Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam dập tắt bất đồng chính kiến, bỏ tù bốn nhà đấu tranh đ̣i dân chủ

Việt Nam dập tắt bất đồng chính kiến, bỏ tù bốn nhà đấu tranh đ̣i dân chủ


Bangkok – Bốn nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đă bị cáo buộc tội lật đổ chính quyền trong một phiên ṭa có đầy công an canh gác nghiêm ngặt hôm thứ Tư. Họ bị bắt đem khởi tố như một phần của chiến dịch đàn áp những nhà bất đồng chính kiến mà đă dẫn tới hàng chục vụ bắt giam trong những tháng vừa qua.
Những bản án đă tuyên có mức từ năm năm tù giam cho bị cáo nổi bật nhất là luật sư Lê Công Định, 41 tuổi, một luật sư về nhân quyền được đào tạo ở Hoa Kỳ, đến 16 năm tù giam cho một doanh nhân về Mạng Internet và là một blogger nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi.
Một nhà hoạt động dân chủ khác, Nguyễn Tiến Trung, phải nhận bảy năm tù giam, trong khi đó Lê Thăng Long, người cùng làm với ông Thức, đồng thời là một blogger, cũng đă bị tuyên phạt năm năm tù giam.
Tất cả ngoại trừ ông Thức đều đă bị cáo buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền, một tội danh hà khắc đến độ bất thường mà mức án phạt cao nhất có thể là tử h́nh. Những nhà phân tích quốc tế cho rằng chính quyền Việt nam đă đưa ra cáo trạng buộc tội như thế là nhằm để cảnh cáo cũng như để đặt giới hạn cho việc thảo luận chính trị trước đại hội đảng Cộng Sản toàn quốc vào năm tới.
Một số nhà bất đồng chính kiến đă thú nhận đă tham gia hoạt động để đẩy mạnh dân chủ và đa đảng, điều mà không hề tồn tại trong chính thể cộng sản độc đảng ở Việt Nam.
Vào hồi tháng trước, một nhà bất đồng chính kiến khác, ông Trần Anh Kim, 60 tuổi, một cựu sĩ quan trong hàng ngũ quân đội cộng sản, cúng đă bị tuyên phạt án năm năm rưởi tù giam, cho cùng tội danh là âm mưu lật đổ chính quyền. Trong tháng Muời, chín người khác đă bị tuyên án phạt tù từ hai năm cho đến sáu năm v́ đă treo biểu ngữ đ̣i hỏi dân chủ và đa đảng.
Những tổ chức nhân quyền quốc tế và những chính quyền ngoại quốc đă lên tiếng phản đối chính quyền cộng sản Việt nam đang leo thang đàn áp từ xiết chặt hơn nữa giới hạn tự do ngôn luận và những trang mạng thảo luận chính trị, kể cả những trang blog cá nhân bàn về chính trị. Mới đây, việc truy nhập Facebook cũng đă bị hạn chế.
Trong phiên ṭa sơ thẩm kéo dài vỏn ven chưa đầy một ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Công Định đă xác nhận là vi phạm luật pháp khi đă tiếp xúc với những nhóm ngoại quốc và hoạt động đ̣i hỏi dân chủ và đa đảng cho Việt Nam. Những nhận xét và chi tiết của diễn tiến phiên ṭa đă được những nhà ngoại giao và nhà báo ngoại quốc tường tŕnh, những người đă được cho phép dự khán phiên ṭa qua một màn h́nh ti-vi nội bộ.
“Từ trong thâm tâm, chính bản thân tôi và ba bị cáo khác không ai có ư định lật đổ chính quyền cả,” ông Lê Công Định nói, theo một bản tin tường tŕnh. Ông Lê Công Định nói thêm, “Suốt thời gian học ở ngoại quốc, tôi đă chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm về dân chủ, tự do và nhân quyền của phương Tây.”
Những cáo buộc tội ông Lê Công Định phản ánh mối quan ngại, được báo chí nhà nước lập đi lập lại định ḱ, về sự ảnh hưởng gây xáo trộn trong khi tiếp cận với phương Tây.

