Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Thủ tướng Đức tuyên bố: Mô h́nh đa văn hóa đă thất bại

Thủ tướng Đức tuyên bố: Mô h́nh đa văn hóa đă thất bại

 

Đức Tâm

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp Liên đoàn Thanh niên (CDU), tại Posdam

Ngày 17/10 vừa qua, trong cuộc gặp với giới trẻ thân đảng CDU cánh hữu Đức, thủ tướng Angela Merkelo tuyên bố « cách tiếp cận đa văn hóa đă hoàn toàn thất bại » và khẳng định, người nhập cư phải hội nhập vào xă hội Đức, phải chấp nhận văn hóa và các giá trị Đức.

Từ sau đại chiến thế giới thứ hai đến nay, nhiều nước châu Âu phải đón nhận lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chủ trương là các nền văn hóa cùng song song tồn tại một cách hoài ḥa.

Theo giới phân tích, tại Đức, vị thế của thủ tướng Angela Merkel và liên minh cách hữu đang cầm quyền bị lung lay. Hơn nữa, ngay bên trong đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo cũng bị chia rẽ trong chính sách đối với người nước ngoài.

Do vậy, để tập hợp lực lượng nhằm mục đích thuần túy tranh cử trong cuộc bỏ phiếu cấp vùng sẽ được tổ chức vào năm tới, bà Merkel đă có những phát biểu về mô h́nh đa văn hóa và chính sách hội nhập đối với người nước ngoài tại Đức.

 

Sau đây là phân tích của tiến sĩ Âu Dương Thệ, (Dortmund):

V́ sao thủ tướng Angela Merkel tuyên bố:

«mô h́nh đa văn hóa đă thất bại ở Đức».

 

V́ sao bà Merkel lại nêu vấn đề thất bại mô h́nh đa văn hóa vào lúc này?

 

Phỏng vấn Tiến sĩ Âu Dương Thệ -                                 Dortmund

Ngày 17/10, bà thủ tướng (TT) Đức tiến sĩ Merkel đă tuyên bố trong cuộc họp của Đoàn Thanh niên của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (DCTCG) Đức (CDU) là „ mô h́nh đa văn hóa đă hoàn toàn thất bại „. Qua đó bà muốn nói là, một chính sách sống chung giữa các văn hóa khác nhau ở Đức đă thất bại.

Việc bà TT Merkel đưa ra vấn đề hội nhập của người ngoại quốc tại Đức vào lúc này có nhiều ư nghĩa. Đây là đề tài đang sôi động nhất ở Đức trong thời gian gần đây, nhất là với các đảng cánh hữu đang cầm quyền.

Theo các cuộc thăm ḍ dư luận gần đây th́ hai đảng trong Liên minh DCTCG ở Đức (CDU-CSU) đang mất sự ủng hộ rất lớn trong cử tri Đức. Hiện chỉ c̣n khoảng 30% cử tri ủng hộ hai đảng này. B́nh thường th́ hai đảng này vẫn được trên dưới 40% cử tri tán đồng. Nếu kể thêm cả đảng Tự do (FDP) th́ chính phủ Liên hiệp hiện nay ở Đức chỉ c̣n khoảng 35-36% cử tri ủng hộ. Đây là con số thấp nhất cho chính phủ của bà Merkel.

Cho nên đa số quan sát viên đă nhận định, đây là lí do giải thích tại sao trong thời gian gần đây bà Merkel đă từ bỏ lập trường chính trị tương đối cởi mở trước đây và hiện đang có những tuyên bố gần với cánh cực hữu trong đảng của bà.

Bà Merkel muốn tránh một tai nạn chính trị lớn đă từng xẩy ra trước đây vài năm cho đảng Dân chủ Xă hội (DCXH - SPD), tức đảng đối lập của đảng DCTCG. Khi đó chính phủ của thủ tướng Schröder đă có chính sách thân cánh hữu về thuế khóa, lao động và xă hội đă khiến cánh cực tả tách khỏi đảng DCXH và liên kết với đảng PDS (hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ) để thành lập đảng Tân Tả và đảng này đă nhẩy được vào Quốc hội Liên bang và nhiều tiểu bang. Cuối cùng đảng DCXH đă mất chính quyền.

