Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Linh Mục Nguyễn Văn Lư gặp Đại sứ Canada tại Việt Nam qua điện thoại

Linh Mục Nguyễn Văn Lư gặp Đại sứ Canada tại Việt Nam qua điện thoại

 

Bản tin ngày 06-04-2010

 

Ngày 30-03-2010, Bà Deanna Horton, Đại sứ Canada tại Việt Nam, từ Hà Nội, đă nói chuyện điện thoại bằng tiếng Pháp -qua trung gian một thông dịch viên- với Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư đang ở tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế, 69 Phan Đ́nh Phùng, thành phố Huế. (Các bản tin trước nói lộn thành 64. Chúng tôi chân thành cáo lỗi). Cuộc nói chuyện kéo dài từ11g30 đến 12g25.

Mở đầu, bà đại sứ cho biết Chính phủ và Quốc hội Canada luôn quan tâm can thiệp cho các tù nhân lương tâm và đặc biệt cho linh mục Lư. Chính phủ và Quốc hội Canada muốn giúp Linh mục điều trị theo hướng tích cực nhất, nghĩa là bằng ḷng tài trợ hoàn toàn và bảo đảm các thủ tục để đưa Linh mục ra ngoại quốc chữa bệnh. Chắc chắn Linh mục sẽ khỏi bởi v́ những bệnh tương tự, Canada đă có kinh nghiệm chữa trị nhiều rồi, với phương tiện máy móc đầy đủ và với các loại thuốc dân tộc bản địa, chẳng cần dùng thuốc tây y. (Chú thích: Quốc hội và Chính phủ Canada sở dĩ lưu tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, phần lớn cũng là nhờ cộng đồng người Việt tự do và các nhóm Yểm trợ Dân chủ của người Canada lẫn người Việt đang hoạt động rất tích cực tại Montreal, Toronto và Vancouver).
Như những lần trước với các tổ chức  khác, Linh mục Lư ngỏ lời cảm ơn Bà Đại sứ và cho biết rằng việc ra đi như vậy nằm trong kế hoạch của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sẽ tŕ hoăn việc cho Linh mục trở về nước, nghĩa là đợi cho đến khi Lm đến tuổi thật cao, khoảng 80 tuổi!?! Bà Đại sứ cười, tỏ ra hiểu chuyện. Bà đưa ra phương án thứ hai: Nếu Lm không bằng ḷng đi th́ sẽ có một phái đoàn bác sĩ, chuyên viên cùng với các dụng cụ tối tân sẽ đến tại Nhà Chung để điều trị. Phái đoàn này tháng 7 sẽ qua Việt Nam, và hy vọng có chuyên môn đủ để chữa lành linh mục. 

Sau khi cảm ơn về nhă ư của Chính phủ, Quốc hội và Bà Đại sứ Canada, linh mục nói tiếp: Điều tôi cần nhất hiện nay là điều trị các khối u trong đầu óc của toàn dân Việt Nam. Gồm có 4 việc cấp bách như sau: 

- Thứ nhất, xin Quốc hội và Chính phủ Canada vận động với nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan ngôn luận quốc tế để nhà cầm quyền Việt Nam sớm thả các tù nhân lương tâm mà họ đă bắt giữ trong các năm qua, nhất là từ 2007 tới giờ. Trong đó đặc biệt có anh Nguyễn Phong và anh Nguyễn B́nh Thành là hai người (ct: cùng vụ với Lm Lư) mà cho tới nay vẫn phủ nhận phiên ṭa phi pháp và bản án bất công ngày 30-03-2007 nên vẫn tiếp tục bị biệt giam, một người tại Thanh Hóa, một người tại Đồng Nai. Ngoài ra c̣n có luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt từ 2007 và đang bị giam giữ tại trại tù Nam Hà (ct: tức trại Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cùng chỗ với Lm Lư). Rồi gần đây là khá nhiều chiến sĩ dân chủ ḥa b́nh khác, tất cả cũng độ 20 chục. Bà Đại sứ trả lời: Chính phủ và Quốc hội Canada đă luôn quan tâm đến chuyện này và không ngừng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam, rồi bà hứa sẽ tiếp tục vận động mạnh mẽ hơn nữa.

