V̀ NHÂN DÂN QUÊN M̀NH
BÙI MINH QUỐC
Trân trọng gửi đến đại tướng Vơ Nguyên Giáp cùng các đồng đội cựu kháng chiến và các bạn trẻ.
(Đă gửi báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Văn Nghệ, kính nhờ BAUXITE.VN.NET và TRANNHUONG.COM công bố giùm trong khi chờ đăng)
I
V́ Nhân Dân quên ḿnh
V́ Nhân Dân hy sinh
Lời nguyện ấy trọn tâm thành ta hát
Tận tụy một đời mấy cuộc trường chinh
Trải mấy cuộc trường chinh với bao hy sinh không kể siết để có được một đất nước ḥa b́nh độc lập thống nhất, nhưng trên đất nước độc lập thống nhất này, sau 34 năm ḥa b́nh xây dựng, nhân dân ta đang sống trong t́nh cảnh thế nào ?
Câu trả lời của tôi là :
-Bị cướp đất
-Bị bịt miệng
Tất cả mọi người Việt Nam hôm nay khi nằm xuống th́ mảnh đất chôn ḿnh cũng không phải của ḿnh, cả nơi yên nghỉ của cha mẹ tổ tiên ḿnh cũng thế. Lên tiếng khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam th́ bị quật cổ xuống đường, bị bắt giam, bị cách chức, bị nghỉ việc, bị rút thẻ hành nghề. Các bức thư của vị đại tướng đại công thần Vơ Nguyên Giáp đóng góp ư kiến về việc quốc gia đại sự th́ không được đăng, nói ǵ đến đơn khiếu kiện của muôn vạn người dân oan ức, đến tiếng nói phản biện của tổ chức nghiên cứu tư nhân đầu tiên lập ra bởi các trí thức gạo cội chí cốt của Đảng nhờ chủ trương đổi mới – Viện nghiên cứu phát triển (IDS), trong khi tổng biên tập báo điện tử Đảng CSVN tiếp tay nối lời cho giặc bành trướng th́ ngang nhiên tại vị. Thậm chí quyền con người của ngay cả người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, chủ tịch Hồ Chí Minh, cái quyền tự do cuối cùng nhỏ nhoi b́nh thường đơn sơ nhất là khi qua đời thân xác được đem đốt đi, quyền ấy cũng bị gạt bỏ bằng một ứng xử rất xa lạ với cách mạng, thậm chí có thể ẩn chứa một mánh khóe chính trị thâm hiểm : Nhân danh t́nh cảm nhân dân dùng một phương thức phi tự nhiên để biến người lănh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thành một hoàng đế Ai-cập cổ đại nhưng vô cùng khốn khổ v́ ngày ngày bị phơi ra trước bao con mắt hoặc sùng kính thương cảm hoặc ṭ ṃ vô cảm .
Tôi tự hỏi : Một đảng gọi là đảng khoa học và cách mạng, là tinh hoa của lương tâm và trí tuệ, một đảng đặt quyền lợi của Tổ Quốc , của Nhân dân lên trên hết, một đảng v́ Nhân dân quên ḿnh, một lực lượng vũ trang v́ Nhân dân quên ḿnh, một lực lượng trí thức văn nghệ sĩ v́ Nhân dân quên ḿnh, có chấp nhận được t́nh trạng hết sức ngược đời nêu trên không ?
Câu trả lời của tôi là :
-Không, dứt khoát không !
*
Ngay tại hành lang Quốc Hội kỳ họp thứ 6 khóa 12, tháng 11.2009, phó đoàn đại biểu quốc hội TP Cần Thơ Huỳnh Văn Tiếp nói : Phải kiểm tra xem với động cơ ǵ mà 110 người kư đơn xin ở tù thay cho bà Trần Ngọc Sương, giám đốc nông trường Sông Hậu (bị kết án 8 năm tù về tội “lập quỹ trái phép”) ?
Tất yếu phải đặt ngay các vấn đề :
- Với động cơ ǵ mà đại biểu Huỳnh Văn Tiếp, trước sự kiện (chưa từng có trong lịch sử hoạt động tư pháp của chế độ ta) cả trăm người dân đ̣i ở tù thay cho bị cáo - một anh hùng thời đổi mới vốn là người lănh đạo họ; ông Tiếp không chịu đến ngay với dân để t́m hiểu tâm tư nguyện vọng dân mà lại lập tức lớn tiếng đ̣i kiểm tra động cơ của họ ? Vậy ông là đại biểu của ai, nói tiếng nói của ai, trên lập trường lợi ích nào,với động cơ ǵ ?
- Với động cơ ǵ mà bí thư Nguyễn Tấn Quyên, phó bí thư Nguyễn Thanh Vận TP Cần Thơ chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố tội này tội nọ cho anh hùng Trần Ngọc Sương, bất chấp qui định của Đảng cấm ngặt cấp ủy Đảng can thiệp cụ thể vào công tác điều tra ?
- Với động cơ ǵ mà thành ủy Cần Thơ dự tính qui hoạch lập khu đô thị mới ở một vùng đất, trong đó có đất của nông trường Sông Hậu và nông trường Cờ Đỏ, là vùng tối ưu để làm nông nghiệp, hơn nữa lại là thành quả dày công khai phá bao năm trường của hàng vạn nông dân dưới sự lănh đạo can đảm và năng động của cha con hai người anh hùng đă được tôn vinh ?
- Với động cơ ǵ mà trong một thời gian rất ngắn hàng loạt các cơ quan, cán bộ cao cấp, đại biểu quốc hội, lăo thành cách mạng, luật gia, nhà báo, nhà văn đă bày tỏ phản ứng mạnh mẽ, cùng với phản ứng sôi sục của công luận rộng răi, trước bản án “vô lư” - như phó chủ tịch liên đoàn luật sư VN nhận xét - đối với anh hùng Trần Ngọc Sương ?
