có nội chiến cũng khiến cho môi trường tác nghiệp của phóng viên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra chúng ta phải nói đến sự phát triển của internet, số lượng người dùng tăng lên, phóng viên có thể sử dụng internet để đưa tin nhanh hơn, những người viết blog đă sử dụng internet để phơi bầy các vụ tham nhũng và lạm dụng quyền hành của chính phủ. V́ thế chúng ta thấy các chính phủ sử dụng nhiều biện pháp để khống chế những người viết blog.

 

Nhà báo tự do, blogger Điếu Cày hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Photo courtesy of  vietnamexodus.

Nhà báo tự do, blogger Điếu Cày hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.

Báo chí Việt Nam

Việt Hà: T́nh h́nh tự do báo chí của Việt Nam trong báo cáo năm nay có điểm ǵ đáng chú ư thưa bà?

Sarah Cook: Điều đáng chú ư là Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Chính phủ vẫn tiếp tục trấn áp báo chí trong suốt năm qua và kể từ năm 2007. Hồi năm 2006 th́ Việt Nam có một chút cởi mở nhưng nay sau đó những nhà báo, những người bất đồng chính kiến và các bloggers đă bị bắt giam, xét xử. Và xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2009. Mặt khác chúng ta cũng thấy sự kháng cự từ phía các nhà báo và những người viết blog. Những người này đang cố gắng đẩy mạnh giới hạn tự do báo chí, phản đối chính sách của nhà nước và phơi bầy các vụ tham nhũng. Do đó ở đây ta thấy có hai vế đối lập nhau. Một mặt người dân kháng cự lại và không tự kiểm duyệt ḿnh quá nhiều c̣n mặt khác th́ nhà nước đă khắt khe hơn. Chúng ta tiếp tục thấy nhưng vụ đàn áp trên internet trong năm 2009 đối với những người sử dụng phương tiện này để phê phán chính phủ trong vấn đề về chủ quyền ở biển Đông, và những nỗ lực của chính phủ để cố gắng hạn chế việc sử dụng internet, ví dụ như trường hợp Facebook bị chặn vào cuối năm 2009.

 

Việt Hà: Trong ba yếu tố mà báo cáo lần này xem xét là môi trường pháp luật, chính trị và kinh tế có ảnh hưởng đến tự do báo chí, theo bà các yếu tố nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sự mất tự do báo chí của Việt Nam trong năm nay?

Sarah Cook: Yếu tố môi trường pháp luật là khắc nghiệt nhất. Trong tổng số 30 điểm th́ Việt Nam đă có đến 28 điểm tức là rất nghiêm trọng. Môi trường luật pháp Việt Nam không có sự độc lập của cơ quan tư pháp, không có luật thực sự để bảo vệ phóng viên. Nhà nước sử dụng các lọai luật và quy định về an ninh quốc gia rất khó hiểu để cố gắng bắt bỏ tù phóng viên.

Môi trường luật pháp ở Việt Nam rất khắc nghiệt và nó đă như vậy trong một thời gian dài. Môi trường chính trị của Việt Nam cũng không tốt do mức độ về kiểm duyệt, cùng các vụ tấn công, bỏ tù nhà báo. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn cả so với yếu tố kinh tế, mặc dù ngay cả trong mặt kinh tế Việt Nam cũng làm chưa tốt. Việt Nam vẫn chưa có báo chí tư nhân. Năm 2009 tổ chức nhà báo không biên giới đă xếp Việt Nam vào danh sách các nước tệ nhất trên thế giới đối với những người viết blog.

 

Việt Hà: So với năm ngoái, Việt Nam tăng lên một bậc, từ 83 lên 82, điều này nói lên điều ǵ?

Sarah Cook: 82 th́ cũng rất gần cuối rồi mặc dù chưa phải là tệ nhất. 10 nước tệ nhất là các nước có chế độ rất hà khắc như Bắc Hàn hay Pakistan tức là thậm chí không có cách nào cho các phóng viên để có thể kháng cự lại như ở Việt Nam. Nhưng rơ ràng là 82 th́ cũng vẫn là một điểm số rất tệ và nó c̣n xa vào khoảng điểm của các nước có một phần tự do tức là trong khoảng điểm 60.

So với năm ngoái chúng tôi cho Việt Nam tăng điểm chút ít chủ yếu là đối với câu hỏi tự kiểm duyệt và chủ yếu là do sự can đảm và những mối nguy mà các nhà báo và những người viết blog đang có trong cuộc chiến đấu của ḿnh để chống lại những giới hạn trong tự do bày tỏ quan điểm. Tức là đă có nhiều sự kháng cự từ người viết và điều này đáng để ghi nhận. Sự tăng điểm này không có nghĩa là chính phủ đă có cải thiện ǵ, mà chỉ là do những nỗ lực từ nhà báo và các blogger trong việc chống lại sự đàn áp báo chí mặc cho những hiểm nguy.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đă dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.


<< trở về đầu trang >>
free counters