Mô h́nh đa văn hóa của Đức ra sao ?

Sau Thế chiến thứ 2, Tây Đức đă mau chóng khôi phục lại nền kinh tế hầu như từ đống tro tàn. Nhưng để giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, khi ấy Đức cần hàng triệu công nhân ngoại quốc, nhất là người Ư, Tây Ban Nha và Hy lạp. Nhưng đông nhất là người Thổ Nhĩ Ḱ.

Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỉ trước các chính phủ Tây Đức nghĩ là, số người ngoại quốc làm việc ở Đức chỉ ở lại Đức vài ba năm rồi sẽ hồi cư. Nên nước Đức đă không có chính sách hội nhập rơ ràng cho người nước ngoài, như việc dậy tiếng Đức và các biện pháp xă hội khác. Nhưng sự dự đoán của các chính quyền Tây Đức đă không xẩy ra, trái lại đại đa số người lao động nước ngoài vẫn ở lại Đức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ở nhiều thành phố lớn như Berlin, Frankfurt, Hamburg… có những khu phố phần lớn hoặc hầu như chỉ có người lao động nước ngoài cư trú, nổi tiếng nhất là khu Kreuzberg ở ngay thủ đô Berlin có cả vài trăm ngàn người Thổ sinh sống suốt mấy thế hệ qua –có thể ví như các Chinatown ở Mĩ. Nhiều gia đ́nh người Thổ sinh sống cả mấy chục năm ở Đức nhưng vẫn không nói được tiếng Đức, giữ các tập tục trái với phong tục và pháp luật Đức. Như tục tảo hôn, hay cha mẹ và anh em có quyền đánh đập - kể cả thủ tiêu - con gái hay em gái, nếu cô này ngoại t́nh….T́nh h́nh này dẫn tới sự tồn tại của nhiều văn hóa khác nhau sống bên cạnh nhau, nhiều khi xung đột nhau. T́nh trạng nói trên được nhiều nhà xă hội học gọi là mô h́nh đa văn hóa ở Đức.

V́ sao bà Merkel lại cho rằng mô h́nh đa văn hóa thất bại ?

V́ lí do nội bộ của Liên minh DCTCG đang cầm quyền chống đối lẫn nhau và đang bị giới cử tri cực hữu không ủng hộ, do nhu cầu sách lược chính trị bà TT Merkel đă phải t́m cách lấy ḷng thành phần cực hữu trong đảng và giới cử tri của đảng này trong các cuộc bầu cử ở các tiểu bang Đức trong thời gian tới. Nếu không th́ vị thế chính trị của bà Merkel trong đảng DCTCG sẽ bị lung lay, đấy là chưa kể đến việc có thể đảng này sẽ bị thất cử và mất chính quyền.

Lí do quan trọng khác là trong thực tế, Đức cần rất nhiều chuyên viên và công nhân nước ngoài. Cho nên cần phải có các chính sách nhập cư rơ ràng, chứ không thể để kéo dài t́nh trạng phát triển tự do và vô tổ chức như hiện nay. T́nh trạng này đă diễn ra ở một số địa phương ở Đức khiến người ta có cảm tưởng như t́nh trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia. Việc này có thể dẫn tới các xung đột xă hội, kể cả khủng hoảng chính trị và khi ấy chỉ có lợi cho các nhóm chính trị cực đoan hữu và tả.

Điều này mới đây đă diễn ra ở Hà Lan, một lân bang của Đức. Trong nhiều thập niên trước Hà Lan đă được coi là biểu tượng đa văn hóa trong Liên Hiệp Châu Âu, từng được coi là tiến bộ. Nhưng t́nh h́nh này đă đưa tới một số cuộc xung đột xă hội trong các năm gần đây. Và trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua ở Hà Lan một nhóm cực hữu ḱ thị người Hồi giáo đă chiếm được một số ghế lớn trong Quốc hội và tuy không tham gia chính phủ vừa mới thành lập, nhưng đảng cực hữu này có tiếng nói quan trọng trong việc hoạch định chính sách.