- Với động cơ ǵ mà trước kia bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc, rồi các cán bộ chủ chốt của thành ủy Hải Pḥng dám xé rào giáo điều thực hiện khoán chui tạo cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của chủ trương khoán 10 giải phóng sức sản xuất cho mấy chục triệu nông dân Việt Nam, đưa đất nước thoát cảnh năm nào cũng phải đi xin viện trợ lương thực bước lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo ? Với động cơ ǵ mà bí thư thành ủy TP HCM Vơ Văn Kiệt, bất chấp hiểm nguy đến có thể mất chức mất Đảng dám xé rào giáo điều thực hiện hàng loạt biện pháp đổi mới ở địa phương tạo tiền đề thực tiễn cho đường lối đổi mới trên qui mô toàn quốc ? Với động cơ ǵ mà cha con hai người anh hùng Trần Ngọc Hoằng, Trần Ngọc Sương hiến dâng cả đời ḿnh gây dựng một vùng đất từ śnh phèn hoang vu thành đất sống ổn định trù phú cho hàng vạn nông dân trong khuôn khổ bức bối của một cơ chế đầy rẫy những thắt buộc nguy hiểm đối với tất cả những ai tích cực chủ động năng động làm việc v́ dân v́ nước ?
Vậy đó, động cơ và động cơ.
Động cơ v́ Nhân dân quên ḿnh của những Kim Ngọc, những cán bộ chủ chốt của thành ủy Hải Pḥng, những Vơ Văn Kiệt, Trần Ngọc Hoằng, Trần Ngọc Sương th́ hiển lộ ngời ngời với những thành quả mà họ đă tạo nên và được chính thức tôn vinh.
C̣n động cơ của các cán bộ chủ chốt trong thành ủy Cần Thơ ?
Các cán bộ ấy chỉ hối hả đ̣i xem xét động cơ của dân chứ không bao giờ dám tự nói ra cái động cơ sâu xa giấu kỹ trong quả tim chẳng ai biết đen đỏ thế nào của họ.Thế th́ cơ quan lănh đạo tối cao phải cùng với công luận tiến hành xem xét cái thứ động cơ thầm kín này.
Tôi có mấy ư kiến xin nêu ra để mong được trao đổi góp phần vào việc xem xét động cơ của họ.
Việc xem xét cần phải đặt trong t́nh trạng Đảng cầm quyền hiện nay có mấy đặc điểm sau :
- Vai tṛ của các cấp ủy Đảng từ cơ sở cho tới Bộ chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chống đại quốc nạn nội xâm rất yếu kém (đồng thời trong nhiệm vụ chống đại quốc họa bành trướng cũng rất yếu, xin đọc bài “Chống diễn biến ḥa b́nh của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc” của cùng tác giả trên mạng internet tháng 01.2009).
- Công tác cán bộ nhiều năm ṛng, và đến nay vẫn thế, nằm trong tay một người hoặc một nhóm người tiến hành trong ṿng bí mật sắp đặt ghế theo bè phái rồi sắp đặt những cuộc đại hội h́nh thức, bầu cử h́nh thức để hợp thức hóa ghế, nạn “chạy” chức diễn ra ở hầu hết mọi cấp mọi ngành mọi địa phương, công tác chỉnh đốn Đảng trở thành chỉnh đốn ngược, càng chỉnh đốn giặc nội xâm vào cấp ủy ngày càng đông đă chiếm chỗ ít nhất 51% trong các cấp ủy kể cả Bộ chính trị.Chắc chắn không thể không có bọn tay sai bành trướng nằm trong cấp ủy mà công tác bảo vệ chính trị nội bộ vô t́nh hoặc cố ư chưa phát hiện và xử lư.
- Từ chỗ là một bộ phận thoái hóa biến chất bởi một thứ cá nhân chủ nghĩa cực kỳ ngoan cố, giặc nội xâm kéo bè kết cánh trong Đảng dùng con dấu đỏ làm “vũ khí sắc bén” núp sau thẻ đỏ tranh thủ từng ngày từng tháng từng quư từng năm từng nhiệm kỳ đua nhau ăn cắp ăn cướp tích lũy siêu tốc thành một thế lực kinh tế chính trị thao túng nhiều hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động tư pháp. Sự thao túng đó diễn ra có hệ thống kéo dài đă thành qui tŕnh tinh vi và xảo quyệt từ khâu hoạch định các chủ trương, các dự luật, các dự án v.v…đến khâu thực hiện, bằng mọi thủ đoạn kể cả lách nghị quyết, lách luật, thậm chí dẫm đạp lên nghị quyết và luật pháp.
Đại quốc nạn tham nhũng - nội xâm không chỉ là vấn đề đạo đức nữa mà đă trở thành đại quốc nạn kinh tế - chính trị, một mối đại họa đe dọa sự sống c̣n của Đảng, như nhiều lăo thành cách mạng đă cảnh báo từ lâu. Nhà cách mạng lăo thành Trần Độ lúc sinh thời đă thẳng thắn vạch rơ : Đảng không những mất sức chiến đấu mà mất cả sức sống. Tôi muốn nối thêm một ư này : khi đại đa số đảng viên và lực lượng vũ trang kiên định giữ trọn phẩm chất v́ nhân dân quên ḿnh th́ ngay trong ḷng các cấp ủy đảng lại bạo phát một thứ “sức sống” hoang dă vận hành bởi một thứ động cơ đen tối bên ngoài dán nhăn hiệu “đầy tớ nhân dân” bên trong là năng lượng hỗn mang của ḷng tham vô đáy say cuồng và mê muội sôi sục suốt ngày đêm.
Dư luận nêu nghi vấn : Có vấn đề động cơ đất đai khiến một số cán bộ chủ chốt của thành ủy Cần Thơ phải liều lĩnh dẫm đạp lên nguyên tắc đảng ra mặt chỉ đạo cụ thể can thiệp vào công tác điều tra (và không loại trừ cả khâu xét xử), để quyết thực hiện bằng được một bản án thật nặng cho bà Trần Ngọc Sương khi người nữ anh hùng này, v́ lo cho số phận hàng vạn nông dân, đă không giao lại đất nông trường, gây cản trở cho cái dự án đô thị mới mà người ta đang nhăm nhe hoạch định ( Xin đọc bài của nhà báo Huy Đức dẫn lời được ghi âm của ông Phạm Thanh Vận nói với bà Trần Ngọc Sương ngày 25-10-2007: “Chị nghỉ nhưng làm sao cho hạ cánh an toàn trong danh dự nếu giao lại đất Nông trường”).