 

Ông Định đă thừa nhận rằng ông đă có tham dự một khóa huấn luyện ba ngày ở Thái Lan về đấu tranh lật đổ chính trị qua con đường bất bạo động, do Việt Tân tổ chức – một nhóm chính trị của người việt ở hải ngoại.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một blogger, đă phủ nhận những cáo buộc bằng lập luận rằng bản thân ông chỉ vận động chống tham nhũng và cố gắng cải tiến hệ thống chính trị hiện hành. Ông Thức đă thừa nhận có tổ chức một nhóm nghiên cứu mà bên công tố (viện kiểm sát) cho là nhằm để lật đổ chính quyền; ông Thức phản bác cho rằng nhóm của ông thành lập chỉ để nghiên cứu và đưa ra những lời đề nghị có tính chất xây dựng.
Hoa Kỳ đă gay gắt lên án những vụ bắt bớ, và khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm theo dơi vụ việc dù sau khi đă có phán quyết.
“Chúng ta cần phải liên tục bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng ta đối với việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam bắt bớ và kết tội giam cầm những cá nhân chỉ bày tỏ ư kiến một cách ôn ḥa về tín ngưỡng, chính trị và những điều khác biệt khác,” ông Kenneth J. Fairfax - tổng lảnh sự Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh nói.
Trong tháng vừa rồi, tờ báo của quân đội Quân Đội Nhân Dân viết rằng những vụ giam cầm là hoàn toàn đúng với pháp luật Việt Nam và cũng phù hợp với luật lệ quốc tế.” Chính quyền đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tờ báo Quân Đội Nhân Dân khẳng định, nhưng “kiên quyết trừng phạt đích đáng những kẻ nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận để hoạt động chống phá lợi ích quốc gia.”
Những người công tố hôm thứ Tư đă nói rằng ba trong những bị cáo đă vi phạm Điều 79 của bộ luật h́nh sự Việt Nam, qui định cấm “thực hiện hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và có thể chịu h́nh phạt với mức án tử h́nh.
Ông Định, bị bắt hồi tháng Sáu năm ngoái và đă đưa ra lời nhận tội được chiếu trên truyền h́nh hồi tháng Tám, đă nói với ṭa, “Những họat động của tôi vi phạm điều 79, đặc biệt là đă tham gia vào Đảng Dân Chủ Việt Nam, có mục đích đ̣i đa nguyên, đa đảng và một nhà nước mới.”
Đảng Dân Chủ Việt Nam, giống như tất cả những đảng độc lập khác, đều bị cấm hoạt động dưới chính thể độc đảng Việt Nam, đă trở thành điểm hội tụ của những hoạt động bất đồng chính kiến và cũng là mục tiêu đàn áp đang tiếp diễn của chính quyền.
Ông Định, đă học luật tai Đại Học Tulane, là nguyên phó chủ tịch của liên đoàn luật sư của thành phố Hồ Chí Minh và đă từng đại diện cho chính quyền Việt nam trong vụ tranh chấp với Hoa Kỳ về việc xuất khẩu cá da trơn Việt Nam.
Cách trước đó không lâu, luật sư Định đă nhận bào chữa cho những người ủng hộ nhân quyền khi họ bị đưa ra ṭa, nơi luật sư Định đă mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và ông đă công bố nhiều bài viết về dân chủ lên trên mạng internet.
Những lời bào chữa trước ṭa của ông Lê Công Định vào năm 2007 là hoàn toàn trái hẳn với lời nhận tội của ḿnh vào hôm thứ Tư.
“Nói về dân chủ và nhân quyền không thể bị xem là chống chính quyền trừ phi chính quyền đó chống lại dân chủ,” ông Lê Công Định đă tuyên bố như thế trước đó.
 

Nguồn: The New York Timess


<< trở về đầu trang >>
free counters