Việt Nam, thiên đường nhậu nhẹt (!?)
Vương Văn Quang
Lời (đong đưa) dẫn nhập:
Có một khác biệt rất dễ nhận thấy
giữa thời “bao cấp” và thời “mở cửa,
đổi mới”, đó là dân ta trở nên quá ư
cuồng nhiệt với hai món:
đó là nhậu nhẹt và bóng đá. Bóng đá
nâng cấp thành “giải chuyên nghiệp”,
đội tuyển quốc gia luôn thuê huấn
luyện viên ngoại quốc. Và mỗi khi
đội tuyển thi đấu với mấy nước láng
giềng th́ thiên hạ như hóa rồ hóa
dại. C̣n nhậu nhẹt ăn chơi th́… thôi
rồi (Lượm ơi)
Phải chăng đây chính là thứ ma túy
để dân ta xả x́ trét
(stress), xả bức xúc? Để một bộ phận
dân t́nh c̣n lương tri tạm quên đi
bao chuyện thối nát bất công? Để một
lớp trẻ không (cần) quan tâm tới
chính trị? Tóm lại là để thiên hạ có
những nỗi hả hê, sự hài ḷng (hay
nói cách khác là có những lí do để)
và không cần biết tới những vấn đề
như nhân quyền, dân chủ, quốc thể,
lănh thổ… v.v
Đời sống loài người không thể không
có niềm tin và hy vọng. Chính v́ thế
mà các tôn giáo ra đời. Và tôn giáo
nào cũng nhận ḿnh là “chính giáo”.
Có một chuyện không hiếm gặp, đó là
các tôn giáo thường chỉ trích nhau.
Đảng Cộng sản cũng là một tôn giáo.
Và (h́nh như) giáo chủ của tôn giáo
này đă chỉ trích các tôn giáo khác:
Tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân (h́nh như cha này
ám chỉ Thiên Chúa giáo).
Suy theo tam đoạn luận: ma túy/thuốc
phiện là tôn giáo, bóng đá và nhậu
nhẹt là ma túy của dân ta. Vậy bóng
đá và ăn nhậu chính là tôn giáo của
(một phần) dân ta.
Có một điều không thể chối căi, rằng,
“đảng ta” đă nh́n thấy niềm tin của
các tín đồ vào giáo phái của ḿnh
đang lung lay nghiêm trọng, mà hiện
tại chưa có phương cách ǵ hữu hiệu
để loại bỏ hoài nghi và củng cố niềm
tin ấy. Niềm tin của các tín đồ mất
đi th́ nguy cơ ră đám của giáo phái
là rất cao, bởi vậy nên đảng ta đang
sử dụng “giải pháp t́nh thế”: hướng
đám tín đồ ấy vào một niềm tin khác,
một thứ niềm tin vô bổ & vô hại:
Bóng đá, nhậu nhẹt (c̣n hơn để chúng
hướng sang các tôn giáo khác), đặng
quên đi sự hoài nghi tính thiêng
liêng của giáo phái ḿnh. Phải chăng
sự thể là như vậy ?
Thôi th́ sự thể ra sao, thực hư vấn
đề tôn giáo với thuốc phiện
ló thế lào th́ hẵng cứ dẹp
qua một bên, và chúng ta thử lai rai
chút đỉnh với cái sự nhậu nhẹt của
dân ta, cho vui lúc… không nhậu nhẹt
1) Rượu thời bao cấp & lời nhận xét
đáng ngờ
Một điều không thể chối căi rằng, từ
khi đất nước “đổi mới”, một bộ phận
dân ta (nhất là dân thành thị)
“giầu” lên trông thấy. Ít nhất là
giầu lên so với chính họ. Có thể
nh́n thấy sự giầu có một cách rơ rệt
qua các nhà hàng, quán nhậu, làng
nướng, phố lẩu, băi bia…v.v mọc lên
như nấm. Và thực khách th́ chưa khi
nào - kể cả lúc này, là lúc nền kinh
tế thế giới (trong đó có Việt Nam ta,
đương nhiên, bởi ta đă hội nhập sâu,
đă vào WTO chứ bỡn a?) tuột dốc - tỏ
ra thờ ơ, thiếu nhiệt t́nh với các
địa điểm
“ăn-chơi-nhậu-nhẹt-giao-dịch-xả-x́-trét”
này.
Lớn bé già trẻ nam phụ lăo ấu liền
ông đàn bà…. thôi th́ kính thưa đồng
kính gửi các kiểu… nhậu. Sáng bảnh
mắt ra làm bữa điểm tâm, tô bún riêu,
đĩa bánh cuốn, hay (thậm chí) vài
cái bánh rán… cũng kèm đôi ly “quốc
lủi” (nếu là thời bao cấp) hay tô
phở, bát bún thang, đĩa Spaghetti (Việt
hóa, tất nhiên) và… chai Vodka Hà
Nội (nếu là đương thời. Điều này
thường phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung
bộ trở ra).