Tôi cho rằng, đằng sau động cơ đất đai đă hiển lộ khá rơ, c̣n là một mưu toan hết sức hiểm độc về chính trị tư tưởng và văn hóa của thế lực nội xâm (có thể bản thân các cán bộ chủ chốt của thành ủy Cần Thơ cũng chưa tự ư thức được điều này); nó ngang nhiên và ĺ lợm phát ra cho toàn xă hội, nhất là lớp trẻ, một thông điệp đen : đừng dại khờ lựa chọn lẽ sống v́ dân v́ nước như cha con bà Sương, như đa số đảng viên và cựu chiến binh, hăy cứ sống theo cách vừa hô thật to Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm, chủ nghĩa Mác Lê-nin vô địch muôn năm, kinh tế thị trường (nhất là thị trường ghế) định hướng xă hội chủ nghĩa muôn năm, vừa tranh thủ ra sức kiếm ghế mua ghế bám ghế leo ghế ngày càng cao theo phương thức dùng chuyên chính vô sản tích lũy tư bản để đạt tới “thiên đường cộng sản” của một giai cấp đại tài phiệt đỏ nói như rồng leo làm như mèo mửa và hưởng theo nhu cầu trên cái “gốc” là nhân dân lầm than và phẫn uất nhưng bị bưng bít thông tin nên vẫn cứ thều thào “ơn Đảng”.
Vụ án anh hùng Trần Ngọc Sương diễn ra trong một môi trường pháp lư mà cán cân công lư nằm trong tay những cấp ủy đă bị giặc nội xâm thao túng, từng đẻ ra bao phiên ṭa mà chánh án ṭa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện lúc đương nhiệm đă gọi huỵch toẹt “xử thế nào cũng được”.
Để sáng tỏ được công lư trong vụ án này cũng như vô số vụ án khác tương tự, th́ trước hết cần phải khẳng định dứt khoát cái công lư thiêng liêng bao trùm ngàn đời sau đây : Chủ sở hữu đích thực của đất nông trường Sông Hậu chính là những người nông dân cùng cha con bà Sương đă dốc tâm dồn trí bền lực tiếp nối các lớp tiền bối của ḿnh bao đời bao năm khai phá bồi đắp nên chứ không phải là một thứ “sở hữu toàn dân” mông lung. Một sự thật sờ sờ ai cũng thấy : cái gọi là “sở hữu toàn dân” mông lung đă mau chóng biến thành túi vàng két bạc của vô số những người có chức quyền nhân danh cách mạng để làm vua quan cách mạng, khiến đất nước rối bời lên không thể tả về chuyện đất đai và c̣n rối bời chưa biết đến bao giờ.
Hăy h́nh dung, nếu ngay từ đầu ta không thành lập nông trường quốc doanh mà để những người nông dân khai hoang đến đâu được cấp quyền sở hữu đất đến đấy, ai có chứng từ sở hữu trong quá khứ được tiếp tục thừa nhận (quyền sở hữu tư nhân vĩnh viễn chứ không phải quyền sử dụng có thời hạn), rồi họ góp thóc góp tiền trả công xứng đáng cho người đă lănh đạo tổ chức họ gây dựng cơ nghiệp là ông Trần Ngọc Hoằng (tiếp đến là bà Trần ngọc Sương), rồi khi nhu cầu phát triển sản xuất thúc đẩy họ hợp tác với nhau, tất yếu sự hợp tác sẽ diễn ra một cách tự nguyện và nhất định họ chỉ bầu người mà họ thấy là gương mẫu nhất, đáng tin cậy nhất đứng ra lănh đạo điều hành cái hợp tác xă đúng nghĩa ấy, rồi cũng tất yếu hợp tác xă sẽ phát triển thành một công ty cổ phần nông công thương tín do nông dân làm chủ từ sản xuất chế biến đến phân phối trong và ngoài nước các sản phẩm do họ làm ra, th́ t́nh h́nh sẽ thế nào ? Chắc chắn mọi người từ nông dân đến cha con bà Trần Ngọc Sương sẽ giầu có hơn rất nhiều, số thuế họ đóng cho nhà nước cũng lớn hơn rất nhiều, sẽ không có chuyện mắc tội “lập quỹ trái phép” hay “tham ô” (tiền của chính ḿnh).
Như vậy, vụ án cần phải xem xét khởi tố trước hết là vụ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất.
Tôi tha thiết đề nghị các nhà lănh đạo, nếu thực ḷng đặt Tổ Quốc lên trên hết, quyền dân lên trên hết, thực ḷng v́ Nhân dân quên ḿnh, hăy lập tức mời ngay các lăo thành cách mạng, các ủy viên Bộ chính trị và Trung ương các khóa, các đại biểu quốc hội đương nhiệm và các khóa trước cùng các nhà khoa học thực hiện một cuộc tổng kết thật cụ thể, thật chi tiết xem công cuộc quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp tư nhân trước đây đă gây tổn thất về vật chất và tinh thần cho đất nước cho nhân dân như thế nào.
Sau 1975, công cuộc quốc hữu hóa được thực hiện do đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội trên toàn quốc, xác lập tại đại hội Đảng lần thứ 4, tháng 12.1976. Đảng Lao động Việt Nam đổi thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đổi thành nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, mất 2 chữ “dân chủ”, đồng thời cũng mất luôn một thể chế dân chủ đa nguyên – thành quả của Cách mạng Tháng 8.1945 – được thiết lập năm 1946 qua cuộc phổ thông đầu phiếu đầu tiên trong lịch sử dân tộc, để thay bằng 4 chữ “xă hội chủ nghĩa” mà phần lớn những đảng viên tham dự đại hội 4 cùng lắm cũng chỉ hiểu đó là lư tưởng xa vời về một xă hội sung túc, tốt đẹp, không có áp bức bất công và nhất thiết sẽ có “dân chủ gấp triệu lần” (lời Lê-nin) các chế độ trước. Những quyết sách lớn quan hệ đến quyền sống của từng người dân, đến vận mệnh của đất nước và của Đảng như vậy lại được chuẩn thuận bởi một đại hội mà đa số đại biểu dự họp với tâm lư và không khí một cuộc liên hoan mừng chiến thắng hơn là một cuộc bàn thảo cặn kẽ để hoạch định đường lối chiến lược, như thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă bày tỏ tâm sự lúc cuối đời.
