Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Cảnh báo giới Phật tử cúng dường các Chùa ở VN - Ni sư viên tịch, tài sản 140.000 USD ai hưởng?

Cảnh báo giới Phật tử cúng dường các Chùa ở VN

Vừa qua người ở VN phát hiện Chùa Thiền Chánh ở Tân Phú thành phố HCM, vị Sư trụ tŕ là Ni Sư Huệ Tịnh. Sau khi sư cô nầy qua đời th́ ban trị Sự phát hiện được 5 quyển sổ ngân hàng do cô đứng tên với số tiền lên đến 140 ngàn USD mỹ kim. Số tiền nầy được sở hữu dưới tên tục của Sư Cô, nên được xem không phải là tài sản của Chùa. Như vậy tài sản của Chùa chắc là trong một trương mục khác. Trước t́nh h́nh như vậy chúng ta thấy rằng các Chùa VN không có nghèo và tín đồ ở VN không hẳn là không bao thầu được việc xây dựng Chùa. Lâu nây ta thường thấy nhiều thông báo xin tiền sữa Chùa ở VN. Đồng bào hải ngoại đa số động ḷng giúp đở. Và rốt cuộc sự thật các vị trụ tŕ đă cất dấu tài sản làm của riêng lên đến 140 ngàn mỹ kim. Một số tiền không phải nhỏ so với đời sống hiện tại tại VN.

Chúng tôi có thắc mắc: Tại sao một người tu sĩ đă thề nguyện dứt bỏ hồng trần xuất gia tu đạo lại sở hữu một số tiền lớn như thế.? 140 ngàn mỹ kim tương đương với 280 tỷ bạc VN một số bạc quá lớn. Tiền nầy là của hồi môn của Ni Sư hồi chưa đi tu hay quá tŕnh gôm góp của cúng dường của thập phương bá tánh? Việc nầy không có b́nh thường mà có thể đây là một giây chuyền tài phiệt trong chốn thiền môn. Nếu chùa nào cũng có nạn cất dấu tài sản như thế th́ đạo pháp ở VN sẽ đi về đâu.? Mà nghe nói ngôi chùa nầy của hội Phật giáo VN cai quản tức là bộ phận của chánh quyền nhà nước. Giáo hội Phật giáo nhà nước đă quản lư Chùa chiền như thế nầy sao? Từ một ngôi Chùa có thể suy ra nhiều ngôi Chùa khác. Giáo hội Phật giáo VN phải trả lời sao về vụ nầy.?

Thắc mắc kế tiếp là tại sao thân nhân của vị Sư quá cố lại nhảy vào đ̣i quyền thừa kế số tiền trên.? Như vậy Chùa chiền ở VN có tây chân của thân quyến người trụ tŕ trong vấn đề diều hành Chùa. Tại sao nội bộ giáo hội không giải quyết mà phải đưa ra pháp luật?

C̣n bản thân người thân nhân, bộ muốn vô địa ngục hay sao mà đ̣i thừa kế tiền của người xuất gia, kẻ đă thề cắt ái ly gia rồi mà. Theo nguyên tắc Chùa viện th́ khi vị trụ tŕ viên tịch th́ người xuất gia kế tiếp trụ tŕ sẽ bảo quản tất cả tài sản của Chùa dù đó là tiền riêng của vị trụ tŕ.

Từ đây Phật tử Hải ngoại chúng ta không nên kêu gọi ai đóng góp tiền cho Chùa ở Việt Nam nữa mà cũng không môi giới lảnh nhiệm vụ quyên góp coi chừng vướng phải trường hợp tệ hại như trên đây..

Kính thông báo và xin chuyển tiếp tin nầy cho các Chùa viện VN để  cảnh báo các vị trụ tŕ nào không lo tu tập giải thoát mà chỉ lo tham đắm vào tài lộc. Đừng để người đời mĩa mai “Tăng vô nhất vật” thành câu “Tăng vô số lộc”

 

Thích Trí Như

-----  

Ni sư viên tịch, tài sản 140.000 USD ai hưởng?

 

Một ni sư là trụ tŕ chùa mất, để lại khối tài sản hơn 140.000 USD. Phía Ban đại diện Phật giáo cho rằng đây là tài sản của chùa, người thân của ni sư th́ nói đó là tài sản riêng của ni sư và yêu cầu chia thừa kế. 5 sổ tiết kiệm ngoại tệ lớn của cố ni sư Huệ Tịnh .

