Người dân Cồn Dầu phản đối kế hoạch giải tỏa đất
Người dân tổ 20, thôn Cồn Dầu xem bản vẽ sơ đồ dự án Khu đô thị sinh thái Ḥa Xuân. |
Mấy ngày gần đây, người nông dân tại thôn Cồn Dầu, phường Ḥa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phản đối kế hoạch giải tỏa của chính quyền thành phố.
Thông tin mới nhất cho hay, địa phương cắm bảng tại nghĩa địa, cấm họ không được chôn cất tại nghĩa trang của thôn nữa, và đă xảy ra sự cố không hay giữa người dân và lực lượng an ninh địa phương.
Vào ngày 10 tháng 4 vừa qua, người dân tại thôn Cồn Dầu tập trung phản đối việc cơ quan an ninh địa phương cắm biển cấm chôn cất người chết tại nghĩa địa, mà những người dân tại đây cho biết là nơi họ từng chôn cất thân nhân qua đời đă 135 năm qua. Một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất là ông Lê Văn Sinh, ngoài 70 tuổi, bởi cơ quan địa phương cắm biển cấm ngay trên phần mộ của gia tộc ông; tuy nhiên ông đă bị công an địa phương xịt hơi cay thẳng vào mặt. Ông tŕnh bày lại sự việc hôm ngày 10 tháng tư vừa qua:
Khi nghe các ông địa phương đem bảng cấm chôn tại nghĩa địa cắm tại hàng mă của tộc Lê chúng tôi, tôi lên v́ là người lớn tuổi trong tộc. Khi lên tôi thấy bà con đang căi qua, căi lại về bảng cấm đó. Tôi đứng ra nói chuyện với viên công an tên Hồ Đắc Dũng, và ông Chủ tịch Mặt trận Phường tên Cam (tôi không biết họ); khi đó có một số công an đứng ngoài hàng rào nữa. Tôi nói chuyện một cách lịch sự với họ, yêu cầu xem xét lại việc dựng bảng ngay đầu mộ của tổ tiên, tộc Lê chúng tôi.
Tôi cũng yêu cầu họ mang bảng đó ra ngoài hàng rào nghĩa địa chỉ cách đó hai ba tấc thôi. Họ bảo không đem, không có ‘cấn’ ǵ. Tôi trả lời cho rằng việc ‘động mồ, động mả’ đối với người bên lương cũng như người theo đạo Công Giáo thôi. Sau khi căi vă qua lại tôi lấy tay xô trụ nhưng thực sự trụ được chôn vào ban đêm; tôi cũng nói sao lại làm ban đêm. Khi đó th́ đại úy công an tên Hiệp cầm b́nh xịt cay xịt thẳng vô mắt tôi.
Kế hoạch giải tỏa trắng hơn 440 hécta đất thôn Cồn Dầu để thực hiện Dự án Du lịch Sinh thái Ḥa Xuân do thành phố Đà Nẵng đưa ra không được đa số người dân sinh sống tại thôn Cồn Dầu đồng ư. Chính quyền địa phương một số lần họp dân yêu cầu chấp hành di dời nhưng dân thôn Cồn Dầu không đồng thuận.
Lư do được một người dân cho biết:
Phải chi cho dân tái định cư, dồn vô một ít để được gần Nhà Thờ/Nhà Thánh, làm ruộng làm nương tại cánh đồng. C̣n giải tỏa th́ dân đi đâu? (Lên vùng) núi, đất, sạn, sỏi ăn ǵ để sống? Hoặc nếu Nhà nước đền cho ‘mấy đồng bạc’, ăn hết rồi ‘đứng’ vô ở đâu, ngó đâu, trông chờ đâu? Chúng tôi đă thấy bao nhiêu hoàn cảnh bị đói do giải tỏa rồi. Có ít chủ chịu lấy tiền thôi; c̣n chúng tôi không đi đâu hết, chết tại đây.