10 năm sau, đại hội Đảng lần thứ 6 họp tháng 12.1986 đă chỉ ra sai lầm chiến lược của đại hội 4 và quyết định đường lối đổi mới. Tuy nhiên, do những hạn chế lịch sử của t́nh h́nh chính trị nội bộ, nên thay v́ phải thẳng thắn nêu rơ “sai lầm về đường lối chiến lược” lại chỉ dừng ở mức “sai lầm về chỉ đạo chiến lược”. Một cán bộ cao cấp, nguyên là bí thư đặc khu ủy Quảng Đà trong chiến tranh được tổng bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ tham gia nhóm ṇng cốt chuẩn bị dự thảo văn kiện đại hội 6 kể với tôi, ngay sau đại hội mấy hôm : Dự thảo lúc đầu ghi rơ “sai lầm về đường lối chiến lược”, nhưng đă diễn ra một cuộc giằng co giữa khuynh hướng nhận sai lầm triệt để với khuynh hướng chỉ nhận sai lầm nửa vời trong nội bộ c̣n khá mạnh, rốt cuộc đành phải tạm nhân nhượng thay 2 chữ “đường lối” bằng 2 chữ “chỉ đạo”). Tính nửa vời đó đă để di lụy tai hại ghê gớm cho đến nay. Do chủ nghĩa cá nhân và bệnh bè phái độc đoán phản dân chủ rất nặng ở một số cán bộ chủ chốt cấp tối cao, các đại hội kế tiếp đều né tránh việc xem xét đánh giá t́nh h́nh 10 năm từ 1976 đến 1986. Các chủ trương lớn có tính nền móng của Đảng như “nh́n thẳng vào sự thật, nói đúng nói rơ sự thật, lấy dân làm gốc, công khai dân biết dân bàn…” dần dần bị vô hiệu hóa bởi một thế lực sợ sự thật, sợ dân có quyền, lấy việc bám ghế đè dân, bưng bít và ngăn chặn cắt xén thông tin để tồn tại.
Bây giờ th́ ai cũng thấy đường lối Đại hội 4 là một đường lối phiêu lưu duy ư chí đưa đất nước và Đảng đến bên bờ vực thẳm.Nhưng không phải ai cũng thấy đây là cái duy ư chí, phiêu lưu và kiêu ngạo sau đại thắng của một vài cá nhân theo chủ nghĩa cực quyền áp đặt cho số đông để t́nh cảm cách mạng thay cho lư luận khoa học, để niềm tin chân thật hồn nhiên vào cấp trên thay cho bản lĩnh tư duy độc lập của người chiến sĩ cách mạng luôn lấy lợi ích của dân của nước làm tiêu chuẩn để suy nghĩ và hành động. Và không phải ai cũng thấy, có một sự thật bấy lâu luôn bị che giấu : Ở cấp lănh đạo tối cao, từ rất sớm trước khi chuẩn bị đại hội 4 đă có những ư kiến phản biện rất sáng suốt.
Ví dụ :
- Cuộc tấn công Tết Mậu Thân – 1968 khi nổ ra được gọi chính thức là Tổng công kích - Tổng nổi dậy (Tổng khởi nghĩa), ở chiến trường gọi tắt là 2T, nhưng trong quá tŕnh chuẩn bị, khi thảo luận ở cấp tối cao có ư kiến đề nghị chỉ nên xác định là cuộc tập kích chiến lược v́ không thể tiến hành tổng khởi nghĩa đưa quần chúng tay không ra trước họng súng trong điều kiện chiến tranh với một đối phương có lực lượng quân sự cực mạnh. Ư kiến này không được lắng nghe và tiếp thu. Thực tế đă chứng minh ư kiến này đúng. Cuộc tổng nổi dậy đă không nổ ra được. Trong năm 1968 ta tiến hành 3 đợt tấn công vào đô thị ; đợt Tết, đợt tháng 5 và đợt tháng 8, bị tổn thất rất lớn, khó khăn chồng chất tưởng chừng không thể vượt qua kéo dài suốt các năm 1968, 1969, 1970, nửa đầu 1971, nhiều nơi phải đưa lính chủ lực miền Bắc xuống làm du kích (anh lính Phạm Trung Đỉnh người Hải Pḥng thuộc số này, may sống sót trở về, nay là nhà văn Trung Trung Đỉnh, giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà văn).
- Chiến dịch xuân hè 1972, sau khi ta giải phóng thị xă Quảng trị, ư kiến phản biện từ giới quân sự yêu cầu không nên tổ chức pḥng ngự dài ngày giữa địa h́nh đồng bằng trống trải dưới hỏa lực cực mạnh đủ các cỡ kể cả B52 của đối phương, nhưng ư kiến sáng suốt này đă không được lắng nghe và tiếp thu, hậu quả là mỗi đêm chúng ta hy sinh một đại đội, sau hơn 60 ngày đêm phải rút lui.
- Trước 30.4.1975, trong cán bộ cao cấp của Đảng đă có ư kiến đề xuất cần giữ quan hệ b́nh thường với chính quyền Mỹ khi ta tiến quân vào giải phóng Sài G̣n, việc thống nhất đất nước cần tiến hành từng bước để miền Nam tiếp tục duy tŕ các quan hệ chính trị kinh tế xă hội như trước với các nước phương tây th́ sẽ đạt được lợi ích tối ưu cho cách mạng, nhưng ư kiến sáng suốt này đă không được chấp nhận. Sau 1975, ủy viên Bộ chính trị Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đă nỗ lực xúc tiến công tác đối ngoại theo hướng tăng cường quan hệ với phương Tây và t́m cách tiến tới sớm đạt được quan hệ b́nh thường giữa ta và Mỹ, nhưng rồi chính v́ lẽ đó mà bộ trưởng bị gạt ra khỏi Bộ chính trị do sức ép của thế lực bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc.
- Tháng 5.1975, tại Đà Nẵng, tôi được học nghị quyết 24 của Bộ chính trị trong đó có chủ trương giữ nguyên kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế tư nhân ở miền Nam – một chủ trương rất sáng suốt. Tất cả các đảng viên đều rất phấn khởi với chủ trương này. Nhân dân nghe tin càng rất phấn khởi và yên tâm. Nhưng nghị quyết chưa kịp triển khai thực hiện, một thời gian ngắn sau đă bị phủ định bởi những nghị quyết mới tiếp tục duy tŕ đường lối giáo điều đưa miền Nam vào chế độ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp như miền Bắc.
