Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Vinh Dự Cho Một Phụ Nữ Người Đức

Vinh Dự Cho Một Phụ Nữ Người Đức

 

Phương Tôn

 

 

Nếu hỏi người dân Đức dù ở thế hệ nào về một chính trị gia người Đức quen thuộc được quư trọng người ta sẽ trả lời Konrad Adenauer. Ông là vị Thủ Tướng đầu tiên của Cộng Ḥa Liên Bang Đức được thành lập sau đệ nhị thế chiến. Konrad Adenauer là chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) đảm nhiệm chức Thủ Tướng Liên Bang đầu tiên từ 1949 đến 1963. Không những được quư trọng riêng trong nước Đức, Konrad Adenauer là một Thủ Tướng người Đức duy nhất được dành vinh dự phát biểu trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1957 cho đến nay.

Sáu mươi năm sau ngày thành lập Cộng Ḥa Liên Bang Đức, hai mươi năm sau ngày bức tường Bá Linh bị do chính bàn tay của người dân Đức giựt sập, bà Merkel nữ Thủ Tướng vừa thắng cử nhiệm kỳ hai, lần đầu tiên kể từ năm 1957 lại được Hoa Kỳ dành vinh dự cho đọc một bài diễn văn trước 500 dân biểu và nghị sĩ thuộc lưỡng viện quốc hội. Điểm đặc biệt khác với vị tiền nhiệm Konrad Adenauer phải đọc bài diễn văn trước Thượng Viện rồi đi sang Hạ Viện đọc lại, vào ngày 3.11 bà Merkel được đọc bài diễn văn lịch sử trước các vị dân cử thuộc lưỡng viện quốc hội.

Trong không khí thân thiện, bà Merkel dịu dàng nhưng tự tin, khiêm nhường nhưng rơ ràng đọc bài diễn văn được quốc hội Hoa Kỳ vỗ tay tán thưởng nhiều lần. Đặc biệt bà được quốc hội nhiều lần đứng lên vỗ tay (Standing Ovations) khen ngợi kéo dài hàng phút. Bài diễn văn,  dài 30 phút  nhưng lại „bị“ ngắt quăng 17 lần kéo dài 9 phút 26 giây do những lượt vỗ tay của các vị dân cử, của bà Merkel được các hăng thông tấn ngoại quốc đánh giá cảm động, chân thành và lợi ích.

Trước những vị dân cử đầy quyền lực của nước Mỹ, bà Thủ Tướng Merkel dù đại diện cho một nước Đức nhỏ bé nhưng đầy tự tin, không mang mặc cảm nhược tiểu mở đầu bài diễn văn bằng một vài câu tiếng Anh một cách thông thạo, cám ơn nhân dân Mỹ, các cựu Tổng thống như là Bill Clinton, Ronald Reagan và John F. Kennedy về sự ủng hộ cho nước Đức sau chiến tranh, cũng như cho việc thống nhất nước Đức.

Đánh đúng tâm lư người Mỹ, bà Merkel cởi bày tâm sự của một cô thiếu nữ dù bị bức tường ô nhục Bá Linh bịt mắt, bịt tai nhưng ḷng vẫn luôn luôn hướng về một chân trời tự do. Trước năm 1989 Hoa Kỳ là những ǵ xa vời không với tay tới. „American Dream“ của cô vào thuở đó chỉ là cái quần Jean quen thuộc mà mọi người đều biết đến. Tâm sự của cô thiêu nữ „quê mùa“ Đông Đức lại được tán thưởng nhiệt liệt „Cha tôi là mục sư Tin lành, Mẹ tôi học đại học về Anh ngữ và tiếng La Tinh nhưng bà lại không được phép hành nghề cô giáo…Hồi đó tôi rất thích quần Jean, loại quần mà bên Đông Đức rất hiếm. D́ tôi ở bên Tây Đức phải thường xuyên gửi qua cho tôi…“. Merkel cũng không quên tâm sự cái cảm giác lần đầu đi cùng chồng sang viếng thăm đất Mỹ vào năm 1990 „Không bao giờ tôi quên được cảnh quan Thái B́nh Dương lần sang California đầu tiên. Tuyệt diệu…“. Merkel nhắc lại câu nói của Bill Clinton: „Tất cả đều có thể đạt được!“, đây chính là „Americans Dream“ không những chỉ có giá trị cho người Mỹ mà ngay cả cho người Đức, giấc mơ Bức Tường Bá Linh bị sụp đổ đă hiện thực cách đây đúng 20 năm. „Vâng tất cả là điều có thể. Một người phụ nữ như tôi mà ngày hôm nay lại được đứng ở đây để thưa chuyện cùng quư vị“. Khiêm nhường nhưng không thể nào khôn khéo hơn được.

Khôn ngoan, có tính toán sắp xếp Merkel đẩy đưa câu chuyện từ một cô bé Đông Đức nay lại được vinh dự đứng trước một cử tọa thuộc thành phần lănh đạo Hoa Kỳ. Cử tọa vỗ tay cho sự thành công của một „cô bé lọ lem“ của nước Đức, họ vỗ tay tán thưởng Tự Do đă thắng Độc Tài.

