Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chuyện kể của những phụ nữ Viêt Nam nạn nhân buôn người

Chuyện kể của những phụ nữ Viêt Nam nạn nhân buôn người

 

Khánh An,

phóng viên RFA

 

Một đoạn của Bức tường Berlin, ranh giới một thời của sự đổi đời. Photo by Diệu Thomas.

Một đoạn của Bức tường Berlin, ranh giới một thời của sự đổi đời.

    Photo by Diệu Thomas.

Đă qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người.

 

Bước chân vào địa ngục

T́nh trạng buôn người tưởng đă lùi vào dĩ văng vẫn xảy ra tại Đông Âu và châu Âu, nơi những phụ nữ Việt phải đánh đổi danh dự, tiền bạc và thậm chí cả sinh  mạng cho đường dây khủng khiếp mà phóng viên Khánh An của đài chúng tôi phát hiện qua lọat bài phóng sự sau đây về những địa ngục trần gian ấy.

Điều kiện đầu tiên mà tôi phải chấp nhận để được nghe chị kể một phần câu chuyện của đời ḿnh là thay đổi tên của chị.

Chị bảo: “Lấy tên chị là Kim Anh nhé”. Tôi đồng ư.

Mà cũng tại cái đất nước Đức đă làm cho chị cứ phải hồi hộp, co rúm người đến như thế, chứ ngay cả cái tên gọi hiện tại cũng đâu phải là tên thật của chị khi c̣n ở Việt Nam bởi nếu khai tên thật, chị đă bị trả về nước từ lâu, lấy ai ra làm tất tần tật những công việc ở tận đáy xă hội, vào tù ra khám, để trả món nợ vay mượn đi nước ngoài hai năm trước đây.

Chị bảo quê chị ở Nghệ An, đàn con của chị năm đứa xâm xấp lớn. Công việc làm ăn ở quê nhà thất bát đă khiến chị t́m đường xuất ngoại sang Âu.

Nghe bảo có đường dây đưa đi chỉ tốn mười mấy ngàn đô mà sang bất cứ nước nào ở châu Âu cũng được.

Chị lần hỏi, biết được người làm đường dây cũng là người trong vùng, một trong số họ lại là người có đạo nên yên tâm phần nào.

Chạy vạy vay mượn đủ số tiền 14.000 USD, chị chồng tiền rồi hồi hộp đợi ngày lên máy bay. Ngày lên đường, chị mang theo hy vọng và tương lai của cả gia đ́nh. Thế nhưng hành tŕnh đến trời Âu không như chị nghĩ…

 

Thăm thẳm miền đất hứa

“Chị không ngờ sang bên này nó khổ cực thế. Thực sự là như thế. Nó khổ lắm em ạ! Hồi đó chị đi qua th́ qua Tiệp, rồi từ Tiệp đi sang bên này. Nó làm theo kiểu công ty đi khảo sát thị trường.”

Đúng theo hứa hẹn của người môi giới, lần đầu được đi máy bay, lại trong vai tṛ người “đi khảo sát thị trường”, chị thấy lâng lâng, chị bắt đầu thấy ḿnh có quyền mơ về một tương lai sáng sủa hơn nơi đất khách.

Đến Tiệp, người dẫn đường bảo đă đến lúc phải đi đường rừng sang Pháp, coi như đọan đường đi bằng giấy tờ hợp lệ đă kết thúc. Chị nghe thế cũng thấy lo lo...

Một nhóm người lầm lũi đi bộ trong rừng giữa cái rét căm căm của mùa đông trời Âu. Chị đi từ Tiệp sang c̣n đỡ, những người bạn cùng cảnh ngộ chị đi sang từ Nga c̣n khổ hơn. Chị kể:

“Sau khi sang đến Nga th́ nó bắt đi bộ trong rừng, phải đi bộ trong rừng 3 ngày mà tuyết lút đến quá đầu gối, phải nhịn đói. Nó cho ăn bánh ḿ với nước thôi rồi nó đưa vô trong một cái nhà nó nhốt, chờ có xe đến th́ cứ khỏang 7, 8 người cho vào trong một cái xe thùng bịt kín đi sang Pháp.