- Đối với dự thảo đường lối đại hội 4, nhiều ư kiến trong cán bộ lănh đạo cấp cao đă sớm chỉ ra tính phiêu lưu duy ư chí, hơn nữa lại trái với lời dặn trong di chúc của Hồ chủ tịch : sau chiến tranh phải có giai đoạn phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Các ư kiến phản biện ở tầm chiến lược vừa nêu đă không được tôn trọng lắng nghe, không được thảo luận dân chủ rộng răi, ngược lại tác giả của những ư kiến sáng suốt đó lại bị trù dập bị vô hiệu hóa bằng nhiều cách. V́ không có dân chủ ngay cả ở hàng ngũ lănh đạo tối cao, nên Đảng đă mắc những sai lầm lớn về chiến lược và từ sai lầm dẫn đến những tội lỗi lớn không những với dân với nước mà ngay cả đối với nhau trong lớp chiến sĩ cách mạng khởi nghiệp.
Khi trong nội bộ cấp cao xảy ra t́nh trạng dùng bạo quyền thay cho lẽ phải như thế là lập tức kẻ thù bên ngoài lợi dụng. Xin nhớ lại : tháng 5 .1984, kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng Điện Biên, báo đài hầu như không nhắc ǵ đến đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Ba tháng sau, tháng 7.1984, giặc bành trướng thực hiện ngay chiến dịch tấn chiếm tuyến điểm cao núi Đất ( Hà Giang ), ta tổn thất rất lớn, một số điểm cao trọng yếu dọc biên giới rơi vào tay địch. Thông tin về mất mát đau thương lớn này cho đến nay vẫn chưa được chính thức công bố, gần đây mọi người mới được biết qua blog của nhà văn Phạm Viết Đào, người có em trai ruột hy sinh trong trận đánh bảo vệ Tổ Quốc âm thầm ấy. Tại sao lại chủ trương bưng bít thông tin về một sự kiện hệ trọng như vậy ? Đây vẫn là một câu hỏi lớn mà nhân dân và lực lượng vũ trang đặt ra cho những người lănh đạo. Cũng như nhân dân và lực lượng vũ trang cần được biết tại sao lại chủ trương không cho tái bản và không cho tiếp tục thực hiện các công tŕnh nghiên cứu sáng tác về cuộc chiến chống bọn diệt chủng Pôn – pốt, chống giặc bành trướng trên biên giới phía bắc và trên biển Đông, tại sao lại không tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ đă hy sinh trên các tuyến đầu bảo vệ Tổ Quốc ấy ? Những người lănh đạo không thể lẩn tránh măi việc trả lời nhân dân và lực lượng vũ trang về các việc hệ trọng này. Rơ ràng đây là bằng chứng về sự phản bội đối với các chủ trương đúng đắn có tính nền móng của đại hội 6 “nh́n thẳng vào sự thật, nói đúng nói rơ sự thật, lấy dân làm gốc, công khai dân biết dân bàn…”, phản bội tư tưởng Hồ Chí Minh : “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào ? Đối với MỌI VẤN ĐỀ, mọi người tự do bày tỏ ư kiến của ḿnh góp phần t́m ra chân lư.Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người” ( Hồ Chí Minh toàn tập NXB CTQG, H, , t8, tr216 )
Tóm lại :
Rơ ràng Đảng không có dân chủ.
Đất nước không có dân chủ.
Mục tiêu dân chủ của cuộc cách mạng chưa đạt được.
Cách mạng dân tộc dân chủ chưa hoàn thành.
Không những thế, dưới danh nghĩa xây dựng chủ nghĩa xă hội, đă diễn ra một quá tŕnh hủy hoại toàn diện nội lực dân tộc, hủy hoại các thành quả dân chủ mà nhân dân đă đạt được từ đầu năm 1946 và bản thân Đảng mất dần tư cách yêu nước v́ dân. Nhân dân đă tự nguyện tạm gác một số quyền tự do cơ bản mà ḿnh từng được hưởng một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Tám 1945 để dồn sức cho 2 cuộc kháng chiến, nhưng sau khi đất nước đă có ḥa b́nh độc lập thống nhất, sự tự nguyện tạm gác các quyền ấy đă bị khéo léo trấn lột dưới dạng sắp đặt một cuộc hiến dâng tự nguyện.
Rơ ràng nhiệm vụ bao trùm của toàn Đảng toàn dân hiện nay phải là tạm gác mục tiêu xă hội chủ nghĩa để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Đây là mệnh lệnh của cuộc sống, cô đúc trong tám chữ TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT,
Là mệnh lệnh của lịch sử, của hồn thiêng sông núi tổ tiên ngàn đời, của hồn thiêng lớp lớp anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm chống bành trướng vang lên qua giai điệu hào hùng của nhạc sĩ thiên tài Văn Cao từ Cách mạng Tháng Tám :
LẬP QUYỀN DÂN, TIẾN LÊN, VIỆT NAM !
II
Hiện nay, trước hết cần làm mấy việc cơ bản nhất và cũng cấp bách nhất :
1/- Trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân ( nhấn mạnh cho thật rơ : quyền tư hữu vĩnh viễn chứ không phải quyền sử dụng có thời hạn ) tiến tới phải chính thức Hiến định quyền tư hữu tài sản của công dân (như Hiến pháp năm 1946), nhưng trước hết hăy bắt đầu bằng thực hiện người cày có ruộng.
2/ - Trả lại quyền tự do báo chí tự do xuất bản cho công dân, sửa ngay luật báo chí và luật xuất bản, bổ sung điều khoản công dân được quyền ra báo tư nhân, lập nhà xuất bản tư nhân, lập tổ chức nghiên cứu khoa học tư nhân (gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xă hội).
3/ - Trả lại quyền tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn cho công dân.
4/ - Trả lại quyền tự do ứng cử và bầu cử (gồm cả quyền tự do không đi bầu) cho công dân và đảng viên.
Ai làm những việc trên ?
Các cấp ủy Đảng với 51% bị giặc nội xâm chiếm chỗ th́ đương nhiên không chịu làm (tuy cũng có số ít cấp ủy viên yêu nước v́ dân muốn làm nhưng lực bất ṭng tâm), không những thế c̣n t́m mọi cách chống lại.
