NĂM THÁNH TẠI VIỆT NAM (từ 24-11-2009 đến 06-01-2011),
TRONG Ư NGHĨA Đ̉I HỎI CÔNG LƯ VÀ H̉A B̀NH TẠI VIỆT NAM.
Ư nghĩa và nguồn gốc Năm Thánh
Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Chiều thứ hai, ngày 23-11-2009, Đức Hồng Y Roger Marie Éli Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, Đức Hồng Y André Armand Wingt-Trois, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, Đức Hồng Y Francis Law, Tồng Giám Mục Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Chủ Tịch Ủy Ban Năm Thánh, cùng với 30 Giám Mục Việt Nam, gần 1000 Linh Mục, trong đó có hàng chục Linh mục ngoại quốc đến từ các nước Âu Mỹ, trên dưới 3000 tu sĩ năm nữ, cùng với khoảng 60.000 tín hữu của các Giáo Phận miền Bắc, đă tham dự Đại Lễ Khai Mạc NămThánh Giáo Hội Việt Nam, tại Sở Kiện, Hà Nội.
Đây là cuộc quy tụ lớn lần thứ hai ở miền Bắc. Nhưng lần này, quy tụ những qúi Giám Mục đại diện cho 26 Giáo Phận, và có sự hiện diện chức sắc cao chức của Ṭa Thánh. Cuộc quy tụ lớn đầu tiên là Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, hôm 15/8/, của Ṭa Giám Mục Vinh, tại Xă Đoài, khi hơn nửa triệu người Công Giáo phản đối tập đoàn Việt Cộng sát nhập với băng đảng xă hội đen, cùng với bọn côn đồ, hành hung tàn bạo nhắm vào các Linh Mục và giáo dân ở Tam Ṭa.
Tại sao Năm Thánh được tổ chức tại Sở Kiện?
Thưa, v́ trung tâm Các thánh Tử Đạo Việt Nam tọa lạc trong Giáo xứ Sở Kiện, cách Hà Nội 70 Km, về hướng Nam và đây cũng là nơi đă từng là nhà thờ Chính Ṭa, Ṭa Giám Mục, Đại Chủng Viện, nơi cất giữ nhiều di tích các thánh Tử Đạo, nơi Thánh ĐƯỜNG và Thánh THI sinh ra.
Tại sao tổ chức Năm Thánh vào năm 2009?
Năm Thánh được khai mạc năm 2009 nhằm đánh dấu hai sự kiện lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam:
Biến cố thứ nhất: Ngày 9-9-1659, ĐTC Alexander VII, thiết lập hai Đại Diện Tông Ṭa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Như vậy, Năm Thánh được tổ chức vào năm 2009 là (7x50 = 350 năm). Bảy (7) lần 50 năm.
Biến cố thứ hai: Ngày 25-11-1960, ĐGH Gioan XXIII đă kư Sắc Chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập Hàng Phẩm Trật Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Năm 2009 kỷ niệm Sắc chỉ này, đúng 50 năm.
Dựa trên hai sự kiện lịch sử nói trên, Năm thánh được khai mặc năm nay, nhằm đánh dấu đức tin trưởng thành của Giáo Hội Cộng Giáo trong suốt chiều dài lịch sử 350 năm. Và Năm Thánh khai mạc năm nay, „mừng 50 năm biến cố lịch sử về việc thiếp lập Phẩm Trật Giáo Hội công Giáo Việt Nam“ (Trích thư Đức Giám Mục Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn). Hai sự kiện trên, thật bất ngờ hữu lư, khi cùng mang con số 50 và số 7. Mọi sự kiện xẩy ra không ngoài sự quan pḥng và thánh ư chúa?!
Tại sao Năm Thánh phải là 50 năm? Ư nghĩa con số 50 là ǵ? Nguồn gốc Năm Thánh từ đâu?
Năm Thánh phát xuất từ sách Ngôn Sứ Jesaja 61, 1-4. Đoạn Kinh Thánh nói như sau:
„Thần khí của Đức Chúa Giavê ngự trên tôi, v́ Người đă xức dầu cho tôi, Ngài sai tôi đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những những tấm ḷng tan nát;
Công bố ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố NĂM HỒNG ÂN của Đấng Giavê, MỘT NGÀY báo phục của Thiên Chúa chúng ta.
Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than, tặng cho những kẻ khóc than Xi-on tấm khăn đại lễ thay tro bụi, dầu thơm hoan lạc thay tang chế, áo ngày hội thay tâm sầu năo.
Người ta sẽ gọi HỌ là rừng nhựa cây Công Chính, là vườn cây Đức Chúa trồng để Người đuợc vinh hiển.
HỌ sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa, sẽ dựng lại những hoang tàn thuở trước, tu bổ những thành bị bỏ hoang, những chốn hoang tàn từ bao thế hệ.”
Qua đoạn kinh Thánh này, chúng ta hiểu về ư nghĩa Năm Thánh, xuất phát từ Cựu Ước, và chỉ thấy trong sách Tiên Tri Jesaja. Như vậy, Năm Thánh là NĂM HỒNG ÂN, Năm Ân Sủng Thiên Chúa ban, cho không và biếu không. “Thiên Chúa ban, cho không và biếu không” là ǵ? Có nghĩa, Ân Sủng Chúa ban cho chúng ta không v́ do thành tích của chúng ta mà có, song cuội nguồn bắt đầu v́ ḷng thương xót của Chúa.
Để
hiểu
rơ ư nghĩa này, chúng tôi trích nội
dung đoạn
Thánh sử
Luca như
sau:
Người
thu thuế
và người
Pharisêu lên đường
đến
đền
Thánh thành Jerusalem. Người
Pharisêu đến
gần
bàn Thánh cầu
nguyện
cám ơn
Chúa và tự
hào cho rằng:
“Lạy
Chúa, con không như
những
kẻ
trộn
cướp,
bất
nhân. Con ăn chay hai lần
trong tuần,
con bố
thí một
phần
mười
cải
của
con, con không ngoại
t́nh như
gă thu thuế
kia.”
Anh thâu thuế đứng xa, không dám ngẩn mặt nh́n trời, song tự đấm ngực và thưa: “Xin Chúa thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Luca 18, 9-14).
Theo bạn, ai là người được Chúa đoái thương và xứng đáng hưởng Ân Sủng của Chúa? Người tự hào khoe khoang thành tích của ḿnh hay người tự nhận tội lỗi của người thu thuế? Đức Giêsu tuyên phán: Chính người thu thuế ra về được công chính hơn ai.
Vâng, chúng ta không “gặt hái” thu lượm Ân Sủng Chúa qua công lao thành tích của chúng ta tạo lên, song Thiên Chúa ban, tặng, biếu Ân Sủng của Ngài là do sự khiêm nhượng khiêm cung chúng ta, trước quyền năng Thiên Chúa. “Ân Sủng Chúa ban, nhưng không” là vậy.
Nói vậy, không có nghĩa chúng ta bào chữa cho mọi sự lười biếng và lối sống xa đọa buông thả của chúng ta, song ngược lại, chúng ta “cần phấn đấu canh tân ḥa giải, hăy say quảng đại yêu thương phục vụ, mạnh dạn đem Chúa đến cho mọi người” (TGM Ngô Quang Kiệt 25-11-2009).
Ngày khai mạc Năm Thánh (24/11) có nghi thức ḥa giải sám hối. Giáo Hội Công Giáo tự đấm ngực xin thưa: Chúng con là kẻ yếu đuối tội lỗi. Xin Chúa thương xót ban đồ tràn Hồng Ân Chúa trên chúng con.
“Năm Thánh là dịp Chúa bày tỏ t́nh yêu thương xót vô biên” (TGM Ngô Quang Kiệt 25-11-2009), năm Thiên Chúa ban Ân Sủng, ban Hồng Ân dồi dào cho con cái Chúa nói riêng, và đối với dân tộc quê hương Việt Nam nói chung. Thiên Chúa ban, v́ Giáo Hội Công Giáo trưởng thành trong đức tin, và nhờ máu của biết bao Đấng thánh tử đạo cha ông chúng ta đă đổ ra cho chúng ta. Năm Thánh là Năm đại hồng phúc cho đại dân tộc, năm Hồng Ân Chúa chảy tuân trào lên dân tộc Việt Nam, như gịng sông chảy vào cánh đồng khô cạn trên khắp giải đất quê hương Việt Nam thân yêu chúng ta.
Mục đích Năm Thánh nhắm đến ai?