Sang Pháp th́ rất chi là khổ. Chị cũng ở bên Pháp 4, 5 tháng trời. Khổ lắm em ơi! Ăn rồi ở trong rừng trong rú. Ḿnh tự làm một cái lán, dựng lên ở trong rừng rồi cả nam cả nữ khỏang 10 người ngủ chung với nhau.

Khổ lắm em! Ăn uống th́ cái quân đường dây nó cũng cho ăn hai bữa nhưng mà nó cứ đi mua thịt gà về rồi cho ăn với cơm. Ngày nào cũng như ngày nào. C̣n rau th́ ở đó có rừng, có cây, đi ra hái lá về ăn thế, làm rau.

 

Địa ngục trong rừng

Thời gian sống trong rừng quả là nỗi ám ảnh đối với chị và các bạn đồng hành. Theo lời chị kể, không những phải nhịn đói, chuyện tắm táp đối với họ cũng là một thứ nhu cầu xa xỉ.

“Khổ cực kỳ luôn. Một tuần nó đi xách nước về nó cho tắm 1 lần thôi. Đó là đàn bà. C̣n đàn ông th́ chỉ có đánh răng, rửa mặt thôi. Nước chỉ để đánh răng, rửa mặt thôi.”

 Nhưng điều kinh ḥang nhất không phải là chuyện thiếu thốn vật chất mà là một nỗi đau khác, lớn gấp vạn lần. Chị kể, để đến được một quốc gia châu Âu, thường phải ở trong rừng ít nhất cũng vài ba tháng trong thời gian chờ người dẫn đường t́m được xe để “đóng” lậu người vào:

“Có đôi ngày nó dắt ḿnh bảo ra nó đóng xe nhé. Nó bảo bỏ ḿnh lên xe nhưng thực tế nó đưa ḿnh ra chỗ hẻo lánh. Nó hiếp dâm ḿnh, bắt ḿnh ngủ với hắn. Nếu mà không ngủ với nó th́ nó lại không đưa ḿnh đi.

Mà ở đất khách quê người, ḿnh biết chỗ nào với chỗ nào đâu. Tiếng tăm th́ không biết… Già trẻ ǵ nó có chừa ai đâu em. Nó không chừa một ai hết.

Dạng quân nớ th́ chết ngày giờ nào không biết! Ác quá đi! Đi sang mới thấy cái cảnh đúng là nó ác. Nhất là phụ nữ, nhiều khi nó đè ép.

Có nhiều người già người ta không chịu được, người ta quỳ chắp tay lạy nó mà nó vẫn đè cổ ra nó ngủ với người ta. Không có tính người đâu em, khi đó hắn nỏ có tính người đâu em.

Trước tất cả mọi người đấy, nó bắt là “con này, con này tối hôm nay phải ngủ với tao”. Nó bảo thế. Nó không phải là có một đứa không thôi đâu. Nó có 7, 8 đứa, nó xếp đặt “con này phải ngủ với thằng này, con này ngủ với thằng nọ thằng kia…”.

Nó bắt như vậy đấy. Chống nó, nó đưa súng gí trên đầu đó.”

Chuyện hăm hiếp tập thể cứ thế diễn ra trong rừng sâu. “Chẳng ai hay, chẳng ai biết, họa may chỉ có ông trời”, chị bảo thế.

“Nói xin lỗi em, đợt nhà chị đó 7, 8 đứa, có đôi đứa đến tháng, nó chắp tay nó lạy nó bảo là nó đến tháng đấy mà nó bảo là “tháng cũng kệ” mà. Nó gí súng vào trong cổ và bắt cởi quần áo ra.”