Như vậy người làm không ai khác là toàn Đảng toàn dân. Thực chất việc làm này là một cuộc đ̣i nợ và trả nợ. Với tư cách lănh đạo, Đảng phải trả món nợ quyền dân. Với tư cách là nạn nhân của chế độ cực quyền do chính ḿnh dựng nên, Đảng là người đ̣i món nợ quyền dân, cùng với nhân dân đ̣i, tổ chức và lănh đạo nhân dân đ̣i. Toàn Đảng phải bắt đầu từ từng đảng viên. Toàn dân phải bắt đầu từ từng người dân. Từng đảng viên đ̣i. Từng người dân đ̣i. Đ̣i hàng ngày. Đ̣i ngày này sang ngày khác. Tập hợp nhau lại mà đ̣i. Tập hợp ở đâu ? Trước hết ở ngay trong các tổ chức hiện hành. Phải nhớ rằng tổ chức Đảng và các hội đoàn là thành quả cách mạng xây đắp bằng bao nhiêu xương máu, không thể để bọn vua quan cách mạng biến thành bệ đỡ cho ngai ghế của chúng. Đảng viên phải làm chủ Đảng. Công dân phải làm chủ các hội đoàn mà ḿnh đang tham gia (song song với việc đ̣i có luật tự do lập hội và nhen nhóm, phát triển các phương thức tổ chức vô cùng phong phú của sinh hoạt xă hội dân sự). C̣n nguyên vẹn đó con người Việt Nam bước ra từ Cách Mạng Tháng Tám “ rũ bùn đứng dậy sáng ḷa” (thơ Nguyễn Đ́nh Thi), những con người đă chớm biết thế nào là cuộc đời tự do “có hội nghị, phê b́nh, chất vấn” ( thơ Hồng Nguyên). Phải làm bừng dậy hồn dân tộc, nhân dân, cái hồn xă hội dân sự trong sinh hoạt Đảng và các hội đoàn mà giặc nội xâm đang thao túng, phải biến các hoạt động mà chúng chỉ muốn thực hiện bằng bàn tay sắp đặt theo kiểu tŕnh diễn h́nh thức với vai diễn là đảng viên và nhân dân làm b́nh phong làm con rối phục vụ lợi ích đen tối của chúng, thành hoạt động có thực chất phục vụ lợi ích của đất nước và bản thân ḿnh.
Muốn đẩy lùi và loại trừ dần sự thao túng của giặc nội xâm, Đảng phải tự đổi mới bản thân Đảng, đổi mới về tư tưởng, đổi mới về tổ chức (nói đổi mới nhưng thực chất là kiên quyết sửa chữa tận gốc những cái sai, thực hiện triệt để những điều đúng).
Về tư tưởng, chỉ cần gói gọn trong 8 chữ giản dị, dễ hiểu
TỔ QUỐC TRÊN HẾT, QUYỀN DÂN TRÊN HẾT.
Từ nền móng tư tưởng đó, tôi thấy cần xác định lại về tổ chức : Đảng là tập hợp tinh hoa trí tuệ và nhân cách của mọi công dân Việt Nam yêu nước v́ dân, thuộc mọi giai cấp giai tầng tôn giáo dân tộc tự nguyện hiến dâng đời ḿnh làm người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu chiến đấu cho nền ḥa b́nh thống nhất độc lập và toàn vẹn lănh thổ của Tổ Quốc Việt Nam, cho tự do của mỗi con người Việt Nam, xây dựng một nước Việt Nam ḥa b́nh thống nhất độc lập dân chủ và giầu mạnh. Xác định lại như thế Đảng mới tự gỡ ḿnh thoát khỏi thảm trạng đối nghịch giữa danh và thực bởi cái ṿng kim cô của ư thức hệ giai cấp phản khoa học mà thế lực nội xâm bấy lâu sử dụng như một công cụ nhằm thâu tóm mọi quyền của đảng viên, của công dân vào tay một người, một nhóm.
Đảng thực hiện sự lănh đạo của ḿnh bằng ǵ ?
1/ - Bằng đường lối đúng,
2/ - Bằng vận động giáo dục thuyết phục
3/ - Bằng tấm gương tận tụy, hy sinh, chí công vô tư của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong quá khứ, Đảng đă được nhân dân thừa nhận vai tṛ lănh đạo mà không cần một điều Hiến định nào như điều 4 hiện nay là nhờ vậy. Đó là quá tŕnh xuôi thuận của một lực lượng chính trị từ nhân dân mà ra, v́ nhân dân quên ḿnh mà trở thành lực lượng lănh đạo, trong đó yếu tố thường xuyên gương mẫu của người chiến sĩ cách mạng, người cán bộ lănh đạo là quyết định. Không có yếu tố này th́ các yếu tố khác dù hay ho mấy cũng không được nhân dân tin theo. Nhưng từ đại hội 4 (1976), đă xuất hiện một diễn tŕnh ngược. Đường lối th́ sai lầm, mất yếu tố tiền phong gương mẫu về trí tuệ. Cán bộ Đảng th́ trượt dài trên con đường thoái hóa sa đọa, mất yếu tố gương mẫu về nhân cách. Không thể vận động giáo dục thuyết phục được ai nữa, chỉ c̣n cách bưng bít ngăn chặn thông tin, mệnh lệnh áp đặt, thậm chí dùng bạo quyền thay cho lẽ phải để trấn áp đồng chí đồng bào yêu nước yêu tự do. Đảng trở thành một hệ thống siêu quyền lực trùm lên hệ thống Nhà nước với bộ máy cồng kềnh đông đặc quan chức, trụ sở đồ sộ, xe cộ nghênh ngang chi xài bằng tiền thuế của dân, công việc trùng lặp chồng chéo, quyền càng to trách nhiệm càng mù mờ, lẩn tránh đùn đẩy lẫn nhau, hàng ngàn hàng vạn sự bê bối chồng chất mà không mấy trường hợp chỉ ra được cá nhân nào chịu trách nhiệm.