Đối tượng Năm Thánh được tóm gọn trong bốn ư nghĩa chính đoạn ngôn Sứ Jesaja trên:
Báo tin mừng cho người nghèo khó. Người nghèo khó: đó là những người dân oan, những người nghèo ḷng từ bi, những kẻ tham vọng quyền thế, đặt lợi ích cá nhân trên quyền lợi quốc gia. Họ giầu về tiền bạc, nhưng nghèo khổ, v́ họ luôn phải lo lắng hằng đêm lo sợ kẻ thù là dân. Họ nghèo đói, khát t́nh thương đồng loại.
Băng bó những tấm ḷng tan nát: Những ai đau khổ, nhất là những ai mất mát đau thương v́ nạn Cộng sản trên quê hương Việt Nam.
Công bố ngày giải phóng, ngày phóng thích những người tù lương tâm chính trị, như Linh mục Nguyễn Văn Lư, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Phong, anh Nguyễn B́nh Thành, và tất cả những nhà đấu tranh dân chủ chân chính trong nước. Đây không phải là ngày ân xá, song loan báo Năm Thánh là loan báo sự kiện giải phóng con người khỏi sự xiềng xích bạo tàn của kẻ phản bội dân tộc.
Năm Thánh cũng là ngày BÁO PHỤC THIÊN CHÚA. Những kẻ gây ra điều ác, những kẻ nhục mạ Thiên Chúa, những kẻ xúc phạm sự Thánh, sẽ bị Thiên Chúa kết án (Thư Roma 13, 3-5). Đó là nhiệm vụ Thiên Chúa. Ai đang gây ra sự Ác? Ai là kẻ gian tà? Ai đang xúc phạm đến đền thờ nhà con cái nhà Chúa? Việt Cộng không phải là kẻ phản bội dân tộc, bán nước cầu vinh? Cộng sản không phải là kẻ đă và đang đưa cả dân tộc nô nệ hóa Tầu cộng?
Ai là người có thẩm quyền thực thi những lời hứa hẹn này của Thiên Chúa? Họ là những người được Thiên Chúa xức dầu, được sai đi. Thánh Thần Chúa ngự trên họ. Họ đấu tranh đ̣i hỏi lẽ phải, đ̣i hỏi sự công chính. Những người yêu chuộng công chính, dấn thân cho lẽ phải sự thật. Chính những người này sẽ là những vị xây dựng lại quê hương đổ nát, do Việt Cộng gây ra.
Nhưng tại sao phải măi tới 50 năm, mới có được Năm Thánh? Ư nghĩa số 50 là ǵ?
Sách Tiên Tri Jesaja đă có cách nay 2500 năm. C̣n ứng nghiệm với thời đại chúng ta hôm nay?
Ngôn Sứ Jesaja nói với dân Do thái trong thời gian dân Do Thái bị lưu đày tại Babylon, khoảng năm 520, trước Chúa Giáng Sinh. Họ được trở về quê hương của họ, khi nước Babylon bị sụp đổ toàn vẹn và thua trận. Vua Kyros, Vua nước Perser, kẻ chiến thắng, đă cho phép dân Do Thái trở lại giang sơn của họ. Họ hớn hở lên đường trở về xứ sở. Nhưng thành phố Jerusalem, trước mắt họ, là những đống gạch vụn, những đống tro hoang tàn, nhà cửa đổ nát, đền thành xiêu vẹo. Đời sống khó khăn cực khổ mọi mặt... Những kẻ hồi hương bỗng thấy chán nản và bất lực trước những thử thách nghèo đói; thành phố hoang tàn ảm đạm; xă hội th́ đồi trụy. Họ buồn bă, mất hết nghị lực xây dựng lại quê hương. Họ như những người mù, không t́m và nh́n ra niềm Hy Vọng tương lai.
Thông điệp ngôn sứ Jesaja muốn hoán cải họ, những người buồn rầu thất vọng chán nản, thành niềm vui hy vọng. Thông điệp Jesaja 61 như rửa sạch họ khỏi tro bụi, -biểu hiệu vành khăn tang-, sang niềm vui, mặc áo ngày vui đại hội. Áo buồn tang thương được cởi bỏ. Họ được xức dầu thơm, diễn tả niềm vui phấn khởi. Họ được vinh dự được đặt tên là “Cây Công Chính” và “rừng cây Thiên Chúa”.