Cực nhọc và tủi hổ, tất cả những người khốn khổ này ai cũng mong đến ngày được “đóng” lên xe. Chẳng biết bao giờ sẽ đến miền đất hứa nhưng ít nhất không phải nh́n thấy những cảnh đau ḷng hằng ngày, không phải đối diện với “quân ác thú” và cả những thẹn thùng cứ dấy lên trong ḷng…

Cuộc hành tŕnh của họ tuy vậy không biết đến bao giờ mới tới bến bờ của niềm hy vọng mà họ theo đuổi.

 

Chị Hạt, người về từ cơi chết

                          Photo by Diệu Thomas

"Đóng xe"

Đối với các nạn nhân của đường dây buôn người, được gọi đi “đóng xe” là xem như bước sang một chặng đường mới với những hy vọng mới. Tùy vào cung đường và quy mô của đường dây mà cách đóng người vào xe sẽ khác nhau.

Vẫn giọng đều đều, chị kể cách chị được vận chuyển giữa những chặng đường đến Pháp.

“Nó bỏ trong thùng xe đấy. Không phải là nhà xe đồng ư đâu. Nó bỏ trộm đấy. Ví dụ như xe nó đậu đấy nó nghỉ hoặc đổ xăng th́ nó ŕnh ŕnh nó rạch bạt rồi nhét nhà chị lên. Có một hôm chị phải đi một cái xe mà em biết không, nó cho chị ngồi ở dưới gầm xe. Ở dưới cái gầm đó ngồi được khoảng hai người. Nó nhét nhà chị vào đấy ngồi co ro co ro, quay bên này không được, bên kia không được.”

Nhưng dù khó thế nào, chị vẫn thấy ḿnh may mắn hơn khối người khác. Chị biết có người đă bị nhét nhầm vào một chiếc xe chở hàng đông lạnh. Đến khi chủ xe phát hiện ra, nạn nhân đă chết từ bao giờ. Lại cũng có người v́ phải vùi trong tuyết và đá lâu ngày, bàn chân thối rữa, không c̣n cả chân để mà đặt lên vùng đất mơ ước. Nói đâu xa, cháu của chị cũng c̣n kém may mắn hơn chị nữa là.

“Lúc nào mà ḿnh biết đoán giờ như thế nào thế nào th́ khi xe vô công ty hoặc dừng ở đâu, ḿnh đập (cửa) bắt nó dừng. Có đôi thằng nhà xe nó ác, nó thấy ḿnh như thế là nó xuống nó đập cho, nó đập đau em ạ. Chị có thằng cháu bị nó đập cho găy cả tay. Kiểu ḿnh đập cửa xin xuống, rồi xuống chắp tay lạy nó mà nó c̣n đập cho đấy.”

Số mạng của chị và thằng cháu như thế là c̣n may. Những người đồng cảnh ngộ của chị c̣n khốn khổ hơn, có nhiều người măi măi chẳng bao giờ đến được vùng đất mơ ước, như trường hợp của những người đồng hành trên chuyến xe của người bạn chị. Chị ấy tên Hạt.

 

Chuyến xe kinh hoàng

Chị Hạt quê ở Quảng B́nh. Chị là nạn nhân duy nhất sống sót trong chuyến xe kinh hoàng từ Pháp sang Berlin, Đức.

“Bảy người đi mà mỗi người đến từ mỗi hướng nên chị cũng chẳng biết, có điều ba người chính thức từ Việt Nam là chị, chị Thê với anh Vinh. Hai người nớ chết rồi, c̣n một ḿnh chị là sống.”

Hành tŕnh “đóng xe” của chị Hạt lại khác. Chị cũng đi từ Tiệp sang Pháp, cũng lội bộ trong rừng nhiều ngày, nhưng chuyến xe tải đi từ Pháp đi lại được do chính những người trong đường dây tổ chức. 