Để giữ vững sự lănh đạo đích thực của Đảng theo đúng 3 tiêu chí nêu trên th́ cần ǵ một bộ máy khổng lồ như thế với trụ sở phương tiện tốn kém như thế ? Một trí tuệ lớn trong lều rách hay nơi hầm tối giữa ḷng dân cũng đủ đem đến cho dân cho nước một sự lănh đạo đúng đắn. Tôi không cực đoan máy móc yêu cầu cán bộ đảng thời b́nh phải sống như thời chiến, nhưng đây là điều bắt buộc bởi nguyên tắc không được nói một đằng làm một nẻo, đă tuyên bố v́ nhân dân quên ḿnh, là người chiến sĩ tiền phong gương mẫu th́ phải sống đúng như thế. Cấu trúc 2 hệ thống quyền lực song trùng là một cấu trúc phản động phản dân chủ du nhập từ mô h́nh Liên xô, phản lại chính chức năng lănh đạo, phản lại truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, là cấu trúc tự cắt đứt cội nguồn dân tộc, cội nguồn cách mạng, nó chỉ mở cửa cho những phần tử cơ hội chui vào Đảng ngày càng đông để thăng quan phát tài, nhân danh cách mạng để làm vua quan cách mạng, thực chất đây là một hệ thống phản cách mạng, phản tiến hóa.
Một đ̣i hỏi rơ ràng bức thiết đă đặt ra :
Để giữ vững sự lănh đạo của Đảng, phải thực hiện ngay mấy biện pháp sau đây :
1/ - Đảng tự nguyện giao lại toàn bộ cơ sở vật chất phương tiện cho Nhà nước; toàn bộ cán bộ và nhân viên thuộc các cấp ủy Đảng từ cơ sở tới trung ương tự nguyện tự túc để hoạt động, những bộ phận chuyên nghiệp (rất gọn nhẹ) th́ thuê trụ sở và hưởng lương từ quỹ đảng phí hoặc do nhân dân tự nguyện công khai minh bạch góp nuôi. Một đảng chính trị hoạt động theo phương thức này nhất định sẽ được nhân dân thấy rơ phẩm chất v́ nhân dân quên ḿnh mà sẵn sàng gửi gắm niềm tin, và đến lượt ḿnh bản thân đảng lănh đạo cũng hoàn toàn có đủ tự tin để đón nhận sự ra đời hợp qui luật của các đảng đối sánh, đối lập cùng chung mục tiêu (và động lực) Tổ Quốc trên hết quyền dân trên hết như ḿnh, thi đua nhau cạnh tranh nhau xem đảng nào có đường lối đúng nhất, có nhiều cán bộ gương mẫu nhất để cho dân chọn.
2/ - Đảng trao quyền cho dân giúp Đảng lựa chọn cán bộ bằng cách tổ chức bầu cử Quốc hội trước rồi mới tiến hành đại hội Đảng, những đảng viên nào trúng cử vào Quốc hội mới được đề cử ứng cử vào trung ương, đồng thời phải trả lại quyền công dân cho toàn thể đảng viên được tự do ứng cử vào Quốc hội không cần thông qua tổ chức Đảng. Cũng đồng thời kiến nghị với Quốc hội sửa ngay luật bầu cử, bỏ điều khoản sàng lọc ứng cử viên qua hiệp thương ở Mặt trận Tổ Quốc v́ điều khoản này thủ tiêu quyền tự do ứng cử của công dân. Khi số đảng viên được dân bầu chọn ( tất nhiên phải bằng lá phiếu tự do tự chủ) chiếm quá bán trong Quốc Hội – và Quốc Hội phải chuyên nghiệp 100% với thực chất là cơ quan quyền lực tối cao, với vị trí độc lập của 3 quyền lập pháp , hành pháp, tư pháp, th́ lúc ấy đảng lănh đạo trở thành đảng cầm quyền, đường lối của Đảng trở thành quốc sách. Người đảng viên là đại biểu quốc hội phải đặt trách nhiệm đại biểu lên hàng đầu, những ư kiến chỉ đạo của cấp ủy không phù hợp với tư duy độc lập của người thay mặt dân ở cơ quan lập pháp th́ có quyền không chấp hành. Trong sinh hoạt Đảng và cơ quan dân cử, các ư kiến thiểu số phải được bảo lưu bằng việc b́nh đẳng công bố và truyền bá rộng răi, bởi v́ bảo lưu trong hộp sọ là vô nghĩa. Thực tế cho thấy các ư kiến thiểu số nếu đúng đắn sáng suốt mà công bố kịp thời sẽ mau chóng trở thành ư kiến đa số giúp Đảng sớm thấy sai lầm, kịp thời điều chỉnh, thay đổi đường lối.
Không thể để kéo dài măi t́nh trạng toàn bộ quyền lực của đất nước lại thâu tóm vào mười mấy ủy viên Bộ chính trị mà không người nào đạt tiêu chuẩn tinh hoa về trí tuệ và nhân cách, trong khi vốn cán bộ của Đảng rất dồi dào, đại đa số đảng viên là những người đă sống cuộc đời v́ nhân dân quên ḿnh, trong đó có rất nhiều cán bộ tiêu biểu về trí tuệ và nhân cách hơn hẳn mười mấy người đương nhiệm. Và vốn cán bộ của cả dân tộc th́ lại càng dồi dào gấp bội. Việc hệ trọng hàng đầu của nước ta ( và của bất kỳ quốc gia nào) từ xưa đến nay và măi măi về sau là làm sao đưa được những người năng lực tài giỏi nhất, nhân cách đáng tin cậy nhất ra gánh vác việc dân việc nước chứ không nệ là đảng viên hay không đảng viên, đă qua mấy khóa trung ương hay chưa.
2 biện pháp nêu trên khó làm hay dễ làm ?
Vừa khó vừa dễ.
Khó, khi toàn Đảng toàn dân thờ ơ, phó mặc mọi việc cho các quan chức, hoặc thụ động ngóng chờ “vận nước”.Mà các quan chức th́ đương nhiên là không ưa ǵ hai biện pháp trên dù nếu công khai thảo luận th́ họ cũng khó bề bác bỏ.
Dễ, khi toàn Đảng toàn dân thoát ra khỏi t́nh trạng thờ ơ thụ động (và manh động khi bị đụng chạm một số quyền lợi cụ thể), tự khôi phục truyền thống tích cực chủ động năng động như trước kia với tấm gương tiêu biểu là các đảng viên Kim Ngọc, Vơ Văn kiệt.
