VINH DANH NHỮNG CHIẾN SĨ ĐẤU TRANH V̀ DÂN CHỦ, TỰ DO KHÔNG CHỈ LÀ MƠ ƯỚC !
Kư giả tự do Dương Thị Xuân
Trong mấy ngày vừa qua tại thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Pḥng, được sự chỉ đạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trung ương nên liên tục suốt 4 ngày, từ mùng 6/10/2009 đến 9/10/2009 đă mở các phiên ṭa gọi là “xét xử” các nhà hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền. Cụ thể đó là các vị: nhà thơ Trần Đức Thạch 57 tuổi, quê ở Nghệ An hội viên hội nhà văn tỉnh này; nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa 61 tuổi, hội viên hội nhà văn TP- Hải Pḥng; cựu giáo viên, cựu cán bộ địa chất, cựu tù nhân chính trị ông Nguyễn Văn Tính 68 tuổi; cựu đảng viên CSVN và cựu giám đốc Nguyễn Mạnh Sơn 66 tuổi đă cán bộ nhà nước đă nghỉ hưu, các vị này đều cư trú tại TP-Hải Pḥng; cựu giáo viên Vũ Hùng 43 tuổi, cựu cử nhân xă hội và nhân văn Phạm Văn Trội 37 tuổi - 2 vị này cùng quê ở tỉnh Hà Tây cũ; cựu chiến binh, nông dân Nguyễn Văn Túc 45 tuổi, quê tỉnh Thái B́nh; c̣n dân oan Nguyễn Kim Nhàn 58 tuổi cư ngụ tại tỉnh Bắc Giang.
Trong vụ án chính trị bị nhà cầm quyền CSVN “xử tội” ái quốc ở Hải Pḥng trong lần này, nhân vật tranh đấu trẻ tuổi nhất là sinh viên năm thứ 4 của trường đại học Thái Nguyên – em Ngô Quỳnh quê ở tỉnh Bắc Giang sinh năm 1984.
Trường hợp thứ 10 là nữ chính trị phạm duy nhất là kư giả tự do Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, nhà cũng ở TP- Hải Pḥng cùng bị bắt giam vào đợt tháng 9 mùa thu năm ngoái - 2008 nhưng chưa bị đem ra xét xử trong đợt này.
Các phiên ṭa xử án chính trị đối lập với ĐCSVN lần này, tuy được mở màn bất ngờ từ sáng ngày 06/10/2009 có được đảng CSVN và nhà nước toàn trị XHCN của họ úp úp mở mở tuyên bố là sẽ mở “công khai” để “xét xử” đúng theo quy định của pháp luật. Thế nhưng những ai quan tâm đến phiên ṭa này th́ hăy chờ đấy, v́ trên thực tế diễn ra lại hoàn toàn khác, nhẹ th́ đến gần cổng ṭa bị xua đuổi, nặng th́ sẽ được công an đến đặt chốt ngay tại tư gia từ sáng sớm tinh mơ. Cụ thể về các trường hợp ở Hà Nội bị phong tỏa chặt chẽ th́ có nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, mặc dù anh có được giấy báo của ṭa án mời làm nhân chứng nhưng bị đặt chốt canh trong 3 ngày liên tiếp từ 5 giờ sáng cho đến khi phiên toà kết thúc vào buổi trưa hàng ngày. Nhà riêng anh Lê Thanh Tùng bên Sóc Sơn, thuộc thị trấn Phù Lỗ ngoại thành Hà Nội bị đặt chốt từ 3-4 giờ sáng cho đến tối mịt, bởi v́ công an đề pḥng anh sẽ vượt sang Hà Nội từ trong đêm để đến ngoài toà cổ vũ anh em bị xử án bên trong như mọi lần. C̣n nhà riêng anh Nguyễn Vũ B́nh ở quận Hai Bà Trưng th́ bị từ 7 giờ sáng cho đến trưa mặc dầu anh đă lâu lắm rồi không c̣n thấy lên tiếng ǵ là mấy, ấy thế mà công an vẫn không để anh yên và t́nh trạng của anh cứ thế cũng giống như các vị trên cho đến hết trưa ngày 09/10/2009 mới trở lại b́nh thường.
