Không đạt được thỏa thuận về Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
Tin VOA
Hội nghị Thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á – gọi tắt là ASEAN – đă kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Trong năm qua căng thẳng về vấn đề chủ quyền đă gia tăng tại vùng biển được cho là có chữ lượng dầu mỏ và khoáng sản lớn, chủ yếu là do những hành động khẳng định chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc.
Theo hăng thông tấn DPA, Việt Nam đă hối thúc các thành viên ASEAN giải quyết các tuyên bố về chủ quyền chung trong khu vực và sau đó khối này sẽ phối hợp để đàm phán với Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc lại khăng khăng đ̣i đàm phán riêng với từng nước.
Không riêng Việt Nam, Philippines cũng đă hối thúc Trung Quốc và các thành viên của ASEAN tiến tới một thỏa thuận nhằm hỗ trợ cho các dự án đầu tư tư nhân sử dụng nguồn dầu khí được phát hiện tại các ḥn đảo thuộc biển Đông nhằm giải quyết các vấn đề về pháp lư và chủ quyền giữa các nước có tranh chấp.
Bản tin đăng trên businessmirror hôm 8/4 trích lời một giới chức cao cấp tại Bộ Ngoại giao Philippines cho hay hiện ASEAN đang xem xét 18 dự án và đề xuất “khả thi” đối với nguồn dầu mỏ được phát hiện ở quần đảo Trường Sa.
Theo đề xuất của Philippines th́ thỏa thuận này sẽ cho phép các công ty tư nhân được thực hiện các dự án liên doanh mà không cần có sự tham gia của các chính phủ.
Do đang có tranh chấp nên các chính phủ sẽ khó có thể tiến tới các thỏa thuận chung, v́ vậy Philippines đề xuất cho phép các công ty tư nhân được tiến hành các dự án nơi các chính phủ không thể tiến hành.
Hăng thông tấn Đức cũng cho hay mặc dù vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trước đó được dự kiến sẽ đóng một vai tṛ quan trọng tại hội nghị ASEAN lần này, nhưng tuyên bố chung cuộc mà các nhà lănh đạo ASEAN đưa ra tại phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh lại không đề cập đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trả lời phóng viên trong cuộc họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chỉ đề cập đến Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông – tức DOC – được kư giữa ASEAN và Trung Quốc hồi năm 2002, trong đó các bên cam kết sẽ t́m giải pháp ḥa b́nh thông qua thương lượng đối với các tranh chấp này.
Ông Dũng nói rằng ‘ASEAN và các giới chức Trung Quốc đă đồng ư sẽ tiến hành các cuộc hội nghị để thảo luận giải pháp thúc đẩy việc thực hiện DOC.’
Việc không đạt được một tuyên bố chung cho thấy vẫn chưa có tiến bộ nào trong việc đạt được một tiếng nói chung của cả khối ASEAN đối với những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc.
DPA trích lời ông Nazery Khalid, một chuyên gia về các vấn đề tranh chấp trên biển tại Học viện Hàng Hải Malaysia nói rằng “việc Trung Quốc tiếp tục đàm phán song phương về vấn đề này không chỉ cho thấy sức mạnh của Bắc Kinh mà c̣n cho thấy điểm yếu của ASEAN và ASEAN cần phải khắc phục điểm yếu này.”
Hôm thứ Năm, ông Dũng đă có một cuộc gặp riêng với Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo.
Phippines đă giải quyết một số tranh chấp của họ trong các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc và đă cùng Trung Quốc phản đối việc Việt Nam và Malaysia đệ tŕnh một tuyên bố chung về chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc hồi tháng Năm năm ngoái.
Tuy nhiên sau cuộc gặp với ông Dũng, phía Philippines cho hay hai bên đă đồng ư t́m một giải pháp “đôi bên cùng có lợi” đối với việc Philippines phản đối tuyên bố chung về chủ quyền của Việt Nam và Malaysia.
Ngoài Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Đài Laon và Brunei cũng đều chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các ḥn đảo ở Biển Đông.
Nguồn: DPA, Businessmirror.com