Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Hai vợ chồng người tỵ nạn Việt Nam bị mất tích ở Thái Lan

Hai vợ chồng người tỵ nạn Việt Nam bị mất tích ở Thái Lan

 

Thanh Quang,
phóng viên RFA

 

Thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Cách đây khoảng một tuần, vợ chồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, được Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận, bị bắt cóc ngay tại thủ đô Bangkok.

Câu hỏi được nêu lên là ai đă thực hiện hành động này. Và giới chức liên hệ cần có phản ứng ra sao để ngăn chận những hành động như vậy tái diễn ở xứ Chùa Vàng – cũng như đă từng diễn ra ở xứ Chùa Tháp. Mời quư vị theo dơi bài tường thuật từ Bangkok của Thanh Quang như sau:

 

Mật viên Việt Nam bắt cóc

Theo lời kể của người con trai tên Phạm Bá Tâm sau khi nhận được cú điện thoại thoáng qua của mẹ em, th́ ba mẹ của em, là ông Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, bị một nhóm mật viên Việt Nam sang tận Thái Lan để thực hiện hành động bắt cóc này.

Em Phạm Bá Tâm cho biết:

Bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh cung cấp.

Bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh cung cấp.

Phạm Bá Tâm: “Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 15 tháng Tư vừa rồi, ba mẹ nói là ra ngoài để mua đồ cho gia đ́nh cũng như thường lệ. Đến chiều tối không thấy ba mẹ về, em nghĩ vấn đề có thể là do kẹt xe hay vấn đề ǵ đó của Thái Lan. Nhưng rồi đến khuya cũng không thấy ba mẹ về, em đă cố liên lạc với Cao Ủy Ty Nạn. Đến chiều tối ngày 16, lúc khoảng 7 giờ rưỡi tối, em nhận được cú điện thoại từ mẹ, cho biết rằng ba mẹ bị cảnh sát Việt Nam bắt. Cú điện thoại này của mẹ th́nh ĺnh bị cắt. Em đă liên lạc nhiều nơi, với thiếu tá Mark, với phía Cao ủy Tỵ nạn nhằm giúp t́m kiếm ba mẹ.

Sau một thời gian, đến ngày hôm qua thứ Tư ngày 21/04, lúc 10 giờ rưỡi sáng, th́ em nhận được cú điện thoại của chú ruột em từ Việt Nam, thông báo rằng ba mẹ bị cầm tù tại Sài n, tại cơ quan công an điều tra. Bây giờ bên phía gia đ́nh không thể gặp mặt ba mẹ được. Và những người thân đều bị bắt”.

 

Theo lệnh triệu tập khẩn của Cục An ninh Đảng bộ TPHCM mà chúng tôi nhận được, th́ – nguyên văn: “Việt Nam yêu cầu tên Phạm Thị Phượng buộc phải trở về Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp chính phủ CHXHCN Việt Nam”. Vẫn theo nguyên văn của văn bản này, th́ “bà không thể nào đủ sức để dựa vào cao ủy liên hợp quốc tại Thái Lan khi bà vẫn mang trọng án cao nhất của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam”. Lệnh triệu tập này cảnh báo rằng nếu bà Phạm Thị Phượng không tự nguyện trở về Việt Nam th́ – nguyên văn - “ Đội an ninh mật đóng tại Thái Lan sẽ thi hành công lệnh không phải thông qua cao ủy liên hợp quốc... kể cả chồng bà và 6 đứa con”.

Trước t́nh cảnh như vậy, 6 người con của hai người tỵ nạn Việt Nam vừa nói rất khủng hoảng, như em Phạm Bá Tâm cho biết:

Phạm Bá Tâm:“Cháu và các em tất cả 6 người vẫn đang chờ đợi v́ chưa biết rằng sẽ đi về đâu. Phía chính quyền Mỹ hay Cao ủy Tỵ nạn sẽ giúp đỡ, bảo vệ cho anh em cháu thoát khỏi sự đe dọa, theo dơi, bắt bớ đưa anh em chúng cháu về Việt Nam. Anh em cháu hiện rất sợ. Đây là một sư đe dọa rất nặng nề, làm tụi cháu bị khủng hoảng”.

Chúng tôi đă tiếp xúc với con trai của ông, bà Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng là em Phạm Bá Tâm như vừa nói để t́m hiểu thêm về hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là nguy hiểm, của gia đ́nh họ, như quư vị  nghe sau đây:

 

Thanh Quang: Ba mẹ và 6 anh em cháu qua Thái Lan hồi nào?