Riêng trường hợp của tôi th́ cũng thật kỳ lạ là lại được công an bỏ sót không đặt chốt canh cho nên buổi sáng ngày 6/10/2009 khi nhận được điện thoại báo tin từ anh Nguyễn Khắc Toàn cho hay về việc xử nhà thơ Trần Đức Thạch, tôi đă nhanh chóng đến gần ngă ba phố Trần Quốc Đạt và Hai Bà Trưng nơi gần ṭa án để xem sao. Khi đến nơi tôi thấy hàng rào công an, cảnh sát, an ninh mật vụ, dân pḥng dầy đặc, lố nhố, họ bao vây xung quanh canh giữ rất nghiêm ngặt mà không một ai có thể đến gần dù là 20-30 mét. Tôi đạp xe và bước lên vỉa hè đang ṭ ṃ hỏi dân chúng gần đấy t́nh h́nh th́ phát hiện bên kia đường có 1 nhân viên an ninh đang bí mật, lén lút dùng máy quay camera ghi trộm h́nh ảnh tôi đang quan sát và tṛ chuyện với mấy người dân. Do bức xúc và bất b́nh khi bị quay phim lén trộm phi pháp như vậy, nên tôi bỏ dở cuộc nói chuyện để tiến hẳn sang bên đường sát cạnh ṭa án và đứng trước máy quay phim của anh ta. Tôi chất vấn thẳng thắn khá gay gắt với tay an ninh trẻ tuổi này : “ Đây, tôi sang tận nơi để mà thu h́nh cho thật rơ rồi đem về báo cáo cấp trên, chứ không có ǵ phải quay vụng trộm tôi như thế nữa. Tôi hỏi anh điều luật nào cho phép anh làm như vậy với nhân dân chúng tôi ? Ở đây đă có biển báo cấm quay phim, chụp ảnh được dựng lên công khai tại khu vực này rồi, thế mà anh lại c̣n dám quay phim trộm tôi là sao ? Anh đang ăn mặc đồ dân sự không ai biết là nhân viên an ninh đang hoạt động cho công an nhà nước, hay là dân thường. Do vậy có thể kết luận là, chính anh đang vi phạm luật pháp, vi phạm nội quy ngăn cấm đă được ghi trên tấm biển này, có đúng không, anh trả lời tôi đi xem nào ?”.
Khi bị tôi dồn dập chất vấn như vậy th́ anh ta lúng túng, có vẻ bối rối lắm, mặt đỏ ửng lên có lẽ v́ xấu hổ, rồi anh ta dừng việc quay phim để lúi húi cất máy vào trong túi. Lát sau anh ta lấy lại tinh thần rồi quay sang định cà khịa với tôi do ỷ thế là đàn ông lực lưỡng và đồng đội của ḿnh đang dầy đặc xung quanh sẵn sàng hậu thuẫn khi ra tay với tôi…
Các chiến sĩ đấu tranh dân chủ chụp ảnh chung kỷ niệm với luật sư Huỳnh Văn Đông khi anh vừa bước ra khỏi ṭa án TP- Hà Nội để báo tin vụ xử án anh Phạm Văn Trội bị hoăn lại. Trong ảnh từ trái sang phải là : Anh Lê Thanh Tùng, Ls Huỳnh Văn Đông, chị Hồ Thị Bích Khương, chị Vũ Minh Khánh - vợ Ls Nguyễn Văn Đài và tác giả bài viết này : cựu giảng viên đại học sư phạm Hà Nội 2 – Chị Dương Thị Xuân. (Ảnh do nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chụp 9 giờ 10 phút sáng ngày 24/9/2009 trên vỉa hè Ṭa án TP- Hà Nội số 43 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm. HN)
Trong những ngày diễn ra các vụ xử án, không khí khủng bố những ai có tư tưởng đấu tranh dân chủ và nhân quyền nặng nề bao trùm khắp nơi. Nhiều người dân quan tâm đến phong trào dân chủ trong nước chỉ dám ngồi nói chuyện ở những nơi vắng người và tỏ ư đau xót v́ phong trào dân chủ bị đàn áp dữ dội, v́ những ai dám trực diện tranh đấu đ̣i tự do dân chủ th́ sẽ bị công an của đảng & nhà nước đàn áp ngay. Nếu nh́n vào toàn cảnh bức tranh dân chủ, tự do, nhân quyền trong nước th́ chỉ thấy một màu xám tro, mọi người dân chỉ c̣n ngồi mơ ước bao giờ có dân chủ thực sự, bao giờ được như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đă từng định nghĩa khái niệm Dân chủ rất giản dị và đơn giản : “Dân chủ là để người dân được mở mồm ra nói” ?! Tại các phiên ṭa hôm nay nhà cầm quyền độc tài toàn trị Hà Nội tưởng rằng đă đè bẹp được phong trào đấu tranh đ̣i tự do dân chủ hóa đất, đ̣i đa nguyên đa đảng. Nhưng sự thật qua các phiên ṭa xử các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ th́ chúng ta đều thấy ngọn lửa khát vọng tự do dân chủ, nhân quyền vẫn đang hừng hực và bốc cháy ngùn ngụt do sự đấu tranh kiên cường trước ṭa án của họ.