Cần nói qua một chút về cái gọi là
“rượu quốc lủi”. Khái niệm rượu
“quốc lủi” giờ chắc không c̣n tồn
tại, bởi nó nảy sinh từ thời bao
cấp. Quốc lủi tức rượu nấu lậu, v́
khi đó, nhà nước độc quyền sản xuất
rượu. Rượu nhà nước làm ra nên gọi
là rượu quốc doanh. Khi đó, nhiều
nhà “làm kinh tế phụ gia đ́nh” bằng
cách nấu rượu. Rượu làm ra bán chủ
yếu ḥa vốn hoặc lăi rất ít, phần
lời lăi chính là bă (hay bỗng) rượu,
dùng nuôi lợn. Và đây mới chính là
khoản lời đáng kể. Cái tên “quốc
lủi” sinh ra từ đó, để phân biệt, để
“phản biện” với quốc doanh. Nó cũng
c̣n có nghĩa “lủi như [con chim]
cuốc”, v́ nấu hay đem bán đều có
nguy cơ bị “tó”/tóm, nên mắt trước
mắt sau, ŕnh ŕnh thấy bóng dáng
công an, thuế vụ, là … lủi. Nguyên
liệu để làm “quốc lủi” th́ gi gỉ ǵ
gi cái ǵ cũng được, nào ngô (bắp),
khoai tây, khoai lang, sắn (khoai
ḿ), mía…, thứ nào sẵn (được mùa) và
rẻ th́ làm. Cũng có đôi khi được nấu
bằng gạo. Thường là “gạo mậu”, tức
gạo tẻ, tức gạo mậu dịch, thứ gạo
“sạn và mọt nhiều hơn gạo”. Cũng có
khi là gạo nếp, thậm chí nếp than,
nếp cái hoa vàng. Nhưng đó là “đặc
sản”, thứ “quốc lủi đặc sản” này rất
đắt nên thường được thực hiện theo
“đơn đặt hàng”.
Thời đó, người ta c̣n đặt cho rượu
“quốc lủi” cái tên cực ḱ độc đáo,
nhưng lại vô cùng sát nghĩa (kiểu
gọi đúng tên sự vật, hiện tượng). Đó
là: rượu thối mồm.
Bởi thứ rượu nấu theo phương pháp
thủ công, lượng độc chất an-đa-hít
trong rượu hầu như c̣n nguyên vẹn,
nên khi uống vào, chúng “tương tác”
với các vi sinh và dịch vị trong
ruột và từ đó cho ra đằng mồm thứ
mùi vô cùng ấn tượng. Không tin, hôm
nào mưa lất phất, trời se se, bạn cứ
thử mà xem
Ngoài nhậu sáng, th́ nhậu trưa cũng
khá phổ biến đối với dân miền Bắc
(kể cả giới văn pḥng cổ mang cà
vạt, giầy da bóng lờ). Đi ăn cơm
trưa làm đôi chai bia, vài ly rượu,
hay vài vại (li bự) bia hơi, là
chuyện thường ngày ở huyện. Nhưng
cũng có khi hứng chí đổi bữa, thay
cơm phần, cơm món, cơm hộp bằng bún
đậu phụ mắm tôm chân gị luộc hay là
bún giả cầy th́… ôi thôi rồi. Đảm
bảo sau bữa trưa, về tới cơ quan
công sở, các vị sẽ cố thủ ở một góc
khuất nẻo nào đó và ngáy thật nhịp
nhàng cho tới đúng… giờ tan sở. Hiện
tượng này đặc biệt đúng trong các
công sở nhà nước
Chiều tới, đêm về th́ khỏi nói. Thật
tưng bừng, thật náo nhiệt. Từ chốn
phồn hoa đô hội tới các ngơ xóm làng
quê. Từ Bắc vô Nam nối liền núi
sông… Từ sơn hào hải vị ê hề tới đôi
trái xoài, ba trái ổi, dăm trái cóc.
Sơn hào hải vị th́ bia lon rượu
ngoại. Xoài, cóc, ổi th́ bia cỏ, bia
lên cơn và rượu …thối mồm. Nồi nào
vung nấy. Ngưu cặp ngưu, mă kè mă.
Tất tần tật đều có thể thành một
cuộc nhậu hoành tráng tưng bừng.
Nhậu, nhậu, và nhậu.