Phạm Bá Tâm: Tháng 10 năm 2002.

 

Thanh Quang: Gia đ́nh cháu qua đây th́ nói chung triển vọng được định cư ở Mỹ ra sao?

Phạm Bá Tâm: Khi gia đ́nh cháu rời khỏi Việt Nam với mục tiêu là chạy trốn khỏi chế độ cộng sản, th́ khi tới đây, mới đầu, chưa có mục tiêu là vào Liên Hiệp Quốc hay tới đâu, mà chỉ mong chạy khỏi đất nước thôi. Bởi v́ ba mẹ đă bị tù đày, giam cầm tại đất nước cộng sản Việt Nam.

 

Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ nạn cho bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh Bà gởi cho RFA.

Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ nạn cho bà Phạm Thị Phượng. H́nh do gia đ́nh Bà gởi cho RFA.

Thanh Quang: Tù đày như vậy th́ riêng mẹ cháu đă bị Việt Nam nhốt bao lâu?

Phạm Bá Tâm: Mẹ cháu v́ trước kia là mật viên của Mỹ và làm cho Việt Nam cộng ḥa, nên sau 30 tháng Tư năm 1975, mẹ bị bắt giam hết 4 năm tại Mật khu 5 của chế độ cộng sản. Và mẹ được thả ra vào cuối năm 1979. C̣n ba cháu là lính không quân Việt Nam cộng ḥa. Sau khi cộng sản vào chiếm Miền Nam th́ họ bắt cả gia đ́nh đi vùng kinh tế mới tại nông trường Thọ Vực.

 

Thanh Quang: Trước khi ba mẹ cháu bị bắt cách nay mấy hôm, triển vọng định cư của gia đ́nh cháu đă tới đâu rồi?

Phạm Bá Tâm: Vấn đề định cư của gia đ́nh cháu thật không may mắn, mất rất nhiều thời gian. Có rất nhiều điều đă xảy ra không tốt cho gia đ́nh. Và gia đ́nh cháu vẫn trong giai đoạn chờ đợi bên Cao y Tỵ nạn giúp đỡ, t́m một nước để đi định cư.

 

Thanh Quang: Ngay bây giờ, phản ứng của Cao y Tỵ nạn ra sao ?

Phạm Bá Tâm: Ngay khi được tin ba mẹ bị bắt, th́ Cao y nói là t́m mọi cách để giúp đỡ cho gia đ́nh. Hiện chưa thấy họ giúp đỡ bằng cách nào, chỉ biết là họ đang làm việc để giúp cho gia đ́nh cháu thôi.

 

Vi phạm luật pháp quốc tế

Một cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, thiếu tá hồi hưu Mark A. Smith đang có mặt tại Bangkok, quen biết nhiều với bà Phạm Thị Phượng khi bà được huấn luyện làm nhân viên t́nh báo Mỹ hồi năm 1969 và rồi phục vụ cho chương tŕnh đặc biệt do Thiếu tá Mark đánh giá. Thiếu tá Mark nhận xét trường hợp vợ chồng hai người tỵ nạn này như sau:

Major Mark: “Đây là vấn đề mang tính cách quốc tế. Nếu những người từ Việt Nam tới đây, tôi không cần biết họ lo lót cho cảnh sát Thái như thế nào, nhưng họ tự tiện bắt người đưa ra khỏi Thái Lan, trong khi xứ Thái là một nước dân chủ, pháp trị. Ngay tại Thái Lan, họ phải ra ṭa,  giải thích với ṭa án Thái Lan lư do tại sao những người mà họ bắt cần đưa trở lại Việt Nam, v́ đă là tôi phạm, hay ǵ ǵ đó. Đằng này mật viên Việt Nam tự tiện bắt người và chớp nhoáng đưa trở lại Saigon. Điều này có nghĩa là họ vi phạm thỏa thuận ASEAN, thỏa ước quốc tế, vi phạm quy chế của LHQ bảo vệ người tỵ nạn như trường hợp hai vợ chồng ônng Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, và cả luật lệ của Vương Quốc Thái.

Do đó, câu hỏi trong thời điểm này là tất cả những chính phủ liên hệ phải phản ứng như thế nào trước việc Việt Nam cho mật viên tự tiện đến Thái Lan để bắt cóc người theo ư họ. Nếu có sự nhúng tay nào đó của người Thái – như cảnh sát Thái - cũng rất có thể, nhưng hành động vừa rồi của Hà Nội là bất hợp pháp. Và chuyện 2 vợ chồng tỵ nạn Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng đang ở Sài n hiện giờ chỉ có mật vụ Việt Nam là câu trả lời cho sự việc liên quan hành động họ đến đây, tiếp xúc với ai để rồi bắt người và chuyển ra khỏi Vương Quốc Thái trong thời gian rất ngắn. Nên đây không phải chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền, mà đây c̣n là vấn đề vi phạm đến an ninh quốc gia của Vương Quốc Thái, và cũng có liên hệ đến an ninh quốc gia của cả Hoa Kỳ.”