“Xe tải to đấy là xe hắn chở những cột điện to lắm, giống như để ḿnh làm ống cống, cầu… Hắn chở nhiều lắm, một xe tải dài như thế. Hắn bắt bọn chị ngồi trong cái đó. Hắn bảo khi nào qua cửa khẩu th́ đừng nói ǵ hết. Khi nào qua cửa khẩu, hắn mới cho ḿnh nói và thở. Sợ qua trạm gác người ta thấy đấy. Im lặng như thế mà điều chị say xe, chị Thê kể lại cho chị hết, bảo là chị nôn ọe mà họ không cho chị nôn. Họ bịt mồm chị lại. Họ bảo là muốn nôn th́ khi nào qua cửa khẩu th́ hăy nôn, mà chị muốn nôn th́ chị chả biết lúc nào và cửa khẩu chi hết!”

Xe đi được một đọan th́ bị cảnh sát chặn bắt. Thế là một trận rượt đuổi kinh hoàng diễn ra. Chị Hạt vẫn c̣n nhớ như in cuộc trốn chạy ấy.

"Công an rượt. Lúc lên xe là công an họ biết. Họ theo dơi từ Tiệp qua rồi. Họ bảo là cái xe này chở người lậu từ Tiệp qua. Họ dừng lại, họ muốn bắt sống, rồi họ rượt. Người lái xe hoảng, sợ lộ ra đừơng dây nên bỏ chạy. Chạy tốc độ cả 180 km/giờ. Chạy mà đường vắng tanh mà đâm vào cột cây bị nát ra. Lúc mà c̣n đang rượt chạy th́ ông đó (trong đường dây) bảo là “các anh ngồi cho yên, khi nào chúng tôi bảo nhảy là nhảy”. Chị bảo là chị không nhảy được. Rồi ông đó nghe điện thọai một chập th́ ổng vứt điện thọai. Ổng chạy ṿng quanh đường này qua đường kia rồi không biết chạy đi đâu, ổng đâm vào gốc cây và cháy xe. Cháy xe tan tác, nát ra, người cháy trong nớ hết mà. C̣n chị là do 6 người lên trước, họ lên xe trước họ có chỗ ngồi, có dây thắt bảo hiểm trong xe nên họ bị cháy. Nhưng chị may mắn cảm ơn Chúa là chị ngồi cạnh sườn cửa đấy. Đâm vào cây th́ xe bắt đầu cháy, c̣n chị bị văng ra."

Cũng nhờ bị hất ra khỏi xe mà chị Hạt thóat chết. Chị được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng nỗi ám ảnh về những cái chết khủng khiếp ấy vẫn cứ theo chị đến bây giờ…

 

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ước đoán mỗi năm có khoảng 600.000 - 800.000 là nạn nhân buôn người trên thế giới

Photo by Chernush for the US State Department

Đường dây nhiều chân rết

Thông thường, nạn nhân tiếp xúc với đường dây qua một người môi giới tại địa phương. Những người này móc ngoặc với một số công ty du lịch và công ty tư nhân để lo giấy tờ cho các nạn nhân dưới h́nh thức đi t́m hiểu thị trường kinh doanh hoặc đi du lịch.

Chi phí cho chuyến đi lao động trong khoảng 8.000 – 25.000 USD, tùy theo… lương tâm của người môi giới. Chị Kim Anh cho biết chị phải trả 14.000 USD cho chuyến đi của ḿnh. Chị Hạt may mắn hơn khi chỉ phải trả hơn một nửa số tiền trên.

“Họ nói với chị nạp 8.500 (USD). Bọn đường dây nói với chị là nạp tiền đủ để đi thẳng qua Đức nhưng làm giấy tờ của chị là qua Tiệp.”

Hầu hết các nạn nhân đều không được tiết lộ chi tiết của hành tŕnh chuyến đi mà ngược lại, họ thường bị lừa phỉnh kiểu như thế này:

“Giao tiền trước. Muốn bay vào nước nào cũng được hoặc bay thẳng vào Đức cũng được v́ giấy tờ này là được đi khắp châu Âu mà.”

