Viết cho đúng sự thật

 

Tác Giả : Lữ Giang

 

Ông Trần Gia Phụng nghiên cứu khá nhiều sử liệu, nhất là cổ sử...

nhưng khi tŕnh bày, ông thường cố gắng viết “theo lề đường bên phải”, viết cho “hợp với ḷng dân”, hợp với dư luận ngoài phố hơn là sự thật, do đó ông thường được hoan nghinh và có khi c̣n được tôn là “sử gia” hay “đại sử gia”. Một thí dụ cụ thế:

Trong bài “Chuyện một chiếc ải đă mất”, khi nói về ải Nam Quan, ông nh́n nhận theo cổ sử:

“Danh từ “Nam Quan” do triều đ́nh Trung Hoa đặt, có nghĩa là cánh cửa mở xuống hay đi xuống phía nam. Như thế, khi xây dựng cửa ải Nam Quan, triều đ́nh Trung Hoa chính thức xác nhận đây là biên giới phía nam của nước Trung Hoa, giống như Nhạn Môn Quan là cửa ải cực bắc Trung Hoa. Mỗi lần sứ quan một trong hai nước bước qua cửa ải là tiến vào địa phận nước bên kia.”

Sau khi Trung Quốc xây ải Nam Quang xong, người Tàu xây ở phía bắc ải một nhà tiếp tân gọi là “Chiêu Đức Đài”, ta cũng xây một nhà tiếp tân ở phía nam ải gọi là “Ngưỡng Đức Đài”. Như vậy là Tàu “Chiêu” (khiến cho tới với ḿnh), c̣n ta “Ngưỡng” (ngẩng mặt nh́n lên)!

Tuy nhiên, để vọng theo tiếng khóc ải Nam Quan (của Tàu) đang vang lên ở ngoài phố, “sử gia” Trần Gia Phụng đă phán rằng ải Nam Quan có hai phần: “phần kiến trúc do chính quyền Trung Hoa xây dựng từ thế kỷ 16 gồm có cửa quan và những cơ sở phụ thuộc phía bắc ải” là của Tàu, c̣n phần thứ hai là Ngưỡng Đức Đài (cái nhà tiếp tân) và hai dăy hành lang tả hữu do Đại Việt xây là phần ải Nam Quan của ta! Nói cách khác, ông đă biến cái nhà tiếp tân của ta thành một phần của ải Nam Quan để “ḥa cả làng”! Với tài biến hóa sử “theo ḷng dân”, theo “lề đường bên phải” này, ông quả là một nhà “lái sử” tài t́nh!

Tuy nhiên, khi viết bài “Lư do cuộc đảo chính 1.11.1963” đăng trên dcvonline.net ngày 4.11.2009 và một số websites khác như tuoitrevhn.com, v.v, ông không c̣n biến chế sử “theo ḷng dân” nữa mà viết phịa sử. Ông đă lựa chọn những “sử liệu” nhảm nhí do những kẻ có tŕnh độ ấu trỉ về xuyên tạc lịch sử tung ra để làm căn bản cho bài viết của ḿnh. Ông bắt chước Đỗ Mậu hay Vũ Ngự Chiêu chỉ t́m trích dẫn những “sử liệu” phù hợp với mục tiêu “oanh tạc” của ông, mặc dầu đó là những “sử liệu” rất nhảm nhí, và bỏ qua những sử liệu chính thức, có căn bản không thể chối căi được. Ông cũng không cần biết đến một tài liệu quan trọng là bản phúc tŕnh điều tra về vụ Phật Giáo năm 1963 của phái đoàn Liên Hiệp Quốc và các tài liệu đă được giải mă trong hơn 10 năm trở lại đây!

V́ bài “Lư do cuộc đảo chính 1.11.1963” khá dài, trong bài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến mục 2 nói về “Dụ số 10 và vấn đề tôn giáo”. Chúng tôi sẽ đề cập đến những mục khác trong những lần tiếp theo.

Trong mục nói về nói về “Dụ số 10 và vấn đề tôn giáo” ông đă đề cập đến hai vấn đề: Vấn đề thứ nhất: Ông trích dẫn phịa sử để chứng minh rằng Dụ số 10 do chính phủ Trần Văn Hữu ban hành đă ưu đăi Thiên Chúa Giáo và “quy định các tôn giáo và hội đoàn chỉ được treo cờ trong khuôn viên nơi thờ phượng, hoặc trụ sở hội đoàn mà thôi”. Vấn đề thứ hai c̣n khôi hài hơn: Ông cũng viện dẫn phịa sử để cho rằng Tổng Giám mục Huế Ngô Đ́nh Thục lúc đó đă vận động để được Ṭa thánh La Mă phong chức Hồng Y nên t́m cách báo cáo láo với Ṭa Thánh rằng số tín đồ trong tổng giáo phận ông gồm hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị, chiếm 80% dân số khu vực. Ông ngăn cản treo nhiều cờ Phật Giáo để Toà Thánh thấy báo cáo của ông đúng, từ đó đưa tới biến cố Phật Giáo ở Huế năm 1963!