Ở Việt Nam trong thời gian mấy năm vừa qua nhà cầm quyền quốc nội tuy có “nới rộng” một chút tự do để được làm ăn kinh tế, nhưng về phương diện sinh hoạt chính trị th́ không có ǵ được coi là cởi mở to tát đáng kể. Đối với những nhà hoạt động đấu tranh tự do dân chủ, họ đă dũng cảm gạt bỏ việc mở mang kinh tế hoặc làm giàu cho gia đ́nh ḿnh mà chấp nhận mọi khó khăn, kể cả việc hy sinh tính mạng của ḿnh bị đe dọa để dấn bước trên con đường tranh đấu giành nhân quyền cho toàn thể người dân Việt Nam.
Nhà thơ Trần Đức Thạch đă không chỉ viết rất nhiều bài thơ, bài báo để phê phán chính quyền của đảng cộng sản độc tài, cũng như đă trả lời nhiều lần đài phát thanh RFA và một số đài phát thanh Việt Nam ở hải ngoại khác nữa…vv… Ông c̣n có tấm ḷng rất thương cảm số phận những ngư dân Thanh Hóa thấp cổ, bé miệng đă bị giặc ngoại xâm Trung Cộng đă tàn sát, bắn giết vô cớ chồng con họ trên vùng biển quê hương năm 2005. Trong cuộc biểu t́nh phản kháng ngọn đuốc Olempic Bắc Kinh-2008 ô nhục, chính Ông đă dẫn đầu đại diện 14 thân nhân của các nạn nhân từ vùng quê tỉnh Thanh Hoá, huyện Hậu Lộc ven biển ra Hà Nội để biểu t́nh phản đối lên án nhà cầm quyền độc tài của cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị nhà nước độc tài kết tội cầm đầu vụ án này v́ Ông là người tổ chức nhiều cuộc đấu tranh tại giữa thủ đô Hà Nội. Ông cũng là tác giả của gần 60 bài viết khá hấp dẫn hay các sáng tác thơ ca để cổ vũ cho công cuộc đấu tranh kể từ khi tham gia phong trào dân chủ và gia nhập khối 8406.
Cựu giáo viên, cựu cán bộ địa chất, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Tính ngay từ những năm 1962-1963, khi đất nước c̣n đang bị ḱm tỏa thông tin nặng nề, Ông đă nh́n thấy con đường đưa dân tộc Việt Nam tiến lên chỉ có con đường đa đảng, tự do chính trị thật sự chứ không chỉ có mô h́nh đa đảng giả hiệu như lúc đó do đảng CSVN dựng lên có đảng Xă hội VN và đảng Dân chủ VN. Ông đă cùng nhiều người bạn hoạt động có tâm huyết bí mật thành lập Đảng nhân dân cách mạng mục đích để đấu tranh chống chế độ độc tài Hà Nội, v́ thế Ông đă bị nhà cầm quyền CSVN lúc đó bắt giữ để xử tù 8 năm tù giam với bản án vi hiến, phi pháp rất nặng nề. Trường hợp của Ông chỉ được thả ra khỏi tù vào đầu năm 1973 khi các bên tham chiến tại Việt Nam kư kết hiệp định Paris đă buộc chính phủ CS Hà Nội phải thả hết tù chính trị khi ông đă bị đầy đọa qua các trại tù kinh hoàng ở miền Bắc được hơn 7 năm.