Bùi Công, một trong những người môi giới ở Nghệ An khẳng định như vậy. Thế nhưng khi được hỏi chi tiết về hành tŕnh sang Đức, ông Công lại nói:

“Nhưng mà bay sang Đức th́ thường thường người ta không cho bay sang Đức mà bay sang Pháp hoặc Tiệp rồi người ta đi tàu sang thôi. Nhưng mà đến phần đó th́ trách nhiệm của nhà em, có người đưa sang đến Đức là được. Từ Pháp sang là có người của nhà đưa sang tới nơi.”

“Người nhà” mà ông Công đề cập tới chính là những chân rết của đường dây, có mặt ở khắp nơi, từ Nga, Tiệp đến Anh, Pháp, Đức…

Sau khi các nạn nhân có giấy tờ lên máy bay và sang đến Tiệp, những chân rết này bắt đầu liên kết các nhóm nạn nhân để đưa vào rừng đợi đóng lậu xe hoặc tự vận chuyển nạn nhân trong các xe chở hàng ngụy trang. Chính v́ vậy, những tin tức về t́nh trạng người nhập cư lậu bị bắt hay chết trong các xe chở hàng dần dần trở nên quen thuộc với người dân bản xứ. Đă có rất nhiều cuộc bố ráp của cảnh sát địa phương nhằm triệt hạ các đường dây này nhưng những nỗ lực ấy vẫn không ngăn chặn được t́nh trạng gia tăng tệ nạn buôn người. Chị Kim Anh cho biết thêm:

“Nói chung ở Đức đây, đường dây của nó có rất nhiều người. Thằng này bị bắt th́ có thằng kia. Ở Đức đây họ cũng làm ngặt lắm. Họ theo dơi từng tí, điện thoại các thứ nó theo dơi nhưng mà cũng không lại được dân ḿnh đâu. Dân Việt Nam ḿnh sống lèo lái giỏi lắm! Nó giỏi cực, em ạ! Như ở Đức đây chị cũng đă chứng kiến một vụ họ bắt cái tội đưa người đấy. Khi ra ṭa, họ mở điện thoại, ḿnh điện thoại cho ai, nói như thế nào, nó mở cho ḿnh nghe hết đấy mà vẫn không lại đâu v́ thực sự ở bên Đức đây cũng có người Việt Nam là luật sư các thứ đấy, có tiền nó đút rồi cũng xong cả thôi.”

 

Nợ nần và ngồi tù

Do sự theo dơi, kiểm soát khá gắt gao của cảnh sát địa phương nên rất nhiều nạn nhân của đường dây buôn người đă phải chịu cảnh ngồi tù hàng tháng trời trong hành tŕnh đến trời Âu. Chị Kim Anh cũng là một trong số đó:

“Chị ở Pháp được 3 tháng nhưng mà cũng phải vô tù mất hơn một tháng. Th́ ḿnh ở trong rừng kiểu bất hợp pháp, không có giấy tờ ǵ nên công an nó bắt, nó đưa về nó nhốt.”

Ngoài tù tội, đa số nạn nhân c̣n phải gánh một khoản nợ lớn cho chi phí chuyến đi. Có nhiều người phải thế chấp nhà cửa, thậm chí thế chấp cả nhà cha mẹ, anh chị em họ hàng để đủ điều kiện vay ngân hàng như trường hợp của chị Hạt:

“Nhà chị là 80 triệu, nhà chị dâu chị là 50 triệu này, 3, 4 căn nhà ǵ đó mới đủ tiền. Khổ cực mà họ ăn của chị cũng nhiều. Dân ở nông thôn, nạp xong tiền rồi mà họ cho đi là mừng chứ không kể chi đắt. Mà em biết, đi vay ngân hàng họ cũng ăn nữa tề. Ngân hàng phải đi đút lót cho họ mới vay được tiền. Em biết không, vay tiền ngân hàng này rồi nói là đi sang nước ngoài cho đổi đời nhưng đời con tàn này, đời vợ khổ, đời chồng khổ đâu ai biết đâu, mà qua đây có người chết v́ nợ. Không riêng chi Đức mà Anh có người chết, đến năm sáu trăm triệu họ trả không nổi họ cắn lưỡi chết trong tù luôn.”