Đă 2500 rồi, không ứng nghiệm với thời đại chúng ta hôm nay, không diễn tả hoàn cảnh dân tộc Việt Nam?
Chúng ta có quyền được phép lănh nhận Thông điệp an ủi này. Được phép như vậy, là v́ chúng ta cảm tạ MỘT NGƯỜI. Người đó đă giảng dạy trong vài lời ngắn ngủi nhất về đoạn Kinh Thánh Jesaja đoạn 61. Và thánh sử Luca đă nghi lại sự kiện đó như sau:
Đức Giêsu lên đường về thành Nazareth, nơi Ngài lớn khôn, và theo lệ, Ngài đến đền thờ vào ngày nghỉ (ngày Sabbat). Người đứng lên và muốn đọc khinh thánh. Có người trao cho người cuốn Kinh Thánh, và khi Ngài mở sách, Ngài mở đúng đoạn có ghi chép: “Thần khí chúa ngự trên tôi, bởi Người đă xức dầu cho tôi, hăy rao giảng tin mừng cho người nghèo khó. Người đă sai tôi đi, rao giảng tin vui giải phóng, những kẻ cầm tù được tự do, người mù được nh́n thấy, và những người tấm ḷng tan nát, được b́nh an và rao giảng Năm Hồng Ân Chúa.”
Và Khi Ngài đóng sách lại, ngài đưa sách cho người phục vụ nhà thờ và ngồi xuống. Mọi con mắt hướng về Ngài. Và Ngài bắt đầu nói: “Hôm nay, lời nói này được thực nghiệm, trước tai các ngươi”. (Luca 4, 16-21).
Như vậy, trọng tâm Sấm Ngôn, Đức Giêsu nói về chính ḿnh. Người đến để thực hành trọn vẹn lời sấm truyền này, cách đấy 500 năm; Rao giảng Năm Thánh và ngày báo thù của Thiên Chúa chúng ta. (Jesaja 6, 2).
Niềm mơ ước phúc đức to lớn của con người được thực hiện bao hàm trong ư nghĩa việc rao giảng Năm Thánh. Đức Giêsu nói: “Hôm nay, lời nói này được thực nghiệm!” Cả cuộc đời của Ngài đă luôn dấn thân, chịu bao hy sinh khó nhọc, để thực thi vai tṛ ngôn sứ này. Ngài đến trong thế gian để chữa lành kẻ bệnh tật yếu đau, làm phép cho người mù được thấy, người nghèo đói được no đủ; cho người tù đày, bắt bớ giam cầm được tự do, người đói khát Công lư được no đủ. Ngài đă chịu đau khổ, chịu chết và sống lại hiện ra môn đệ của Ngài. Ngài chính là Đấng Bảo Chứng cho Năm Thánh.
Những ǵ Ngôn sứ Jesaja, cách nay 2500 mong đợi cho dân Do Thái, th́ hôm nay, Thông điệp An Ủi này, thực nghiệm qua Đấng đến từ thành Nazareth và đă tuyên bố: “hôm nay”, bắt đầu từ ngày hôm nay, lời nguyện sấm ước đó, được thực nghiệm. Những ǵ Ngôn Sứ Jesaja đặt niềm hy vọng nơi người Do Thái lưu vong trở về quê hương, th́ “hôm nay”, người Việt Nam tị nạn Cộng Sản, sống lưu vong khắp nơi trên thế giới, sau 36 năm lưu đày, cũng được phép kỳ vọng vào niềm vui lớn, trở về quê hương “góp phần xây dựng đất nước (điêu tàn, hậu Cộng sản) trong phát triển toàn diện và bền vững” (Thư Chung của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Hà Nội 25-11-2009). Chỉ xây dựng được một xă hội toàn diện và bền vững, nếu xă hội đó đặt trọng tâm nhân bản và quyền tự do con người, cho mọi sinh hoạt chính trị. Muốn bền vững, phải xây dựng một nước pháp trị dân chủ đa nguyên, phi Cộng sản. Mục đích Năm Thánh cũng có ư nghĩa và giá trị đối với chúng ta như thế, trong thời điểm ngày hôm nay.
Con số 50 có từ đâu?
