Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam lập luật mới nhằm ngăn chận t́nh trạng mất tư cách công dân

Việt Nam lập luật mới nhằm ngăn chận t́nh trạng mất tư cách công dân


Kitty McKinsey

– Cathy Lam lược dịch

Việt Nam lập luật mới nhằm ngăn chận t́nh trạng … tổ quốc vô thừa nhận


Saigon - Lớn lên ở Việt Nam, chị Phan Thị Phương Loan chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ quốc tịch Việt Nam của ḿnh. Không, chị không nghĩ đến, cho đến lúc chị lấy chồng ngoại quốc, rồi mất quốc tịch của ḿnh, chị trở về lại nguyên quán và bước vào thế giới … vô tổ quốc.
Chị Loan, 40 tuổi, là một trong hằng ngàn người phụ nữ trở thành người không có tư cách công dân trong 15 năm qua khi họ lập gia đ́nh với người ngoại quốc - thường là người Đài Loan, Nam Hàn hay Trung Quốc – mà đại đa số là v́ lư do kinh tế. Hầu hết, họ được thuyết phục từ bỏ tư cách công dân Việt Nam của họ, nhưng nếu hôn nhân bị găy đổ, họ lại trở về nguyên quán nơi họ sinh ra và lớn lên trong một trạng huống bất hợp lệ.
Hôm thứ Tư ngày 1 tháng Bảy, Việt Nam chuẩn bị ban hành một đạo luật nhằm tránh những trường hợp như chị Loan có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền Việt Nam đă làm việc năng nỗ trong những năm vừa qua để giúp những cô dâu lấy chồng v́ hoàn cảnh kinh tế và giờ đây không là công dân của nước nào, được có lại tư cách công dân của ḿnh.
Đài Loan (Taiwan) bắt buộc cô dâu phải bỏ quốc tịch Việt Nam trước khi được vào quốc tịch Đài Loan, nhưng sự thường hôn nhân găy đổ trước khi những cô dâu này được nhập quốc tịch mới. Đạo luật mới này không cho phép một người Việt Nam nào từ bỏ quốc tịch của ḿnh cho đến lúc họ có được quốc tịch mới, và cũng cho phép song tịch.
“Tôi biết luật mới này,” chị Loan nói, ngồi ở nhà bà cô bên cạnh một xưởng may. “Tôi đọc những tin tức này trên báo rất cẩn thận. Nó sẽ giúp rất nhiều người phụ nữ (Việt Nam) đang c̣n ở Đài Loan. Rất nhiều người trong số họ có cuộc sống tồi tệ hơn tôi đă từng.”
Chị Loan cảm nhận áp lực như là một “gái ǵa” khi chị chưa t́m được cho ḿnh một tấm chồng ở lứa tuổi 27, nên chị đă lấy một ông chồng lớn tuổi hơn người Đài Loan, người đă cho chị niềm hy vọng thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn.

Chị Loan nói giờ đời sống chị và các con tốt hơn, sau khi chị có lại quốc tịch Việt Nam. Nguồn: Kitty McKinsey, UNHCR.

Cuộc hôn nhân lụn tàn v́ những khó khăn kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, chuyện rối rắm từ phía nhà chồng và chuyện nơi ăn chốn ở chung đụng chật vật hằng ngày. Cái tác động cuối cùng cho sự việc chia tay là khi chị Loan sinh đứa con gái thứ nh́, mà không là đứa con trai như chồng chị mong mỏi một cách tuyệt vọng. Chị kể, ông chồng chị đưa chị về Việt Nam để sinh đứa con thứ hai và rồi bỏ rơi chị, làm chị không những đă vô thừa nhận về phương diện công dân mà c̣n làm cuộc đời chị trở thành bèo bọt.
Khoảng giữa năm 1995 và năm 2007, có khoảng chừng 144.000 người phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc, theo con số thống kê của nhà nước Việt Nam. Một cuộc thăm ḍ năm 2005 cho thấy 10 phần trăm phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan ly dị trong ṿng ba năm, đa số những phụ nữ này trở nên vô tổ quốc, không có tư cách công dân của một nước nào.
Khi chị Loan về lại Việt Nam, chị nói là chị có nhiều công việc làm hứa hẹn, bao gồm cả việc làm như y tá, nhưng rồi xôi hỏng bỏng không v́ chị không có quốc tịch Việt Nam. Đứa con gái đầu của chị không được đi học ở trường nhà nước.
Chị Loan mất tổng cộng hơn hai năm chạy từ văn pḥng này qua văn pḥng khác để lấy lại quốc tịch cho ḿnh và con. Nó tốn của chị khoảng 1.000 đô-la để trả cho những dịch vụ này – là một số tiền rất lớn cho những người như chị, chỉ làm được 10 đô-la Mỹ một ngày như là người đi dọn dẹp vệ sinh.
Nhưng nó xứng đáng, chị Loan nói khi chị đang ngồi trong căn pḥng vừa là pḥng khách vừa là pḥng ngủ nơi chị sống cùng hai con gái, cháu lớn chín tuổi và cháu nhỏ sáu tuổi. “Bây giờ chúng tôi giống như mọi người Việt Nam khác,” chị nói. “Ḿnh không phải bận tâm chuyện t́nh trạng hợp lệ. Con gái ḿnh có thể đi học trường nhà nước và ḿnh có thể mua bảo hiểm xă hội và sức khỏe, mà trước đây ḿnh không làm được. Giờ đây, ḿnh làm chủ được một chiếc xe gắn máy.”
Ông Vũ Anh Sơn, giám đốc hoạt động của Cao ủy Tị nạn ở Việt Nam, làm việc gần gũi với nhà nước Việt Nam để bảo đảm mối quan tâm của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhằm giải quyết và ngăn chận t́nh trạng vô tổ quốc và mất tư cách công dân này được phản ảnh trong luật quốc gia mới. “Tôi lấy làm vui mừng rằng phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc sẽ không bao giờ bị mất tư cách công dân Việt Nam của họ lần nữa,” ông nói.
“T́nh trạng mất tư cách công dân là một trạng huống chấn thương vô cùng lạ kỳ và những người mất tư cách công dân như thế này ở trong t́nh trạng nguy hiểm v́ dễ bị bóc lộc và vi phạm nhân quyền,” người cầm đầu đơn vị mất tư cách công dân của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Geneve cho hay.
“Rơ ràng là Việt Nam đă và đang nh́n vào những hậu qủa không tiên lượng được của ngành lập pháp chuyên về quốc tịch và đă có những hành động giải quyết những vấn đề này", ông Manly nói thêm. “Điều này bày tỏ cái khả năng lănh đạo ở Á châu.”
Dù có đúng như thế, chị Loan vẫn cảm nhận ở lứa tuổi 40, nó hơi trễ để xây lại cuộc đời ở một đất nước mà chị nói là ưu tiên cho người trẻ. “Tôi ước ǵ có luật như thế này khi tôi mới lập gia đ́nh,” chị rưng rưng nói. “Như thế, tôi có thể trở về lại Việt Nam mà không lo âu ǵ. Tôi có thể trở về lại công ty nơi tôi làm việc trước đây và có thể có mức lương cao hơn cho tôi và các con. Giờ th́ khó cho tôi t́m cho được việc v́ các hăng xưởng yêu cầu công nhân trẻ hơn với tŕnh độ giáo dục cao hơb. Giờ th́ tôi chỉ biết dành cuộc đời ḿnh cho hai con của tôi.”
 










<< trở về đầu trang >>
 free counters