Vai tṛ của lao động nhập cư đối với nền kinh tế Đức ?

Theo các giới chuyên gia Đức th́ xă hội Đức đang phải đối phó với hai nan giải :

1. Tỉ lệ sinh đẻ của phụ nữ ở Đức ngày càng thấp. Người ta dự đoán là nếu t́nh trạng này tiếp tục th́ chỉ trong 30-40 năm tới mức dân số của Đức từ 82 triệu hiện nay sẽ giảm xuống chỉ c̣n trên 60 triệu. T́nh trạng này đưa tới hậu quả vô cùng bất lợi cả về kinh tế, xă hội lẫn chính trị.

2. Đức cần mỗi năm khoảng 500.000 chuyên viên và công nhân nước ngoài có tay nghề để duy tŕ mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Ngay các giới chủ nhân cũng đang than trách là các hăng xưởng của họ thiếu rất nhiều kĩ sư, bác sĩ, chuyên viên điện toán, y tá và các công nhân có tay nghề tốt. Nhưng nhiều chuyên viên ngoại quốc không thích làm việc ở Đức, v́ không được đối xử b́nh đẳng. Hiện nay dân số ở Đức là 82 triệu dân, trong đó gần 7 triệu người nước ngoài. Riêng số người Thổ lên tới gần 1,7 triệu (25%).

Cho nên để thu hút được các giới chuyên viên ngoại quốc th́ Đức phải có chính sách nhập cư tiến bộ mới khuyến khích được sự nhập cư, đồng thời tránh những xáo trộn xă hội. Chứ c̣n cứ để t́nh trạng hiện nay, khiến cho nhiều bác sĩ hay chuyên viên tốt nghiệp ở nước ngoài khi sang Đức đă không t́m được việc làm thích hợp. Báo chí Đức đă cho biết, có những kĩ sư nước ngoài đang phải chạy taxi ở Đức v́ bằng cấp của họ không được công nhận. Trong khi ấy, một số nhóm cực hữu lại t́m cách ngăn cản sự di dân vào Đức.

Chính sách hội nhập người nước ngoài ở Đức trong tương lai

Là một nước theo chế độ dân chủ đa nguyên và là một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu nên Đức cần có chính sách hội nhập cho người ngoại quốc không được trái với Hiến pháp Đức và các Qui định về người thiểu số và lao động của Liên Hiệp Châu Âu.

Ngoài ra, để thu hút được giới chuyên viên nước ngoài th́ chính sách hội nhập tương lai của Đức phải cởi mở và tiến bộ. Điều này đă được bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu bà A. Schavan tuyên bố trong cuộc phỏng vấn truyền h́nh ở Đức ngày 19.10. Theo bà, một dự luật về vấn đề nhập cư và hội nhập cho người ngoại quốc đang được chính phủ soạn thảo và sẽ được đưa ra Quốc hội thảo luận vào đầu năm tới.

Ngoài việc đặt rơ các tiêu chuẩn xét việc công nhận các văn bằng nước ngoài, định các thứ tự ưu tiên tuyển chọn chuyên viên, c̣n có cả việc mở các khóa học tiếng Đức và các chính sách lao động-xă hội cho các người ngoại quốc muốn làm việc ở Đức.

Về vấn đề tôn giáo, vừa qua trong dịp kỉ niệm 20 năm thống nhất Đức tân tổng thống Đức ông C. Wulff đă tuyên bố, Hồi giáo là một phần trong xă hội Đức. Ông cũng lập lại điều này trong cuộc thăm Thổ Nhĩ Ḱ hiện nay.

Riêng tổng thống Thổ ông A. Gül cũng vừa lên tiếng kêu gọi người Thổ sinh sống ở Đức cần phải thông thạo tiếng Đức và tôn trọng luật pháp và phong tục của nước này. Đây có thể coi là những tuyên bố có trách nhiệm của các chính khách hai nước sẽ giúp cho việc hội nhập của người nước ngoài ở Đức được tốt hơn.


<< trở về đầu trang >>
free counters