Cách tính toán của người Do Thái xếp đặt như sau: Cứ theo chu kỳ 7x7 (=49) năm, th́ năm kế tiếp là Năm Thánh (50 năm). Mọi việc nợ nần được trả trắng, hết thảy người nô nệ được giải phóng. Ai đói khổ đă phải bán ruộng đất, v́ nợ nần trồng chất, th́ nay, được trả lại đất đai. H́nh ảnh thực thi công bằng xă hội và bác ái thật tốt đẹp. Và đây cũng là một biểu tượng cho sự ḥa giải của Thiên Chúa. Xưa, cứ 50 năm, mới có được năm như thế. Nay, bắt đầu từ thời điểm Đức Giêsu rao giảng Năm Thánh, th́ chúng ta hằng ngày, hôm nay, hiện tại, đang sống trong Năm Thánh. Mọi tội lỗi, nợ nần được tha thứ, trong mọi lúc. Người Công chính bị cùm kẹp tù đày sẽ được giải thoát, nếu họ trông cậy vào Đức Giêsu và tin tưởng vào Người.
Con số bảy (7) là số Thánh. Ư nghĩa con số bảy, không riêng ǵ nhân loại, mà nhất là đối người Kytô Hữu, số bảy có ư nghĩa giá trị thật quan trọng: Thiên Chúa tạo dựng trời đất trong bảy ngày; Một tuần có bảy ngày; Giáo Hội Công Giáo có Bảy Bí Tích; Bảy ơn Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Lạy cha, có bảy ơn xin; “Hăy thứ tha tội lỗi anh em, không phải bảy (7x) lần, song phải là bảy mươi lần bảy” (70x7)! (Máthêu 18, 21-22). “Nếu anh em phạm tội con bảy lần (7x) trong ngày, và bảy lần (7x) anh ta đến với con và nói: Tôi muốn thay đổi! Th́ anh em hăy tha thứ cho họ” (Luca 17, 4); Thương người có mười bốn mối (7x2=14), thương xác bảy (7) mối; Bốn Nhân Đức (4): Dũng cảm, Đức độ, Công Bằng, Khôn ngoan và Ba Thiên Đức (3): Tin, Cậy và Mến; tổng cộng gồm bảy (7) Nhân Đức thánh.
Ba lời khấn (3), và bốn (4) = (7) việc tận cùng con người (Thiên đàng, Hỏa ngục, Ṭa phán xét và sự chết); và bảy (7) mối tội đầu: Kiêu ngạo, Tham lam, Ganh tị, Giận hờn, tâm hồn không trong sạch, không đức độ, và lười biếng làm việc lành phúc đức.
Số bảy là số thánh. Năm Thánh là năm sống ư thức và thực thi những con số 7 kể trên! Phải làm sao sống và dấn thân bảy mươi (70) lần bảy (7) cho Công lư, cho lẽ phải và sự thật!
Tổng kết:
Rao giảng Năm Thánh là rao giảng t́nh yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với con người. Thiên chúa ban, biếu, tặng Ân sủng của ngài cho không. Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn kêu gọi mọi người sa lánh tội lỗi, tránh gây điều Ác, tránh làm điều gian Tà! Chớ nói dối điêu ngoa mạ lỵ vu khống! Hằng mơ ước làm việc tốt đẹp thánh Thiện, biết yêu thương nâng đỡ những người yếu đuối, nhất là những người bị Việt Cộng đối xử ngược đăi tù đày giam cầm! Hăy nhớ đến những người đấu tranh dân chủ, những người công chính đang bị giam cầm khổ sở!
Đừng lănh thưởng Ân Sủng Chúa như kẻ vô tri, song hăy hăng say bền bỉ liên tục dấn thân cho lẽ phải, cho sự thật, công b́nh bác ái, xứng đáng hưởng Hồng Ân Chúa ban!
Khai mặc Năm thánh đánh dấu ngày báo thù của Thiên Chúa chúng ta.
Năm Thánh đến, sự ác phải ra đi! Thiên Chúa rao giảng Năm thánh, khai mạc sự thánh thiện, đánh dấu mốc lịch sử thánh thiện toàn dân tộc. Hiện thân gian ác, -tập đoàn Việt Cộng-, tự bị hủy diệt! Năm Thánh, năm đại Hồng Phúc cho dân tộc Việt Nam.
(Đức Quốc, Lễ kính Thánh Ambrosius: Giáp lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2009)