Năm 1998, Ban trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM bổ nhiệm ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, làm trụ tŕ chùa Thiên Chánh (đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú). Tháng 5-2008, ni sư Huệ Tịnh viên tịch.

Ban đại diện Phật giáo Tân Phú đến chùa tổ chức tang lễ cho ni sư, phát hiện ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm gửi tại Vietcombank mang tên Đỗ Thị Thiềng với tổng số tiền 138.850 USD và số tiền mặt 423 USD, gần 42 triệu đồng. Số tài sản này được lập biên bản, tạm thời giao cho ban đại diện Phật giáo Tân Phú cất giữ.

Sau đó, bà Đỗ Ngọc Thanh (trú phường 13, quận G̣ Vấp) là em ruột ni sư Huệ Tịnh có đơn gửi đến Ban đại diện Phật giáo Tân Phú, xin được cúng dường số tiền mặt và nhận lại 5 quyển sổ tiết kiệm cùng giấy chứng tử để thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế theo quy định pháp luật. Bị từ chối, bà Thanh và đồng thừa kế đă khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú.

 

Xung đột pháp lư

Tại buổi ḥa giải tại ṭa mới đây, Ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng, khối tài sản mà cố ni sư để lại là của chùa, bởi đây là số tiền (tài sản) do phật tử, khách thập phương đóng góp. Ban trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM cũng có văn bản đề nghị Vietcombank niêm phong tài khoản ngoại tệ trong giấy chứng nhận tiền gửi mang tên khách hàng Đỗ Thị Thiềng.

Thượng tọa Thích Thiện Ḥa, Phó ban đại diện Phật giáo Tân Phú cũng cho rằng, người xuất gia theo đạo Phật th́ phải cắt ái, ly gia và hiến thân ḿnh cho Phật pháp. Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng của ni sư Huệ Tịnh là số tiền bá tánh thập phương tự nguyện đóng góp từ thời vị trụ tŕ trước. Đây là tài sản của một cơ sở tôn giáo, không phải là tài sản của cá nhân làm ra và cũng không phải là tài sản của họ tộc nên bà Thanh không thể đ̣i quyền thừa kế.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia pháp lư cho rằng: Tuy ni sư Tịnh đă xuất gia đi tu nhưng vẫn có đầy đủ các quyền có tài sản, thừa kế và quyền để lại thừa kế theo quy định của pháp luật. Do khối tài sản đứng tên cá nhân của ni sư Tịnh nên khi phát sinh thừa kế th́ chia theo pháp luật về thừa kế.

“Theo qui định tại khoản 2, Điều 15 Bộ luật Dân sự năm 2005 th́ cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự: Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, 5 cuốn sổ tiết kiệm mang tên cá nhân của người trụ tŕ ở một ngân hàng nào, th́ tài sản đó được khẳng định là tài sản của cá nhân đó.

Người trụ tŕ có quyền sở hữu đối với tài sản trên và được pháp luật bảo vệ. Nếu trụ tŕ mất mà không để lại di chúc, th́ tài sản đó được gọi là di sản và được giải quyết theo qui định Pháp luật thừa kế” - Luật sư Bùi Quốc Tuấn xác định.

Thẩm phán Nguyễn Hoàng Đạt - Phó chánh Ṭa Dân sự TAND TPHCM cũng cho rằng, Luật dân sự không có quy định riêng nào về tài sản của những người xuất gia tu hành. Nếu luật không quy định th́ phải xem đến tập quán và các quy định khác.

Giáo luật của Thiên Chúa giáo có quy định người tu hành không có quyền có tài sản riêng, tài sản của họ là của Giáo hội c̣n trong Hiến chương Phật giáo không quy định vấn đề này. Như vậy, một vấn đề được đặt ra là các tăng - ni (Phật giáo) đang đứng tên sở hữu xe máy, xe hơi khi viên tịch tài sản này thuộc về ai? Gia đ́nh, chùa nơi họ tu tập hay ban trị sự?

 

Theo Hữu Vinh
Báo
Tiền phong

Nguồn: Dân Trí


<<trở về đầu trang>>
free counters