Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc
Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá, với quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".
Từ đầu tháng 3 này người dân Bắc Kinh đổ xô đi t́m mua cuốn sách Giấc mơ Trung QuốcTư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có b́nh luận. tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lănh đạo thế giới. Cuốn sách c̣n có tựa đề phụ:
Tác giả sách là đại tá Lưu Minh Phúc, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc trường ĐH Quốc pḥng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.
|
B́a cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc" |
Sách chủ yếu tŕnh bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.
Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc...) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lănh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.
Sách đă kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một bloger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc pḥng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang t́m cách kiềm chế những phản ứng như trên v́ không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.
Nhưng Romberg cho rằng lănh đạo TQ cũng phải xem xét ư kiến của giới tinh hoa trong xă hội, gồm cả các tướng lănh quân đội. Hăng Reuters đưa tin một giáo sư TQ dạy môn Quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh nhận định: 'Xă hội TQ đang thay đổi. Nếu xă hội đ̣i hỏi một lập trường cứng rắn hơn th́ việc không để ư đến yêu cầu đó có thể sẽ phải trả giá đắt.''
Sách dày 303 trang, 40 vạn chữ, gồm 8 chương, (chương 2 và 6 chiếm một nửa số trang), chia 38 mục lớn với 174 mục nhỏ, có tính chất một công tŕnh nghiên cứu công phu. Người viết lời giới thiệu sách dưới tựa đề: Cuộc chơi nước lớn TQ-Mỹ mở đầu thời đại mới của lịch sử thế giới là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu chính uỷ ĐH Quốc pḥng TQ.
Các chương sách có tựa đề như sau: 1. Nhất thế giới - giấc mơ trăm năm của TQ; 2. Đọ sức thế giới: cuộc chiến đấu tranh giành "quốc gia quán quân" giữa Mỹ với TQ; 3. Thời đại TQ - "thời đại Hoàng phúc" (phúc da vàng) của thế giới; 4. Dùng tính cách TQ để xây dựng "vương đạo TQ"; 5. Chiến lược lớn cần có tư duy chiến lược; 6. Chớ nên có ảo tưởng với nước Mỹ; 7. Nước lớn trỗi dậy tất phải có quân đội lớn; 8. Kêu gọi thuyết TQ sụp đổ.
Cuộc cạnh tranh lịch sử
Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp th́ TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí c̣n kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung Hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu "Chấn hưng dân tộc" tức là "Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới"; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được ǵ.
Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đă khẩn trương thực thi tham vọng "Vượt Anh đuổi Mỹ", phát động các phong trào Đại Nhảy vọt, Công xă nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.
Từ thập niên 80, Đặng Tiểu B́nh đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: - mục tiêu hiện đại hoá XHCN để TQ trở thành nhất thế giới; - đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên tŕ 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; - 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI; - chiến lược lớn phát triển hoà b́nh là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.
V́ TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô h́nh trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước ḿnh trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lư cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: - tổng sản phẩm quốc nội GDP; - sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm; - GDP b́nh quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện c̣n yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP b́nh quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP b́nh quân đầu người.
Thế kỷ XXI c̣n 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu v́ phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc.
Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới th́ tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải - tác giả viết.
Mục tiêu lănh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà c̣n phải làm lănh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không c̣n đủ sức lănh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lănh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô h́nh kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, v́ thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lănh đạo thế giới. Hiện nay mô h́nh phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.
Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ư muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lănh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.
Tác giả Lưu Minh Phúc |
TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều ǵ ḿnh không thích th́ chớ đem đến cho người khác), kiên tŕ b́nh đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà b́nh, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, pḥng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.
Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".
TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, c̣n các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hoá của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ th́ khi ấy mới đến thời đại văn hoá TQ.
Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hoá truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. "Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hoá và giá trị c̣n khó hơn giấc mơ kinh tế," - tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ư kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lư quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, "v́ TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của ḿnh và làm yếu các nước phương Tây".
Tính chất cuộc chạy đua TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI
Để giành ngôi quốc gia quán quân, TQ phải chạy đua marathon với Mỹ suốt thế kỷ XXI. Lưu Minh Phúc cho rằng cuộc cạnh tranh này có tính chất một cuộc chiến tranh ấm ("ôn chiến") - khái niệm mới do tác giả đề xuất.
Chiến tranh ấm là h́nh thức cơ bản của cuộc chơi chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI, trong đó Mỹ "dẫn đường" và "quản lư" TQ, đồng thời "hữu nghị ngăn chặn", "hợp tác ngăn chặn" TQ, thực tế là chiến tranh không nóng, không lạnh, chỉ là "nửa lạnh". Đặc điểm của chiến tranh ấm là ngăn chặn trong tiếp xúc, cạnh tranh trong hợp tác, hoà nhập trong toàn cầu hoá, khống chế trong dẫn đường và quản lư.
Đây là một mô h́nh cạnh tranh văn minh hơn chiến tranh lạnh nhưng chưa hoàn toàn thoát khỏi bóng ma của nó. Do điều kiện thời đại và đối thủ khác trước nên Mỹ không thể tiến hành được chiến tranh toàn bộ lạnh. Cuộc cạnh tranh TQ-Mỹ là sự kết hợp hoà b́nh trỗi dậy với hoà b́nh ngăn chặn, giữa cạnh tranh chiến lược với hợp tác chiến lược.