Một khi đă chồng tiền, các nạn nhân không có bất cứ hy vọng nào được hoàn trả, dù chuyến đi có đến đích hay bất thành. Ngay cả những nạn nhân đă chết trong chuyến đi của chị Hạt, họ không những không được bồi thường sinh mạng, mà cả số tiền họ nộp cũng không được bồi hoàn đầy đủ. Chị Hạt kể:

“Họ nói chị chết rồi, họ cúng lại cho chị 1.000 đô, là chừ hiện tại chị đi 7.500 đô thôi.”

 

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ở một vùng quê Nghệ An, nhiều người muốn xuất ngoại thường t́m đến Bùi Công, một trong những đầu mối đường dây đưa người lậu sang châu Âu khá “nổi tiếng”. Bùi Công tỏ ra rất tự tin với uy tín lâu năm về dịch vụ chuyển người lậu của ḿnh:

“Nếu mà có người th́ chỉ cần đưa hộ chiếu với các thứ giấy tờ để đây làm cho chứ có vấn đề ǵ đâu. Làm xong rồi các thứ tiền đưa rồi th́ bay thôi chứ có ǵ đâu. Nhà đây làm cho cả làng, cả nước cơ mà.”

Ông Công thậm chí không giấu diếm “h́nh thức kinh doanh” của ông khi giới thiệu dịch vụ với khách hàng:

“Người ta đi du học hoặc đi lao động th́ có giấy tờ của công ty, c̣n đây không làm theo kiểu đấy mà làm theo kiểu tư nhân ḿnh thôi. Đây từng làm cho mấy công ty bây giờ đi nhưng mà trong đấy nếu ḿnh làm cho người đi sang châu Âu th́ gọi là làm trái phép. Luật pháp người ta không cho nên ḿnh đi theo kiểu làm chui. Làm chui nhưng mà giấy tờ khi người ta ra đi là đàng hoàng chẳng hạn ở nhà với bên kia làm hợp đồng mua bán về th́ hợp đồng đó là hợp đồng giả nhưng xin vào sứ quán cấp visa cho th́ visa đó là visa thật. Nếu ḿnh mà kư hợp đồng vào trong công ty th́ người ta bắt nộp thuế cho nên là không có trong công ty.”

Có một điều lạ là đă có rất nhiều nạn nhân đă bị lừa gạt, mất danh dự, tiền bạc và thậm chí cả tính mạng trên đất khách khi vô t́nh sử dụng những đường dây này. Thế nhưng chẳng ai buồn lên tiếng tố cáo tội ác của họ. Càng hiếm thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để can thiệp cho người dân nghèo. Chị Kim Anh tỏ ra mất ḷng tin:

“Ở bên này nếu đúng là người Đức thực sự, người ta không bao giờ ăn của hối lộ như thế nhưng ở Việt Nam ḿnh c̣n trắng trợn gấp ngh́n lần. Nói chung, Việt Nam ḿnh em cũng biết, ăn tiền xong là hết việc. Đen thành trắng, trắng thành đen. Việt Nam ḿnh là thế. Có tiền là xong cả.”

Có lẽ chính những yếu tố trên đă tạo điều kiện cho các đường dây buôn người hoạt động dễ dàng và công khai. Những chân rết của nó vẫn cứ sống khỏe và ngày càng giàu có nhờ nguồn tiền tính bằng đô-la chảy vào túi từ máu, nước mắt và mồ hôi của người lao động nghèo. Vậy, công lư nằm ở đâu?


<< trở về đầu trang >>
free counters