Cựu giám đốc, nguyên là đảng viên đảng CSVN lâu năm–ông Nguyễn Mạnh Sơn đă nh́n rơ vấn nạn tham nhũng, bất công tràn lan do chế độ độc đảng chuyên chế chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên dân nghèo, đất nước tụt hậu. Ông đă tham gia tích cực hoạt động để tuyên truyền nâng cao dân trí trong xă hội với mong muốn sớm có dân chủ thật sự được nảy nở trên quê hương Việt Nam bằng nhiều bài viết đă được phổ biến rộng trên Internet trong mấy năm vừa qua.
Cử nhân xă hội và nhân văn Trường đại học quốc gia Hà Nội, anh Phạm Văn Trội được trang bị những kiến thức xă hội và nhân văn nên Anh đă sớm thức tỉnh về nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam bị xâm phạm nghiêm trọng nếu không muốn nói thẳng là người dân Việt Nam không có là mấy các quyền Con người thiêng liêng. Nên khi được gặp nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn vào đầu năm 2006 giác ngộ và giới thiệu Anh với Phong trào Dân chủ, rồi tiếp sau đó Anh đă dũng cảm tham gia vào Ủy ban nhân quyền Việt Nam do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập để đấu tranh cho nền dân chủ, tự do và nhân quyền với mong muốn các giá trị này mau chóng trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam.
Thày giáo Vũ Hùng cũng sống trong môi trường được dạy dỗ, tuyên truyền toàn màu hồng nhưng chính Thày đă nh́n thấy bao bất công xă hội, áp bức đè nén nhân dân, người giàu là những kẻ có chức quyền cùng bọn buôn lậu ăn trên ngồi chốc, c̣n nhân dân lao động một nắng hai sương. Thật là nghịch thay, cách mạng vô sản nói đang tiến lên trên con đường xây dựng xă hội chủ nghĩa, nhưng sau mấy chục năm dựng xây CHXN ở trên miền Bắc và sau này trên cả nước th́ nghịch cảnh diễn ra. Đó là càng xây dựng XHCN th́ dân càng đói nghèo đến mức những người cầm quyền phải nới rộng chút tự do cho dân chúng làm ăn nếu không muốn bị nhân dân cho nhấn ch́m luôn cùng thuyền. Không nhẫn tâm, vô cảm nh́n người dân đói khổ Thày đă đứng lên tranh đấu mặc dù biết ḿnh phải trả giá như bị kỷ luật đuổi việc, bị vào tù và có khi phải trả giá bằng cả mạng sống của chính ḿnh.
Cựu quân nhân, chiến sĩ dân oan, nông dân Nguyễn Văn Túc quê tỉnh Thái B́nh là một trong những công dân hăng hái đấu tranh chống bất công tham nhũng ở địa phương với mong muốn mọi người nông dân thôn quê, và kể cả từ những vùng xa được hưởng công bằng thật sự chứ không thể hết năm này qua tháng khác bị nhà cầm quyền lừa bịp coi người dân như quả bóng đá họ từ xă lên huyện, tỉnh trung ương Hà Nội rồi lại quay về một ṿng quẩn quanh. Những chiến sỹ đấu tranh này muốn vạch trần bộ mặt dân chủ giả hiệu, nói là dân chủ nhưng những người dân nghèo th́ bị mất đất, mất nghiệp làm ăn được gọi là tiền đền bù một mét vuông đất chưa đủ mua một bát phở ăn sáng, đi khiếu kiện th́ bị đàn áp, bị khủng bố, bị xua đuổi coi như những kẻ quấy rối trật tự xă hội, rồi bị bắt bớ, đánh đập, tù đầy, có người c̣n mất cả mạng sống của ḿnh nữa...
Sinh viên trẻ Ngô Quỳnh, tuy tuổi rất trẻ mới bước vào đời, nhưng Em đă đau cùng dân tộc trước nỗi nhục mất nước, mất biển đảo của Tổ quốc, và hơn cả là mất can đảm trước nước lớn Trung Cộng của những người lớn tuổi đáng bậc ông, cha, bác, chú. Không cam chịu sống quỳ gối, Em đă đứng lên hàng đầu trong những cuộc đấu tranh v́ Hoàng Sa – Trường Sa để phản đối bọn Trung Quốc mang nặng tư tưởng đại Hán bành trướng. Em là h́nh ảnh can trường tiêu biểu của lớp những người chiến sỹ trẻ tuổi, của giới thanh niên trí thức có tâm huyết với đất nước dám góp phần hy sinh, đấu tranh v́ sự nghiệp dân chủ, tự do đẹp rạng ngời giữa thủ đô Hà Nội ngay trong ḷng chế độ độc đảng, độc tài.