Chiến tranh ấm đ̣i hỏi TQ không thể chỉ trỗi dậy về kinh tế mà c̣n phải trỗi dậy về quân sự, nhất quyết phải làm một nước lớn mạnh về quân sự. Đây là quan điểm chủ yếu tác giả yêu cầu người TQ quan tâm. Quân đội TQ hiện yếu hơn Mỹ.
Năm nay tuy c̣n khủng hoảng kinh tế nhưng ngân sách quốc pḥng của Mỹ vẫn cao tới 680,2 tỷ USD (TQ là 78 tỷ USD), chiếm hơn một nửa tổng chi phí quân sự toàn thế giới.
Hiện nay quân đội TQ vẫn là quân đội kiểu pḥng ngự, kiểu đánh trên bộ, kiểu nửa tin học hoá nửa cơ giới hoá, nay cần phát triển thành kiểu quân đội tiến công kiêm pḥng ngự, phải có khả năng tác chiến vượt biển vượt biên giới, thực hiện tin học hoá, cơ giới hoá. Sức mạnh quân sự TQ chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế. GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn.
Trong lịch sử đă có nước giàu mà thua trận, như TQ thua Anh trong cuộc chiến tranh Thuốc phiện, khi ấy GDP của TQ lớn nhất thế giới. Sau đó TQ lại thua Nhật trong chiến tranh Giáp Ngọ, khi mà GDP TQ gấp 4 lần của Nhật. Giàu mà không mạnh th́ sẽ bị đánh.
Tác giả viết: trong thế kỷ XXI TQ sẽ không có "đại chiến" với Mỹ. Đó là do Mỹ xưa nay có truyền thống thi hành đường lối không bao giờ gây chiến tranh với bất cứ nước lớn nào, và cũng do TQ không muốn có chiến tranh. "Nếu muốn không có đại chiến với Mỹ th́ TQ phải có đại quân", tức quân đội mạnh về chất lượng.
TQ trỗi dậy về quân sự không phải là để đánh Mỹ mà là để không bị Mỹ đánh, để bảo đảm không thua khi bị Mỹ đánh, cho nên sự trỗi dậy quân sự của TQ không đe doạ Mỹ mà là để loại bỏ sự đe doạ của Mỹ đối với TQ. Hiện nay do Mỹ mạnh TQ yếu nên TQ cần chơi Thái cực quyền, ra sức lợi dụng một số quốc gia và vấn đề đang làm Mỹ đau đầu (như Iran, Triều Tiên ...) để ngáng chân Mỹ.
TQ cần tỉnh táo, chớ chủ quan nóng vội
Cuốn sách kết thúc bằng chương "Kêu gọi Thuyết TQ sụp đổ". Tác giả nhắc mọi người luôn nhớ Tinh thần quốc ca tức nhớ câu Dân tộc TQ đă tới lúc nguy hiểm nhất trong bài quốc ca TQ.
Ông viết: thuyết TQ sụp đổ là lời phương Tây nguyền rủa TQ nhưng thực ra lại là cái có giá trị nhất và cần nhất cho TQ trong số 4 thuyết họ nói về TQ (TQ trỗi dậy, TQ sụp đổ, TQ đe doạ, TQ trách nhiệm). Nó cũng là hồi chuông báo động TQ cần gióng lên với chính ḿnh.
Người Mỹ thường xuyên la hét thuyết nước Mỹ suy tàn; sau đại chiến II họ từng 8 lần làm như vậy. Người Nhật luôn nhắc nhau thuyết Nhật Bản ch́m đắm. Trong quá tŕnh TQ phát triển và trỗi dậy, các mâu thuẫn và vấn đề cũng phát triển và trỗi dậy theo; trỗi dậy và sụp đổ chỉ cách nhau một bước.
Năm 1994 Đặng Tiểu B́nh nói: cho dù 51% người giàu lên trước th́ vẫn c̣n 49%, tức hơn 600 triệu dân nghèo khổ; như thế TQ cũng sẽ có loạn, có nội chiến. Tác giả vạch ra hiện nay TQ có rất nhiều cái "nhất thế giới" về mặt tiêu cực, như tham nhũng, tàn phá môi trường, phân phối bất công...
TQ muốn trỗi dậy, then chốt là giới tinh anh phải trỗi dậy; giới này không được trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi và kém tài năng. TQ cần sáng tạo nền dân chủ tốt hơn dân chủ Mỹ, xây dựng chính quyền thanh liêm hữu hiệu hơn cơ chế đa đảng, tạo lập chế độ phân phối công bằng hơn nhà nước phúc lợi. Lưu Minh Phúc kêu gọi người TQ tỉnh táo tư duy, tránh nóng vội, chủ quan đánh giá thấp đối thủ Mỹ.
Người ta thường nói từ ước mơ đến hiện thực bao giờ cũng có một khoảng cách. Chúng ta hăy chờ xem người TQ thực hiện giấc mơ của họ như thế nào.
---------------------------------------------
|
Nguồn: Tuần Vietnam