H́nh như đă có dăm ông Tây du lịch
ba lô, bẩy bà Đầm làm việc hay học
tập tại xứ ta đă chủ quan nhận xét,
cả gan “khái quát”: Việt Nam là
thiên đường nhậu nhẹt!
2) Rượu ta thời mở cửa & một
chút suy tư về lời nhận xét (có thể
không) đáng ngờ
Một điều chẳng thể chối căi: rượu
luôn đồng hành với nhân loại trong
những t́nh huống bi tráng, là chất
xúc tác mạnh mẽ cho loài người ở địa
hạt tinh thần. Lịch sử ta cũng có
rượu dự phần. Bao văn nhân to thi sĩ
lớn cũng đồng thời dính dấp nợ nần
với rượu.
Thương ai cho bận ḷng đây?
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
(Tản Đà)
Bên trên nói rằng, nhậu sáng, nhậu
trưa thường là thói quen của người
sống ở miền Bắc; nói như vậy không
có nghĩa rằng người miền Bắc nhậu
nhiều hơn người miền Nam, mà sự thật
là, chúng ta Bắc Trung Nam cả ba
miền đều mười phân vẹn mười cả.
Chẳng ông nào kém bà nào sất. Nếu
như người miền Nam không có thói
quen nhậu sáng, nhậu trưa (có thể v́
miền Nam tiết trời quanh năm băm mấy
độ?) th́ bữa nhậu chiều tối của dân
“anh Hai Nam bộ” dịu dàng nhẹ nhàng
cũng gấp ba gấp bốn lần “độ” chiều
tối dân Bắc, tính cả thời lượng lẫn
tửu lượng.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng
t́nh
(Tản Đà)
Theo một số thống kê (có thể không
đáng) tin cậy, người ta khẳng định:
rượu sinh ra thơ. Ngẫm thấy cũng có
lư! Chẳng phải bao người đă khẳng
định đất nước ta là đất nước thi ca
đấy ư (?!)
Hăy quên đi cái thời bao cấp, cái
thời mà “quốc lủi” th́ rặt rượu thối
mồm, khá lắm th́ cũng tới cỡ đặc sản
Làng Vân, hay Bắc Ninh, Bắc Giang ǵ
đó. Quốc doanh cũng chẳng khá khẩm
hơn là mấy, quanh đi cũng chỉ có mấy
chai rượu Cam, rượu Chanh, quẩn lại
cũng chỉ tới “tầm cỡ” Lúa Mới, Mơ
Hương Tích (mà thường là dịp Tết mới
thấy bầy bán nhiều) là cùng. Giờ
đây, rượu madein Việt Nam chẳng kém
cạnh thiên hạ là bao. Dù mới chỉ ở
dạng “chuyển giao công nghệ” hay
“lắp ráp”, nhưng như thế đă là quí
lắm nếu so với thời bao cấp đói
nghèo. Chẳng kém Ông già chống
gậy mác đỏ hay kể cả Black
and White, J&B là mấy, họ mười
phần ta cũng đạt tới năm sáu, nhưng
giá lại vô cùng rẻ, rất hợp túi Việt
Nam, đó là “anh chàng” Whisky
Wall Street. Nếu cho đại gia
Vodka Smiranoff nổi danh
toàn cầu là điểm 10 th́ “chàng”
Vodka Hà Nội của chúng ta không
thể dưới 7 điểm, ấy vậy mà giá cả
của “chàng” chỉ bằng một phần mười
gă đại gia, há chẳng đáng vênh mặt
rung đùi lắm sao? Điều đáng nói là
không chỉ so sánh, chấm điểm một
cách chung chung như vậy, mà Vodka
hay Whisky của ta đă đạt được những
tiêu chí cơ bản của Vodka hay Whisky
thế giới. Ví dụ như với Vodka th́
phải đạt nồng độ cao, nhưng vẫn có
cảm giác êm, dịu, không gắt, và đặc
biệt phải tuyệt đối không có mùi,
phải như nước lă vậy; hoặc Whisky
th́ phải có mùi thơm ngầy ngậy, cái
thơm dường như là của sự kết hợp
giữa hương gỗ sồi và ngũ cốc lên men
theo tŕnh … Whisky, mà dân sành
thường gọi chung là: Mùi Whisky (tất
nhiên, chưa đi vào chi tiết từng
loại Whisky). Và cái đáng nói sau
cùng, do công nghệ, dây chuyền sản
xuất được nâng cấp liên tục, nên độc
tố an-đa-hit trong rượu ta được
triệt tiêu một cách tương đối, nên
dù dùng hàng nội, chúng ta hoàn toàn
có thể tự tin với cái hương đi ra …
từ mồm, và yên tâm với vấn đề đau
đầu hay ngộ độc
Rơ ràng, công cuộc đổi mới của
đảng ta khiến dân yêu rượu hay
văn thi nghệ sĩ được nâng đỡ, được
vuốt ve, chắp cánh … quá cỡ thợ mộc
ấy chứ, đâu phải chuyện đùa!