C̣n về người phụ nữ duy nhất là kư giả trẻ Phạm Thanh Nghiên mới ngoài 30 tuổi, ngoài đời nếu gặp Chị không ai có thể tưởng tượng được một cô gái nhỏ nhắn cân nặng cơ thể chưa đến 40 kg nhưng lại rất kiên cường đấu tranh cho lư tưởng tự do dân tộc là trên tất cả. Mặc cường quyền bạo ngược, đă bị nhà cầm quyền cho công an đàn áp, tổ chức đâm xe, cho côn đồ gây sự đánh chị thương tích nhiều lần. Chị vẫn ngoan cường làm đơn phản kháng đ̣i được biểu t́nh trên các đường phố trung tâm tại thủ đô Hà Nội và cuối cùng là hành động tọa kháng tại nhà nhằm tố cáo sự nhu nhược để mất biển đảo vào tay ngoại bang và quốc nạn tham nhũng lan tràn của nhà cầm quyền. Và ấn tượng nhất phải kể đến là việc đă không quản ngại đường xa, tính mạng bị đe dọa, thân gái dặm trường, Chị đă vào tận vùng biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa để chia sẻ cùng chị em mất chồng con trong vụ những ngư dân Thanh Hóa bị tàu Trung Quốc tàn sát ngay trên biển quê ḿnh mà bài bút kư nổi tiếng “Uất ức Biển ta ơi !!!” gây xúc động biết bao bạn đọc xa gần.
Tất cả những nhà tranh đấu này đă thể hiện một phương pháp đấu tranh ôn ḥa bất bạo động, trong ḥa b́nh, 2 bàn tay họ không một tấc sắt, những khẩu hiệu băng rôn của họ đă được căng lên với nội dung : “Phường Tiền Phong kiên quyết đấu tranh tiêu diệt bọn tham nhũng. Yêu cầu chính phủ kiên quyết bảo vệ giang sơn tổ quốc. Yêu cầu ĐCSVN chấp nhận đa nguyên, đa đảng”; “Bảo vệ toàn vẹn lănh thổ, lănh hải, hải đảo Việt Nam. Dân chủ, Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam” (chữ Việt Nam viết tắt là VN). Nội dung những khẩu hiệu như vậy mà lại bị công an coi là phản động (trích bản luận tội chính thức của công an số 17/KLĐT ngày 17-5-2009)
Trong khi đó theo nội dung bản Tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới mà nhà nứơc CHXHCN VN đă trịnh trọng tham gia kư tên để cam kết thực hiện và cũng như theo các điều luật trong Hiến pháp và Bộ luật h́nh sự Việt Nam quy định th́ các điều sau :
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế : “Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do t́m kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ư kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng h́nh thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác theo sự lựa chọn của ḿnh” (Điều 19,2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982). (Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.)
Điều 53 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi : “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương…”
Điều 69 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu t́nh theo quy định của pháp luật”.
Nếu chiểu theo những điều luật trên th́ tất cả những nhà tranh đấu dân chủ trong nước hiện nay và trước đó không thể bị kết tội h́nh sự, bởi v́ họ đă không cam chịu làm những “thằng hèn” như nhạc sỹ Tô Hải vừa qua thú nhận, cũng như không cam chịu cúi đầu như thày giáo Nguyễn Thượng Long đă viết : “Nhà thơ Nguyễn Đ́nh Chính (Nếu tôi không nhầm Nguyễn Đ́nh Chính là con trai của cố nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đ́nh Thi) đă từng v́ quá đau sót, v́ quá thất vọng mà buộc phải đặt bút :
Tám mươi triệu cái mặt không nh́n thấy mặt
Tám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm
Và Trí thức cụp tai ! Xin phiếu bé ngoan !
Ng̣i bút trượt dài sợ hăi !”.