Vào ngày 19 tháng tư vừa qua, chúng tôi gọi điện đến hỏi Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Lệ về tiến triển vụ bất đồng giữa người dân thôn Cồn Dầu và chính quyền trong việc di dời để thực hiện dự án, ông bí thư kiêm chủ tịch ủy ban, Vơ Văn Thương, trả lời: Tái định cư đă có dự án công bố cho dân hết rồi.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với nhân dân thôn Cồn Dầu, phường Ḥa Xuân, quận Cẩm Lệ hôm 04/3/2010. |
Gia Minh: Một số dân Cồn Dầu vẫn chưa đồng thuận, vậy việc giải quyết ra sao?
Ông Vơ Văn Thương: “Hiện chúng tôi đă giải thích và công khai hết cho người dân ở Cồn Dầu rồi, đă gửi hết các sơ đồ qui hoạch cho họ rồi. Hầu hết người dân đồng thuận, chỉ có một số ít cố t́nh không đồng thuận thôi. Tôi đang bận việc, hẹn ông vào một dịp thích hợp khác.”
Tuy nhiên theo ông Lê Văn Sinh, người bị nạn hôm ngày 10 tháng tư vừa qua, th́ đến nay người dân thôn Cồn Dầu vẫn kiên quyết sẽ không di dời và lư do của họ vẫn như cũ:
“Thành phố giải tỏa trắng 410 hécta, riêng Cồn Dầu không chấp thuận giải tỏa đó. Có một số người đồng ư v́ quyền lợi ǵ đó của họ; c̣n dân Cồn Dầu không thuận điều đó. Chúng tôi không để kiểm định, không lấy tiền ruộng và vẫn giữ lại nghĩa địa. Ở đây người Công Giáo sống quanh Nhà Thờ; lư do nữa đất đai ở đây do cha ông chúng tôi tạo lập nên: hồi đó khu vực này là băi bồi rồi cha ông chúng tôi và ông Cố Đạo mới mua thêm mấy vùng đất lân cận để tạo nên thành một làng Công giáo.
Ông Thanh (bí thư thành phố Đà Nẵng) đưa ra số tiền giải tỏa quá rẻ theo Nghị định 69 của Chính phủ: 25 triệu một sào ruộng không nghĩa lư ǵ; đất nhà ở giá quá bèo theo Nghị Định 69. Báo chí, đài đều loan tin khi giải tỏa phải bảo đảm ‘đôi bên cùng có lợi’, bảo đảm sao cho người dân có công ăn việc làm, đủ sinh sống. Tại đây 90% dân làm nông nghiệp, nếu mất đất không thể làm ǵ sinh sống. Người nông dân không thể chuyển sang làm công nghiệp, chỉ có công nhân có thể trở về làm nông nghiệp thôi.
Chúng tôi làm ruộng có thể nuôi ba thế hệ, giờ lên trên đó không biết làm ǵ; đất đai trả quá rẻ không đủ tiền để lên mua đất, làm nhà. Vậy c̣n tiền đâu để sinh sống, nuôi con cái ăn học? Tại đây chúng tôi sống một cách vô tư, ‘an cư, lạc nghiệp’, sống nhờ mấy sào ruộng, rồi c̣n có hoa màu phụ, heo gà để buôn bán lấy tiền tiêu pha, lo cho con cái ăn học b́nh thường…
Ông Thanh cho rằng đây là vùng trũng, lụt lội; chúng tôi thấy lụt đi qua vùng này rất thú vị và có lợi. Lụt qua rồi làm ăn bội thu, cá tôm cũng đầy đủ. Chúng tôi không sợ lụt, ông Thanh lấy lư do đó chúng tôi không đồng ư.”
Từ năm 2008, sau khi họp với phía chính quyền thành phố Đà Nẵng về dự án Khu du lịch sinh thái Ḥa Xuân, trong đó có hơn 400 héc ta thuộc thôn Cồn Dầu, người dân ở đây đă gửi đơn kêu cứu. Đến cuối tháng giêng vừa qua, người dân thôn Cồn Dầu lại có thư khiếu nại khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu. Tuy nhiên cho đến nay, dù chưa có sự đồng thuận di dời của đa số người dân, chính quyền địa phương lại có quyết định cấm dân chúng chôn người qua đời tại nghĩa trang của họ. Được biết Dự án Khu Du lịch Sinh thái Ḥa Xuân, nay được chuyển thành Dự án Khu đô thị Sinh thái ven Sông Ḥa Xuân.