Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam trấn áp người bất đồng chính kiến để răn đe những người khác

Việt Nam trấn áp người bất đồng chính kiến để răn đe những người khác


The Economist

 

Đường lối ngoại giao cởi mở bị chủ trương trấn áp kiểu chuyên chính chơi xỏ
Ai ai cũng biết thừa là cơ chế một đảng tại Việt Nam hạn chế khắt khe quyền tự do của công dân, và sẵn sàng bắt bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, nhà nước xem ra đang rất khoái đánh bóng mạ kền cho h́nh ảnh quốc gia trên chính trường quốc tế: họ đang ngồi ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ năm 2008, sắp lănh trách nhiệm chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2010.
Tại phiên họp thường niên của Liên Hiệp Quốc để kiểm điểm t́nh h́nh nhân quyền, chính phủ Việt Nam làm ra vẻ lắng nghe những lời phê b́nh. Họ chấp nhận hai phần ba trong số 140 khuyến nghị của các thành viên Uỷ Hội Nhân Quyền LHQ. Đại biểu Việt Nam tuyên bố: “Không hề có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’ và không hề có ai bị bắt giữ v́ chỉ trích chính phủ”. Thế th́ mấy ông quan toà ở Hà Nội và Hải Pḥng phải che quạt mo mà xử những người hoạt động dân chủ dạo đầu tháng, tuyên án họ nặng nhất là sáu năm tù.
Những người hoạt động dân quyền vừa kể, có người tham gia Khối 8406, một nhóm hoạt động dân chủ bị cấm đoán, bị kết tội “tuyên truyền chống lại nhà nước”, một điều luật được ghi trong luật h́nh sự Việt Nam. Họ bị bắt từ năm ngoái khi treo biểu ngữ ngoài đường và phát tán lời hô hào dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền, và bảo vệ lănh thổ lănh hải liên quan đến tranh chấp với Trung Hoa tại Biển Đông. Các nhà hoạt động này cũng bị kết tội dùng internet để phổ biến những h́nh ảnh treo biểu ngữ hô hào chống chính phủ (bị công an nhanh chóng tháo bỏ), và viết bài chỉ trích sự lănh đạo tồi dở của đảng cộng sản.
Đợt trấn áp đă nhanh chóng bị Hoa Kỳ chỉ trích, mặc dù họ cũng chỉ muốn làm ngơ để tiện bề xúc tiến giao thương hơn là chỉ trích hồ sơ vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Toà đại sứ tại Hà Nội phải lên tiếng là “phiền ḷng” và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho chín nhân vật vừa bị xử án.
Nhà cầm quyền Việt Nam chẳng ngần ngại dùng luật để trấn áp lời phê b́nh. Năm 2007, những người cầm đầu Khối 8406 đă bị kết tội nặng. Năm nay, nhà cầm quyền lại một lần nữa cho thấy quyết tâm của họ là trấn áp những tiếng nói bất đồng, dù đấy là những luật sư về nhân quyền khá quen biết hay đấy chỉ là những blogger lên tiếng phản đối chính phủ đă nín nhịn quá đáng trước Trung Quốc, kẻ thù truyền thống của quốc gia.
Một số nhà quan sát cho rằng hành động mạnh tay này một phần do tâm lí lo ngại trước ḱ đại hội đảng cộng sản sẽ diễn ra năm 2011. Nhưng theo ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học Viện Quốc Pḥng Úc tại Canberra th́ chính phủ lo ngại là những tổ chức bất đồng chính kiến như các tăng sĩ Phật Giáo, Công Giáo và những blogger dường như đang kết liên với nhau trên cùng một số vấn đề, đáng chú ư nhất là thái độ chống lại ảnh hưởng Trung Quốc đang gia tăng tại Việt Nam.
Sợ kiểu nào th́ sợ, chính phủ đang phải đối diện một nỗi khó khi muốn dập tắt lời phê b́nh. Số người sử dụng internet và viết blog đang gia tăng nhanh chóng hơn là tại bất cứ nước nào khác. Chính nhà nước cũng phải thừa nhận là internet –mà các nhà bất đồng chính kiến rất chuộng- đă góp một phần lợi hại cho sự phát triển đất nước.
Tuy vậy, nhà nước đang c̣n thiếu phương tiện để khống chế internet trên diện rộng như đă áp dụng tại Trung Quốc và Iran. V́ thế họ phải dùng công cụ là hàng loạt các phiên toà chính trị và việc bắt giữ lẻ tẻ một số blogger để dè chừng những người sử dụng internet đang ngày mỗi tăng thêm.

 

Nguồn: The Economist, 15/10/2009
Xuyến Như dịch


<< trở về đầu trang >>