Theo lời kể của Bà Dương Thị Hài là vợ của Ông Nguyễn Văn Tính với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn ngay sau khi kết thúc phiên Ṭa chiều ngày 09-10-2009, bà kể trong nước mắt căm giận: “Ông Nguyễn Văn Tính khi được Ṭa cho nói lời cuối cùng, Ông đă tuyên bố trước hội đồng xử án : “Đây là lần thứ 2 trong đời, tôi phải đứng trước vành móng ngựa để bị xét xử v́ đấu tranh chính trị. Trong lần ra ṭa trước đây vào năm 1967, th́ 40 năm sau, đến năm 2007 tôi đă viết 1 bài hồi ức kể lại kỷ niệm đó, tựa đề bài viết đó là “40 năm nhớ lại một phiên ṭa”. Bài báo ngắn này đă phổ biến rộng trên mạng Internet toàn cầu được rất nhiều bạn đọc tâm đắc và xúc động. Với việc ra ṭa lần thứ 2 này th́ sau này khi hết án được ra tù chắc chắn tôi sẽ viết lại diễn biến phiên ṭa đàn áp hôm nay để mọi người thấy được sự bất công của ṭa án đảng CSVN và nhà nước đối với những người tranh đấu đ̣i tự do dân chủ như chúng tôi. Chúng tôi và cả phiên toà này mang tính đàn áp đối lập chính trị của ĐCSVN hôm nay sẽ đi vào lịch sử măi măi !!!””.
C̣n bà Bùi Thị Rề là một nông dân thuần tuư, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối quanh năm với ruộng đồng. Cũng chính bà là vợ Ông Nguyễn Văn Túc vừa tranh thủ gặt xong mấy sào ruộng của gia đ́nh ḿnh đă phải tất tưởi từ quê lúa Thái B́nh đến Hải Pḥng để dự xử án chồng đă kể lại cho Anh Nguyễn Khắc Toàn qua điện thoại ngay khi 2 mẹ con vừa đặt chân về đến nhà tối ngày 09/10/2009. Đặc biệt cũng cần nói rơ để dư luận biết là, chuyến đi về để dự ṭa xử án chồng ḿnh trong 2 ngày tại Hải Pḥng là do công an tỉnh và địa phương đưa đón bằng ô tô của họ khá “chu đáo” với dụng ư riêng có tính toán của phía nhà nước. Bà đă kể về tinh thần can đảm trước ṭa của chồng ḿnh và nhất là sinh viên Ngô Quỳnh mà Bà rất mến phục : “Cậu Ngô Quỳnh khi được lời nói cuối cùng trước khi ṭa nghị án đă khảng khái nói: “Chúng tôi là những người yêu nước, đấu tranh đ̣i dân chủ tự do cho dân tộc và lên tiếng bảo vệ đất đai thiêng của Tổ Quốc đă mất về tay Trung Quốc xâm lấn. Những hoạt động của chúng tôi là trong khuôn khổ của pháp luật và không phải là tội lỗi h́nh sự, không phải là vi phạm luật pháp. Chúng tôi đă đấu tranh ở ngoài xă hội và tại chính ṭa án này chúng tôi vẫn đấu tranh đ̣i công lư. Chúng tôi đấu tranh để sao cho đến đời con, đời cháu chúng tôi và muôn đời sau sẽ nhớ măi đến phiên ṭa ngày hôm nay là đảng CSVN và nhà nước đă đàn áp, trù dập những người yêu nước bằng những án tù đầy, và cũng là để sau này những người yêu nước như chúng tôi không c̣n phải đứng trước vành móng ngựa như thế này nữa. Tôi rất lấy làm hănh diện về những ǵ ḿnh đă làm để góp phần sớm nh́n thấy một nước Việt Nam có Dân chủ, Tự do. Tôi không có ǵ phải xin khoan hồng và tha thứ cả !!!”…
Ngay chính bản thân những người thân yêu là thân nhân của các nhà tranh đấu hôm nay ra trước ṭa án hôm ấy, họ đều thể hiện sự mến phục người con, chồng, cha, anh của họ. Như người cha của thày giáo Vũ Hùng, một đảng viên CSVN có gần 50 tuổi đảng, ông trước khi nghỉ hưu c̣n cán bộ có chức vị khá cao, là phó giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Hà Tây cũ mà vốn trước đây phản đối quyết liệt mọi việc làm của Anh, mỗi khi bạn bè Anh đến nhà hỏi thăm đều bị xua đuổi ra khỏi nhà. Hôm nay đứng trước ṭa mặc dù nghe con ḿnh bị nhà nước của đảng CSVN trừng phạt án tù ông vẫn tươi cười trả lời người hỏi thăm : “Con tôi là người yêu nước, nó không có tội t́nh ǵ cả” và vui vẻ nói chuyện với bạn bè của con trai ḿnh. Câu chuyện này đă được chị Tuyết Mai vợ của nhà giáo Vũ Hùng kể lại trực tiếp cho nhà báo Nguyễn Khắc Toàn khi chị ấy gặp anh Toàn vào chiều hôm 12/10/2009 mới đây. Chị c̣n cho biết, đặc biệt nhất là sau khi dự phiên ṭa trở về Ông cụ đă thay đổi hẳn nhận thức rất nhiều và tỏ ư hoàn toàn ủng hộ phong trào đấu tranh đ̣i dân chủ mà con trai ḿnh đă nhiệt t́nh tham gia trong những năm qua.
