Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến để làm thoái chí những người khác

Việt Nam đàn áp các nhà bất đồng chính kiến để làm thoái chí những người khác


Đường lối ngoại giao mới bị kiểu đàn áp cũ kỹ làm cho bí thế  
Là một quốc gia có chế độ độc đảng chuyên hạn chế quyền tự do ngôn luận và thường bỏ tù những người bất đồng chính kiến, Việt Nam không được mấy ai biết đến về việc quảng bá cho các quyền tự do dân sự. Nhưng, v́ đang ham thích cái ghế không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2008, và đang ngóng chờ để đảm nhiệm cương vị chủ tịch khối ASEAN, tức là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vào năm 2010, nhà nước CSVN dường như rất hăng hái tự đánh bóng ḿnh trên trường quốc tế.
Trong một phiên họp thường niên để kiểm điểm về vấn đề nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nhà nước CSVN có vẻ bất thường là muốn lắng nghe những lời chỉ trích. Họ chấp nhận 2/3 của khoảng 140 kiến nghị do các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra. "Không hề có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' và không một ai bị bắt giữ v́ phê phán nhà nước cả", phái đoàn Việt Nam đă khẳng định như thế. Điều tự biên tự diễn này xảy ra như những thông tin mới mẻ đối với các quan toà ở Hà Nội và Hải Pḥng, mà mới đầu tháng này, các ông đă tuyên xử 9 nhà tranh đấu dân chủ các bản án tù, cao nhất là 6 năm, trong một loạt các vụ xét xử rất ngắn ngủi.
Trong các nhà tranh đấu nói trên, một số có liên hệ đến Khối 8406 tranh đấu cho dân chủ bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật, đă bị kết án v́ "tuyên truyền chống lại nhà nước", là một điều phạm pháp dưới luật h́nh sự Việt Nam.  Họ đă bị bắt giữ hồi năm ngoái sau khi treo các biểu ngữ ở ngoài đường lộ và phân phát truyền đơn kêu gọi cho nền dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ các quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ngoài Biển Đông. Các nhà tranh đấu này cũng bị cáo buộc là đă dùng mạng internet để vận động chống lại nhà nước, bằng cách loan truyền đưa lên mạng nhiều h́nh ảnh của các biểu ngữ (đă bị công an nhanh chóng xoá bỏ), và viết nhiều bài tiểu luận phá hoại sự lănh đạo của Đảng CSVN.
Vụ đàn áp này khiến Hoa Kỳ phải đưa ra một lời chỉ trích hiếm có, mà gần đây dường như họ chỉ muốn khuyến khích phát triển các quan hệ thương măi hơn là phê phán t́nh trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đă tuyên bố là họ "vô cùng ưu phiền" và kêu gọi nhà nước Việt Nam hăy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 9 nhà tranh đấu dân chủ nói trên.
Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ e ngại trong việc dùng luật pháp để ngăn cản sự chỉ trích. Những ngọn lửa soi đường của Khối 8406 đă bị trao cho những bản án khắc nghiệt hồi năm 2007. Nhưng năm nay nhà nước CSVN lại tiếp tục cho thấy sự cương quyết của họ trong các nỗ lực nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng, bất kể họ là các luật sư nhân quyền nổi tiếng, hoặc chỉ là các blogger lên tiếng phản đối mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Nhiều nhà quan sát cho rằng thái độ hăng say đàn áp này, một phần phản ánh tâm lư bất an trước kỳ đại hội đảng CSVN, được tổ chức mỗi 5 năm một lần vào năm 2011.  Nhưng ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc pḥng Úc Đại Lợi tại Canberra, lại cho rằng nhà nước Việt Nam có lẽ cũng lo ngại về các nhóm bất đồng chính kiến khác nhau trước đây như các nhà sư Phật giáo, các linh mục Công giáo và các blogger, bây giờ dường như đang liên kết với nhau chung quanh một số đề tài nào đó, đáng ghi nhận nhất là thái độ bất b́nh về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
Cho dù mang mối lo sợ nào đi nữa, th́ nhà nước CSVN đang phải đối diện với một t́nh trạng khó xử khi cố gắng dập tắt sự chỉ trích. Dung lượng xử dụng internet và tham gia vào các trang blog đang gia tăng ở Việt Nam nhanh chóng hơn hầu hết bất cứ quốc gia nào khác. Nhà nước đă thừa nhận rằng mạng internet, là phương tiện thông tin được phần lớn các nhà bất đồng chính kiến ưa thích, rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn c̣n thiếu thốn nhiều tiềm lực để kiểm soát việc xử dụng internet trên b́nh diện quy mô như đă được thực hiện ở Trung Quốc hoặc Iran. Cho nên họ phải dựa vào các phiên ṭa chính trị được dàn dựng trước và thỉnh thoảng lại bắt bớ các blogger nhằm mục đích giữ con số đang gia tăng những người xử dụng internet trong tầm kiểm soát của ḿnh.

Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch từ
Vietnam's crackdown on dissent to discourage the others, The Economist 15/10/09


<< trở về đầu trang >>