Phải cùng nhau thống nhất rành mạch nhận thức : Khi nói đến sự lănh đạo của Đảng là nói đến toàn Đảng chứ không chỉ là cấp ủy Đảng. Khi cấp ủy đă bị 51% giặc nội xâm chiếm chỗ th́ làm ǵ c̣n sự lănh đạo đúng nghĩa nữa, chỉ c̣n là mệnh lệnh áp đặt, là t́nh trạng đầu lĩnh dùng cấp hàm bổng lộc để sai khiến thủ túc, c̣n thủ túc dùng quà biếu siêu t́nh cảm nắm lấy yếu huyệt của đầu lĩnh để giữ ghế và leo lên ghế cao hơn.
Một sự thật ai cũng thấy từ lâu : Đại đa số đảng viên th́ tốt, nhưng đa số cấp ủy viên lại càng ngày càng tệ hại liên tục hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Nhiệm kỳ nào nhân sự cũng được bí mật sắp đặt ở đâu đó bên trên từ bàn tay một người hoặc một nhóm người rồi đại hội nào cũng “dân chủ đổi mới đoàn kết”, cũng “thành công tốt đẹp” để bầu ra các cấp ủy ngày càng tệ hơn.
Ai bầu ?
Ở cơ sở th́ đảng viên tốt chiếm đa số tham gia bầu (các cơ sở đảng trong cơ quan chưa hẳn được như thế). Nhưng nếu thụ động bầu theo cái danh sách được sắp đặt sẵn từ bên trên, th́ tất đẻ ra một đoàn đại biểu đi dự đại hội phần lớn là quan chức.Cứ thế, tới đại hội toàn quốc th́ trở thành đại hội của các quan chức trong Đảng, tính chất đại diện cho đa số đảng viên – những người v́ nhân dân quên ḿnh, không c̣n nữa, cấp ủy được bầu ra trở thành cấp ủy quên ḿnh trên đầu lưỡi, ḷng dạ th́ dốc hết vào việc t́m mọi cách khoét công quỹ, móc túi dân cướp đất dân bịt miệng dân.
Đă bao nhiêu đại hội như thế rồi.
Nay có để như thế nữa không ?
Nhiều cụ lăo thành bảo nhau :
Đại hội 11 này chúng ta phải quyết làm phá sản thủ đoạn bè phái sắp đặt nhân sự. Bao năm qua, ư thức tổ chức của ta, niềm tin ở cấp trên của ta bị lợi dụng để phục vụ cho tṛ sắp đặt nhân sự. Nay th́ đừng ḥng lợi dụng ta nữa. Ta sẽ gạch phăng những cái tên ta biết rơ là phần tử xấu, cũng gạch phăng cả những cái tên chưa biết rơ là có tốt hay không, gạch tuốt, gạch tuốt, những ai tốt th́ hăy công khai tự nguyện làm đảng viên tự túc hoạt động, giao lại trụ sở cho Nhà nước, không nhận lương, tự động đi vận động quần chúng chống nội xâm chống bành trướng, những ai như thế tự ứng cử th́ sẽ không bị ta gạch tên, chúng ta bảo nhau trong tất cả các chi bộ các đảng bộ, gạch tuốt, gạch tuốt những cái tên bất lương, phải làm sao có một đại hội toàn quốc gồm phần lớn là các đại biểu tiêu biểu về trí tuệ và lương tâm th́ mới mong có được một Trung ương mới, một Bộ chính trị mới xứng đáng.
Nghe được vậy, một cán bộ tổ chức c̣n trẻ và thật tâm muốn đổi mới thưa lại :
- Cháu đố các bác thay đổi được cái nếp bỏ phiếu theo sự sắp đặt ấy đấy. Nhiều năm trước, người ta đă chủ trương khéo để các bác nghỉ sinh hoạt Đảng mà vẫn giữ danh hiệu đảng viên, đến kỳ đại hội mời các bác về nhận huy hiệu, nhận quà là chính rồi giơ tay biểu quyết mọi sự đă sắp sẵn, các bác đă cao tuổi, cơ thể mệt mỏi, đầu óc lại thiếu thông tin, cái cánh tay giơ lên, cái bàn tay cầm lá phiếu đă bị điều kiện hóa theo tâm lư đám đông rồi, dễ ǵ mà thay đổi.
- T́nh h́nh bấy lâu đúng là có như thế thật và không phải bây giờ cháu nói ta mới biết.Trong phạm vi toàn Đảng th́ bọn quên ḿnh đầu lưỡi là thiểu số. Chúng xảo quyệt dùng thủ đoạn sắp đặt để sao cho người của chúng đều chiếm đa số ở các đại hội. Nhưng nay th́ cái thủ đoạn ấy không lừa ai được nữa đâu, bọn chúng không thể muốn tác oai tác quái thế nào cũng được đâu. Khi đă nhận ra thủ đoạn của chúng rồi th́ những người cả đời v́ nhân dân quên ḿnh như chúng ta cùng con cháu ta, bà con bạn hữu ta, những người thuộc phe v́ nhân dân quên ḿnh này chiếm tuyệt đại đa số đấy nhé, chúng ta quyết dùng lá phiếu làm vũ khí để loại chúng ra. Chúng ta chỉ cần bảo nhau ngắn gọn mấy câu “Chống mệt mỏi, chống sắp đặt !”, “Nghị trường là mặt trận, lá phiếu là vũ khí, cử tri là chiến sĩ !”, “Gạch tuốt ! Gạch tuốt bọn quên ḿnh đầu lưỡi!”, ngắn gọn mấy câu thế thôi, bảo nhau qua báo chí, bảo nhau qua mạng thông tin toàn cầu, ai không có báo có mạng th́ truyền miệng, truyền hàng ngày, truyền hàng giờ, ở bất cứ đâu, trong nhà, ngoài phố, trong lúc giải lao bên bờ ruộng, trong đám cưới đám giỗ đám tang, đám họp họ, họp đồng hương, họp lớp cũ trường cũ, bảo nhau làm một việc rất dễ làm, đảng viên nào cũng làm được, cử tri nào cũng làm được, làm như một niềm vui, làm cho tăng tuổi thọ, đây là niềm vui lập quyền dân bốn ngh́n năm ta mới có, bắt đầu từ cái quyền rất b́nh thường :
“Gạch tuốt ! Gạch tuốt bọn quên ḿnh đầu lưỡi !”.
Đà Lạt 4g 48’ ngày 21.12.2009
BMQ