Có một điều cũng cần nói rơ cũng là việc khá quan trọng đă trở thành trung tâm của những vụ án chính trị này mà ai ai cũng biết, đó là việc nhóm tranh đấu do nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa lănh đạo chỉ v́ thực hiện công việc treo biểu ngữ, căng băng rôn phản kháng trên các thành cầu ở tỉnh Hải Dương, các TP- Hải Pḥng và Hà Nội nên đă bị bắt giam khẩn cấp để điều tra v́ cái gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” nghiêm trọng. Thế nhưng khi nhà nước CSVN bắt giữ rồi đưa tất cả anh em đấu tranh ra ṭa án của chế độ để “xử tội” th́ lại không thấy ṭa dám tra hỏi, kết tội các hành vi ấy của họ. Ṭa án của nhà cầm quyền đă cố phải lờ tảng đi việc anh em dân chủ tiến hành căng băng rôn biểu ngữ là tại làm sao, v́ lư do ǵ đây ?
Công cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, nhân quyền và công lư của các nhà tranh đấu không chỉ được gia đ́nh ḿnh mến phục mà Nhân dân Việt Nam sẽ vinh danh họ măi măi. Những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam không chỉ được mai sau mà ngay hôm nay đă và sẽ vinh danh, đúng như một nhà thơ trẻ đă viết nhân dịp tranh đấu biểu t́nh phản đối Trung Quốc xâm lược từ năm 2007 của sinh viên và quần chúng Việt Nam tại thủ đô Hà Nội :
Ai ơi chí lớn không hề nản
Ngàn năm Nước Việt vẫn trường sinh
Rồi mai ắt có ngày chiến thắng
Trường Sa nay nối gót Bạch Đằng xưa
Sự nghiệp tranh đấu đ̣i tự do dân chủ hóa đất nước, đ̣i sống hiên ngang giữ biển khơi, giữ đất trời quê hương, đất nước của các chiến sĩ dân chủ, hoà b́nh đă xứng đáng là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, con cháu Đức Thánh Trần, xứng đáng với tinh thần của Trần B́nh Trọng đă nói thẳng với quan quân bọn giặc phương bắc : “Ta thà làm quỉ nước Nam c̣n hơn làm Vương đất Bắc”. Cũng nhờ sự đấu tranh ngoan cường của các nhà tranh đấu dân chủ, chúng tôi không chỉ là mơ ước và khát khao tự do dân chủ nở hoa trên đất nước Việt Nam yêu dấu mà c̣n sẽ được tận hưởng hít thở bầu trời hoa ngát hương đó. Cũng như chúng tôi không chỉ là mơ ước các nhà tranh đấu dân chủ được tuyên án hoàn toàn vô tội mà c̣n được thấy họ được tận hưởng tự do ngay tại các phiên ṭa từ hôm nay.
Hà Nội ngày 14/10/2009
Nhà báo tự do Dương Thị Xuân
Thư kư Tập San Tự Do Dân Chủ
Email liên lạc : hanoihoabinhxanh@yahoo.com
Email cũ : hoabinhdantoc2007@yahoo.com hiện nay đă bị phá hoại không liên lạc được nữa, c̣n nhà cửa gia đ́nh tôi đă bị đập phá tan hoang, cảnh ngộ gia đ́nh chúng tôi thật thê thảm và hiện nay đang phải tá túc ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng - Hà Nội.