 

Và Thiếu tá Mark Smith nhân tiện bày tỏ sự mong mơi như sau:

Major Mark: “ Do đó, tôi tin tưởng, hy vọng và cầu mong Việt Nam thả hai vợ chồng anh Phạm Bá Tân để họ được đoàn tụ với 6 người con của họ, sau cùng rồi, tại Hoa Kỳ. Và chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp, chính sách Mỹ đ̣i hỏi Washington phải hành động để giúp đỡ gia đ́nh này. Và đó là điều dĩ nhiên.”

 

Vụ bắt cóc người Việt Nam tỵ nạn vừa nói tại xứ Chùa Vàng khiến người ta liên tưởng đến những vụ mật viên Việt Nam bắt cóc người tỵ nạn ở xứ Chùa Tháp, mà cụ thể là trường hợp của Thy Thích Trí Lực hiện định cư tại Âu Châu. Thầy Thích Trí Lực kể lại như sau:

Văn pḥng UNHCR nằm trong khuôn viên trụ sở LHQ ở Thái Lan. Photo courtesy of UN Thailand.

Văn pḥng UNHCR nằm trong khuôn viên trụ sở LHQ ở Thái Lan.

Photo courtesy of UN Thailand.

Thầy Thích Trí Lực: “Dạ trong thời gian tôi qua và gởi đơn xin tỵ nạn tại Cao ủy Tỵ nạn ở Phnom Penh vào năm 2002, chúng tôi là người Kinh, không được ở trong trại tỵ nạn, cho nên phải thuê nhà ở ngoài. Điều cần phải biết là sau khi bộ đội Miền Bắc rút khỏi Campuchia, họ đă cài lại rất nhiều t́nh báo, núp dưới h́nh thức thương gia, kết hôn với người bản xứ hay hoạt động cho t́nh báo Việt Nam. Tôi là môt nạn nhân của chế độ CS Việt Nam. Tôi c̣n nhớ vào ngày 25 tháng 7 năm 2002, lúc chạng vạn, tôi ra chợ Ô-Xây ở đường 185 để mua đồ dùng. Khi quay người lại th́ một số người lạ mặt chận sau lưng tôi và vài ba người tấn công tôi, đẩy tôi lên một chiếc xe đậu sẵn bên lề đường. Họ đánh đập tôi trên xe, rút trong túi tôi thẻ tỵ nạn do LHQ cấp cho tôi ngày 28 tháng 6 năm 2002. Xe chạy một quăng, rồi vào một cơ quan mà dưới ánh đèn điện, tôi thấy rơ có chữ “cảnh sát quốc tế”.

Rồi họ chuyển tôi sang một chiếc ô-tô nhỏ đậu gần đó, mang biển số Khmer 2475. Họ ghé vào một đồn công an Campuchia gần bùng binh cầu Sài n, nhốt tôi một đêm ở đó. Sáng hôm sau, ngày 26 tháng 7 năm 2002, họ chở tôi hướng về cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh, rồi chuyển giao cho Bộ Công an Việt Nam đă chờ sẵn tại biên giới. Sau đó họ đưa tôi vào trại giam B34 tọa lạc ở số 237 đường Nguyễn văn Cừ, quận 1, Sàin. Họ giam giữ tôi 15 tháng trời, rất nghiêm ngặt. Bên ngoài, người thân, bạn bè không biết tôi c̣n sống hay đă chết.

 

Thanh Quang: Như vậy Thầy nhận xét như thế nào về hành động bắt cóc của mật viên Việt Nam tại xứ nguời ?

Thầy Thích Trí Lực: Nhà cầm quyền CS Việt Nam đă xem thường luật pháp quốc tế, đă ngang nhiên bắt cóc người tỵ nạn trên lănh thổ láng giềng. Cơ quan t́nh báo mật vụ của Việt Nam đă tung hoành ngang dọc. Họ chẳng coi luật pháp quốc tế ra ǵ cả.

 

Vừa rồi là thầy Thích Trí Lực từ Âu Châu.

Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.


<< trở về đầu trang >>
free counters