Quay trở lại một chút với cái “khái
quát”, với lời nhận xét của một số
tay ngoại quốc:
Việt Nam là thiên đường nhậu
nhẹt !
Phải nói là cái “khái quát” của mấy
vị xứ văn minh về một trào lưu đang
ngày một phát triển tưng bừng của
chúng ta, nghe nó… cứ làm sao. Cứ
ngh́ch nghịch lỗ nhĩ thế nào. Đó là
c̣n chưa thèm nói tới chuyện đúng
sai của cái nhận xét (xem ra có phần
mách qué) ấy đấy. Không hiểu ở xứ sở
của họ, của mấy ông Tây bà Đầm kia,
họ có nhậu nhẹt không và nhậu nhẹt
ra làm sao? Chưa biết nên chẳng dám
bàn, nhưng dứt khoát các vị cũng
uống ra tṛ chứ chẳng phải “đoan
trang yểu điệu trâm oanh thế phiệt”
ǵ. Bằng chứng là xứ sở của các vị
cũng chính là quê hương của biết bao
loại mĩ tửu nổi đ́nh nổi đám, thậm
chí có thứ rượu c̣n là niềm tự hào
dân tộc của các vị cơ mà ! Chẳng
phải mấy ngài Phú lang xa (France)
cứ sểnh ra là tay nhăm nhăm chai
Cognac, từ mắt tới cằm cứ ngược
thẳng lên giời mà mơ màng về quốc
tửu? Chẳng phải các quí ông
Scotchland mặc váy thường nâng niu
chai Whisky với vẻ tŕu mến và tự
hào không dấu diếm đó sao ? C̣n nữa,
c̣n nhiều lắm, các ông Tây bà Đầm
luôn nói, luôn tấm tắc về một loại
rượu đặc sản xứ ḿnh. Thậm chí,
người Hy Lạp, người Ytalia (La-mă)
c̣n nhận ông tổ nghề rượu, đồng thời
cũng là tay bợm rượu vô cùng trác
táng có passport Hy-La. Không tin
th́ thử t́m hiểu thân thế và sự
nghiệp ông Dionusia (tên Hy Lạp),
hay ông Bacchus (tên La Mă). Tương
truyền, các ông này sáng tạo ra cách
làm lên men trái nho, và làm ra rượu
vang. Cũng tương truyền, các ông
thường xuyên tổ chức những lễ hội,
những cuộc nhậu nhẹt vô tiền khoáng
hậu, mà nếu mang so sánh với các
cuộc nhậu của dân nhậu xứ Việt ta
th́ các chú “bợm nhậu” madein Việt
Nam cứ gọi là khóc thét, chào thua
và chạy dài.
Đấy chỉ là vài nét phác sơ sài về
chủng loại rượu, chất lượng cũng như
sự nổi tiếng của một số loại rượu,
và những cuộc nhậu từ thủa xa xưa
bên xứ sở ông Tây bà Đầm, là những
kẻ đă “khái quát” đất nước chúng ta
là Thiên đường nhậu nhẹt.
Rơ ràng, từ tŕnh độ làm rượu đến
cách thức uống rượu, họ, những ông
Tây bà Đầm ấy là bậc thầy của chúng
ta. Ấy vậy mà sao họ vẫn gán cho
chúng ta, một đám “bợm nhậu nghiệp
dư” nếu so với họ, một cái danh
(chẳng mấy đáng tự hào) như vậy nhỉ.
Từ chuyện nghệ thuật nhậu nhẹt của
chúng ta c̣n vô cùng thô sơ. Tŕnh
độ thưởng rượu của chúng ta c̣n quá
ư ấu trĩ. Chủng loại rượu của chúng
ta c̣n vô cùng nghèo nàn. Vậy tại
sao họ bảo đất nước ta là Thiên
đường nhậu nhẹt? Họ vu khống
chăng? Ồ, nếu là vu không th́ chả có
vân đề ǵ, v́ dân tộc ta mang nặng
hồn thi sĩ, ít khi chấp nhặt, hơn
thua câu nói. Nhưng nếu vô phúc, cái
nhận xét ấy là sự thật th́… Chà
chà…! Nếu đó là sự thật th́ quả là
có quá nhiều điều phải suy nghĩ chứ
không chỉ c̣n là ba cái chuyện vớ
vẩn tầm phào nữa rồi