Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự Bình Luận

 

Việt Nam: Đang đi vào quỹ đạo của Trung Quốc

Việt Nam: Đang đi vào quỹ đạo của Trung Quốc

 

The Straits Times (Singapore), ĐT chuyển ngữ

 

Tướng lãnh không phải là lọai người đấu tranh để bảo vệ môi trường, nhưng ông Võ Nguyên Giáp, một anh hùng trong chiến tranh, đã tạo ra một sự sôi động khi ông công khai chống lại việc Hà Nội ủng hộ dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên trong quốc gia của ông. Trong một quốc gia mà người dân có thể bị bỏ tù vì phê phán chánh sách của nhà nước, việc lên tiếng của tướng Giáp là một thước đo của sự tiến bộ về mặt xã hội dân sự tại Việt Nam. Được sự ủng hộ của các nhà phê bình khác, ông nói rằng dự án 15 tỷ US đô la của Hà Nội để khai thác quặng bauxite sẽ làm thiệt hại môi trường, buộc dân thiểu số phải di dời và đe dọa an ninh quốc gia.

Sự lên tiếng của tuớng Giáp – thời vàng son đã chiến thắng quân đội Pháp và Mỹ - rất có ý nghĩa. Giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện không có sự sức mẻ nào. Ngoại trừ một khoảng thời gian căng thẳng trong thập niên 1960, và Trung Quốc  từng thống trị Việt Nam hơn 1000 năm. Hai nước đã đánh nhau trong một cuộc chiến ngắn vào năm 1979.

Tuy sự ngờ vực vào người láng giềng phương Bắc có ăn sâu, Việt Nam vẫn chấp thuận dự án bauxite. Sự việc này làm nổi bậc một quan ngại: Một đại kế họach của Trung Quốc hòng truy lùng nguồn nguyên liệu và khoáng sản của thế giới bất chấp hậu quả. Một bài viết trong tạp chí Foreign Affairs nói rằng Trung Quốc đã áp dụng ào ạt mô hình của kế họach phát triển quốc gia vào chính sách đối ngọai bằng cách khuyến khích các công ty của nhà nước đấu thầu tại Châu Phi. Sự lo ngại là Trung Quốc đã theo đuổi những giao kèo đó – và liên hệ về chính trị - trong khi coi thường các vấn đề đàn áp nhân quyền, chạy đua vũ khí, và thóai hóa môi trường.

Trong khi đó, chính sách phát triển bằng mọi giá của Bắc Kinh có thể có lợi cho Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai quốc gia vẫn còn có thể thủ lợi về kinh tế từ dự án bauxite này nếu Hà Nội chịu quan tâm hơn về những quan ngại mà tướng Giáp và những người ủng hộ ông đưa ra. Trong thời gian gần đây Hà Nội có vẽ đang hướng về hướng này, họ nói rằng sẽ xét lại những hậu quả về môi trường của dự án và hõan lại việc thi hành dự án một cách quy mô .

Tính cho cùng sức hút của nền kinh tế Trung Quốc có thể quá hấp dẫn cho Hà Nội. Nền kinh tế của Việt Nam đang sa sút.  Các nguồn đầu tư trực tiếp của ngọai quốc đang giảm dần trong khi đó thì Hà Nội đang bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc – một đối tác thương mãi lớn nhất. Người ta có thể nhìn vào cái gương Úc châu để suy đoán động thái của Việt Nam đối với Trung Quốc. Sau khi đem về một nguồn lợi nhuận khổng lồ từ sự buôn bán tài nguyên cho Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Canberra hiện nay nghiên lần về Trung Quốc và xa lần với đồng minh truyền thống là Hoa Kỳ. Việt Nam cũng vậy thôi, bất chấp có phản đối nội bộ hay không, dự án bauxite có thể mau chóng đưa Việt Nam đến gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc.

 

ĐT chuyển ngữ

--------------------------------

 

Vietnam: Heading into China's orbit

http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm

Editorial

 

Generals are not natural tree-huggers, but Vietnamese war hero Vo Nguyen Giap caused a stir recently when he publicly opposed Hanoi's approval of a Chinese plan to exploit bauxite reserves in his country's Central Highlands. In a state where people are routinely jailed for criticising government policy, General Giap's outburst highlights how Vietnam's civil society is evolving. Supported by other critics, he said Hanoi's US $15 billion (S $22 billion) plan to tap the country's bauxite reserves would damage the environment, displace minority populations and threaten national security.

The outburst by Gen Giap - who in his heyday defeated the French and American armies - is significant. There is no love lost between Vietnam and China. Save for a period of amity in the 1960s, China dominated Vietnam for 1,000 years. The two countries fought a brief war in 1979.

Despite its ingrained suspicion of its northern neighbour, however, Vietnam had approved the bauxite deal. This underscores a pertinent concern: China's grand strategy of scouring the world to find vital energy and mineral resources, never mind the consequences. A Foreign Affairs article argues that China has adapted its foreign policy to its domestic development strategy to an unprecedented level by encouraging state-controlled companies to seek out contracts in Africa. The worry is that China has pursued such contracts - and political patronage - while giving scant regard to issues such as human rights abuses, arms proliferation and environmental degradation.

Still, Beijing's growth-at-all-costs strategy could emerge as a win-win for both Vietnam and China. Both countries can still benefit commercially from the bauxite venture, if Hanoi becomes more sensitive to the concerns raised by Gen Giap and his supporters. Recently, Hanoi appeared to be moving in this direction, saying it would review the project's environmental impact and delay its full implementation.

In the final calculation, however, the magnetic pull of China's economy might prove too compelling for Hanoi. Vietnam is in dire economic straits. Foreign direct investment has plunged, while Hanoi runs a trade deficit with China - its biggest trading partner. One only needs to look at Australia's recent history to predict Vietnam's position vis-a-vis China. After reaping massive benefits from selling resources to China, Canberra's foreign policy is now tilting more towards China and away from its traditional ally, the United States. The same applies to Vietnam as well; domestic opposition or no, the bauxite deal could soon push it closer to China's orbit.


<< trở về đầu trang >>
 free counters