Merkel không quên những lời cám ơn dành cho „Chiếc cầu không vận“ mà Hoa Kỳ đă thực hiện giúp Tây Bá Linh trong thời gian bị Sô Viết phong tỏa, cám ơn 16 triệu binh lính Mỹ đă hy sinh để bảo vệ Tây Đức trước hăm dọa xâm lăng của Khối Cộng Sản, cám ơn các cựu Tổng Thống Kennedy, Reagan và George Bush: “Không bao giờ chúng tôi, cá nhân tôi quên được những điều này.“ Cử tọa đứng lên vỗ tay tán thưởng- Người Mỹ thích nghe những câu như vậy.

Sau những lời mang tính ngoại giao, „cô bé lọ lem“ của nước Đức bắt đầu lộ khuôn mặt thật của một chính trị gia sáng giá của châu Âu. Bà đưa ra „Ba Bức tường của Thế Kỷ 21“ mà thế giới cần phải vượt qua: An Ninh, Thịnh Vượng và Vấn Nạn Biến Đổi Khí Hậu.

Bà Merkel gặt hái được nhiều tán thưởng từ các vị dân cử thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa khi bà tuyên bố :“Âu châu và Hoa Kỳ sẽ không để bom nguyên tử lọt vào tay Tổng Thống Iran, người đă từng phủ nhận việc tàn sát người Do Thái Holocaust cũng như đă từng đ̣i xóa tên Do Thái trên bản đồ thế giới“ cũng như khằng định rằng „An toàn bảo đảm cho một nước Do Thái là một điều không có ǵ để đem ra mặc cả“

Nhưng những phút „trăng mật“ bắt đầu lạnh nhạt dần khi bà Merkel đi vào vấn đề Thịnh Vượng chung. Những tiếng vỗ tay bắt đầu tỏ ra rời rạc khi bà nhắc đến vụ khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua, nhấn mạnh đến quyền lợi chung của toàn cầu phải tránh chủ trương Bảo Hộ Mậu Dịch.

Không khí càng tỏ ra lạnh lẽo hơn khi Merkel đi thẳng vào „Bức tường thứ ba“, nhắc nhở „cả thế giới đang hướng về phía nước Mỹ trong việc t́m giải pháp chống hiện tượng hâm nóng trái đất.“ Mặc dù đă „rào đón“ trước qua việc đ̣i hỏi „Trung quốc và Ân Độ cũng phải chấp nhận Nghị Định Thư Kyoto“ nhưng những đề nghị về việc chống lại nạn hâm nóng toàn cầu của Merkel chỉ nhận được tán thưởng từ các vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ. Không những chỉ riêng bà Merkel mà ngay cả Tổng Thống Obama hiện cũng đang bị bức tường „hâm nóng toàn cầu“ của quốc hội Mỹ bao vây[1]. Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn c̣n ngăn chận, không chấp nhận những thỏa thuận để Nghị Định Thư Kyoto được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức từ 7 đến 18.12 sắp tới tại Copenhagen. Việc biến đổi khí hậu là một thử thách của thế kỷ 21. Giờ đây mọi người đều nhận rơ mối nguy này qua những thí dụ trước mắt như mặt nước biển dâng cao, những khối băng tan chảy v.v…Merkel tỏ ra can đảm khi thẳng thắn đ̣i hỏi: „Chúng ta không được đánh mất thời gian nữa, chúng ta cần thống nhất ư kiến cho Hội Nghị Khí Hậu tại Copenhagen. Thế giới cần sự sẵn sàng tập trung vào một mục tiêu, không được lơ là với những kết quả nghiên cứu của khoa học…“. Những tiếng vỗ tay tán thưởng chỉ c̣n từ phía các nghị viên Dân Chủ. Merkel gây bực bội cho một phần Hoa Kỳ, họ không cần ai dạy bảo họ nhất là từ một „con bé lọ lem“ đến từ Âu châu nghèo nàn xa xôi!

Vào cuối bài diễn văn, Merkel càng tỏ ra vững vàng xứng đáng là một lănh tụ của châu Âu khi bảo đảm với Hoa Kỳ, trong tương lai nước Đức và Âu châu vẫn là một người bạn đối tác mạnh của Hoa Kỳ „Âu châu không có người bạn đối tác nào tốt hơn là Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng không có bạn đối tác nào tốt hơn là Âu châu“. Lưỡng viện quốc hội Mỹ đồng loạt đứng lên vỗ tay tán thưởng câu kết luận đầy tự tin của người phụ nữ đại diện cho một dân tộc từng bị thua trận. Hoa Kỳ chỉ kính phục những ai biết ngẫng đầu nh́n về tương lai, những ai có ư chí bỏ lại những đau thương sau lưng để tận tâm tận trí xây dựng lại tất cả từ hoang tàn đổ nát.

Những ai chỉ biết cười cầu tài, chỉ chực xin xỏ, chỉ biết „nâng trên, chà đạp bên dưới“, chỉ biết thủ lợi cá nhân th́ hăy khoan nghĩ đến chuyện đ̣i hỏi trở thành một đối tác ngang tầm với đất nước phức tạp nhung đầy kiêu hănh này.

 

Phương Tôn

Tháng 11.2009

 

[1] Một trong những trở ngại chính yếu cho việc đạt được thỏa thuận là sự chống đối của Thượng viện Mỹ với dự luật đề ra mục tiêu chỉ giảm thải khí CO2 khỏang 7% so với năm 1999, từ nay cho đến năm 2020.


<< trở về đầu trang >>
free counters