- Thứ hai, xin Chính phủ và Quốc hội Canada can thiệp để toàn dân Việt Nam sớm có tự do ngôn luận. Về điều này, phải nói thẳng là rất nhiều ngoại giao đoàn thường xử sự kiểu ngoại giao, nghĩa là nhập nhằng, không rơ ràng, không quyết liệt khẳng định rằng nhân dân Việt Nam chưa có tự do ngôn luận, không mạnh dạn can thiệp vào các vụ vi phạm trầm trọng quyền này tại Việt Nam, khiến nỗi đau khổ của toàn dân Việt Nam vẫn cứ kéo dài. Chúng tôi, các nhà đấu tranh, thiếu phương tiện để nói lên điều này với quốc tế, th́ xin Quư vị hăy nói dùm, hăy mạnh dạn chứng minh vắn gọn, rơ ràng với thế giới rằng tự do ngôn luận tại Việt Nam c̣n thua thời Karl Marx ở Luân Đôn cách đây 170 năm! Trước 1975, ở miền Nam, chúng tôi có báo tư nhân, có đài phát thanh, có đài truyền h́nh (của các tập thể lẫn các tôn giáo). Bây giờ ngay cả báo chí th́ cũng chẳng có tờ nào! Khi v́ ngoại giao mà lấp lửng chuyện này, th́ các chính khách quốc tế đă vô t́nh làm chứng cho sự dối trá thay v́ làm chứng cho sự thật, tiếp tục gây đau khổ cho nhân dân chúng tôi. 

- Thứ ba, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phơi bày sự thật về ông Hồ Chí Minh. Quư vị đều biết rơ bộ mặt của nhân vật này nhưng v́ cứ măi kéo dài sự lập lờ trước quốc tế, khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam được thể duy tŕ huyền thoại dối trá đó, đầu độc tâm trí giới trẻ, gây tai hại vô vàn cho nhân dân nước Việt.

- Thứ tư, xin Chính phủ và Quốc hội Canada giúp phong trào đấu tranh trong nước, đặc biệt Khối 8406 chúng tôi, tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội giả tạo năm 2011 tới. (Nói chung, linh mục Lư cũng tŕnh bày cho Bà Đạisứ Canada y như cho bà phó đại sứ Hoa Kỳ Virginia E. Palmer hôm 23-03-2010).

Bà Đại sứ ghi nhận tất cả và hứa sẽ tiếp tục can thiệp giúp các nhà tranh đấu, các chiến sĩ ḥa b́nh dân chủ; c̣n những mục tiêu đấu tranh cụ thể (đặc biệt của Khối 8406) th́ bà nói sẽ tŕnh bày lên Quốc hội và Chính phủ Canada để họ ủng hộ. Thấy thái độ cởi mở, biết lắng nghe củaBà Đại sứ, Linh mục Lư tranh thủ nói thêm:

Khối 8406 chúng tôi đang chuyển lối đấu tranh từ thế chịu đàn áp, đối phó, đỡ gạt sang thế chủ động chinh phục đối phương bằng con đường đạo đức. Chúng tôi cố gắng đào tạo một lớp chiến sĩ ḥa b́nh đầy nhân bản, văn hóa, đạo đức, lịch sự, hiếu ḥa, nhưng nhất định không thỏa hiệp. Chúng tôi tiếp tục phát động phong trào "Toàn dân mặc áo trắng đ̣i dân chủ cho Việt Nam vào ngày 01 và 15 mỗi tháng". Xin quư chính khách quốc tế quan tâm ủng hộ chiến dịch này. 

Bà Đại sứ nói: Vâng, chúng tôi sẽ cố gắng nghe theo lời Linh mục và sẽ có thái độ dứt khoát, rơ ràng hơn. Nhưng chúng tôi cũng hết sức để tránh bị chụp mũ là "can thiệp vào nội bộ Việt Nam". Lm Lư liền trả lời:

Quan niệm "can thiệp nội bộ" của Nhà cầm quyền Việt Nam th́ xin Bà hiểu như sau: Nhà cầm quyền Việt Nam khi muốn xía vào chuyện nội bộ của nước nào (như tại Campuchia trước đây) th́ nói đấy là "nghĩa vụ quốc tế cao cả"! Nhưng khi muốn phủi tay không can thiệp hay muốn tránh né không phê b́nh (như đối với Myanmar hiện giờ) th́ lại nói rằng họ tôn trọng chuyện nội bộ của nước khác. Đó là lập luận có tính cách gian trá, thiếu ṣng phẳng của nhà cầm quyền Hà Nội. Riêng lập trường của chúng tôi th́ xin thưa với Bà Đại sứ như sau: Hiện nay, quả đất càng ngày càng thu nhỏ và nhân loại nên như một gia đ́nh, v́ chúng ta liên lạc quan hệ với nhau một cách dễ dàng, chặt chẽ và mật thiết hơn. Hầu như tất cả mọi giá trị đều được toàn cầu hóa, nhất là các giá trị của văn minh, của nhân quyền. V́ thế, các quốc gia dân chủ đều chỉ ưa quan hệ với một nhà nước văn minh tôn trọng nhân quyền. Việt Nam muốn hội nhập vào xă hội tiến bộ của loài người, muốn đi họp Liên Hiệp Quốc, muốn thiết lập bang giao với các nước th́ phải có một mặt bằng tiêu chuẩn về văn minh, về nhân quyền như họ. Nhưng đang khi muốn làm tất cả những chuyện ấy càng nhiều càng tốt mà Việt Nam lại cứ khăng khăng nói "việc nội bộ của chúng tôi" khi bị chất vấn về nhân quyền dân chủ, bị tố cáo đàn áp nhân dân đồng bào, th́ xin Quư vị hăy nói với nhà cầm quyền Hà Nội rằng: nếu ưa dùng chiêu bài "chớ can thiệp chuyện nội bộ" th́ Việt Nam đừng tiếp xúc với quốc tế, đừng dự họp LHQ, đừng cử phái bộ ngoại giao đi các nước, đừng tham gia các hội nghị toàn cầu! Một chính phủ muốn hội nhập với năm châu, muốn thiếp lập quan hệ ngoại giao rộng răi, muốn nhận được sự giúp đỡ của nhiều nước mà lại cứ sợ người ta "can thiệp vào chuyện nội bộ", th́ như vậy có nghĩa là quyền lợi luôn mong hưởng thụ mà trách nhiệm lại chuyên khước từ. Quả là vô lư! Về chuyện này, xin Quư vị nắm vững nguyên tắc: Việt Nam muốn nhờ sự giúp đỡ của quốc tế, muốn quan hệ với năm châu th́ phải theo tiêu chuẩn mặt bằng nhân quyền của loài người. Các nhân quyền này, những Công ước Quốc tế đă nói rất rơ, nhưng các chính phủ độc tài lúc nào cũng t́m cách định nghĩa lại tiêu chuẩn độc đoán của họ. Vậy Quư vị đừng sợ rằng các nhà nước đó trách móc Quư vị can thiệp nội bộ, trái lại hăy nói thẳng với họ rằng chúng tôi chỉ muốn quan hệ với những nhà nước văn minh thôi, chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ những nhà nước bằng ḷng cho người dân được hưởng những nhân quyền cơ bản, chúng tôi có quyền chất vấn và đ̣i hỏi về nhân quyền dân chủ với các nhà nước có quan hệ ngoại giao, thương mại, văn hóa… với chúng tôi. Xin nói thẳng với Việt Nam như thế, chớ ngại
ngùng ǵ!

Bà Đại sứ nói: Tôi xin tiếp thu ư kiến của Linh mục và chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để đạt được những sự việc cụ thể như Linh mục yêu cầu. Xin cảm ơn. 


Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường tŕnh từ Huế

22g30 ngày 06-04-2010


<< trở về đầu trang >>
free counters