V́ ông Trần Gia Phụng vốn được tôn là “sử gia” hay “đại sử gia”, nên chúng tôi thấy cần phải tŕnh bày hai vấn đề này lại một lần để mọi người, nhất là các tăng sĩ Phật Giáo (đặc biệt là Hoà Thượng Chơn Thành) cho đến nay vẫn c̣n ôm Dụ số 10 như một vơ khí tấn công, biết rơ sự thật và hiểu được ông Trần Gia Phụng đă viết sử như thế nào.

 

NÓI CHO RƠ VỀ DỤ SỐ 10

Ông Trần Gia Phụng đă viết như sau:

“Chính sách tôn giáo của chính phủ Diệm dựa trên Dụ số 10 do chính phủ Trần Văn Hữu ban hành ngày 6.8.1950 dưới thời quốc trưởng Bảo Đại. Dụ nầy ấn định quy chế các hiệp hội, gồm có 5 chương, 45 điều. Điều 1 của dụ nầy sắp các tôn giáo, trừ  Ky-Tô giáo, vào loại hiệp hội thường (như hội thể thao, hội đua ngựa...); trong khi điều 45 của dụ nầy cho biết sẽ ấn định quy chế đặc biệt cho các hội truyền đạo Ky-Tô và các hội Hoa kiều. Dụ nầy cũng quy định các tôn giáo và hội đoàn chỉ được treo cờ trong khuôn viên nơi thờ phượng, hoặc trụ sở hội đoàn mà thôi”.

Đây là những chuyện biạ đặt và dựng đứng v́ thiếu hiểu biết về luật pháp và lịch sử.

1.- Ai ban hành Dụ số 10?

Dụ là một đạo luật, chỉ có vua, quốc trưởng hay tổng thống mới có quyền ban hành. Thủ tướng không có quyền. Vậy ai đă ban hành Dụ số 10 ấn định quy chế hiệp hội cho toàn nước Việt Nam?

Dụ số 10 không phải do chính phủ Ngô Đ́nh Diệm ban hành hay do thực dân Pháp để lại như Giáo Hội Ấn Quang đă xác quyết. Dụ này do Bảo Đại kư tại Vichy, Pháp, ngày 6.8.1950, được đăng vào Công Báo Việt Nam số 33 ngày 19.8.1950.

Dưới thời Pháp thuộc, trên đất nước có nhiều quy chế lập hội khác nhau do chính quyền Nam Triều và chính quyền Pháp ban hành. Tại Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, và các vùng nhượng địa của Pháp như Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Pḥng, quy chế hiệp hội ấn định do Luật về Hiệp Hội 1901 (Les associations loi 1901) và các văn kiện kế tiếp của Pháp được áp dụng. T́nh trạng này không phù hợp với một quốc gia độc lập và thống nhất nữa.

Theo Luật sư Trần Văn Tuyên kể lại, sau khi chính phủ Nguyễn Phan Long được thiết lập do Sắc Lệnh số 6/QT ngày 21.1.1950 của Quốc Trưởng Bảo Đại, chính phủ này đă quyết định biên soạn một quy chế hiệp hội chung cho cả nước. Nhưng công việc này chưa hoàn tất th́ cuối tháng 4 năm 1950 chính phủ Nguyễn Phan Long bị giải tán. Chính phủ Trần Văn Hữu được thiết lập do Sắc Lệnh số 37/CP ngày 6.5.1950 để thay thế chính phủ Nguyễn Phan Long. Trong chính phủ mới này, Luật sư Trần Văn Tuyên được cử làm Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng. Ông cho biết khi ông làm Bộ Trưởng được ít lâu th́ Phủ Thủ Tướng nhận được dự luật về quy chế lập hội do Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp phối hợp soạn thảo và đệ tŕnh. Ông đă xem và thấy đa số các điều khoản chính trong dự luật này đều dựa theo quy chế lập hội của Pháp với một số sửa đổi cho phù hợp với t́nh h́nh tại Việt Nam lúc đó. Ông đă tŕnh Thủ Tứng Trần Văn Hữu phê chuẩn và gởi qua Pháp cho Bảo Đại kư, v́ lúc đó Bảo Đại đang ở Pháp.

Luật về Hiệp Hội 1901 của Pháp vẫn c̣n được áp dụng ở Pháp cho đến ngày nay. C̣n Dụ số 10 ngày 6.8.1950 vẫn được áp dụng tại miền Nam cho đến ngày 30.4.1975 và khi ra hải ngoại, các đoàn thể của người Việt khi soạn nội quy cho các đoàn thể của ḿnh cũng thường phỏng theo Dụ này.

2.- Ở mô cũng như rứa!

Khi phê phán Điều 1 của Dụ số 10 “sắp các tôn giáo, trừ  Ky-Tô giáo, vào loại hiệp hội thường (như hội thể thao, hội đua ngựa...)” ông Trần Gia Phụng không hề biết rằng các quốc gia lớn trên thế giới (như Pháp và Mỹ) cũng quy định không khác ǵ Dụ số 10, v́ Dụ số 10 cóp luật về hiệp hội của Pháp. Điều 1 của Dụ số 10 đă quy định như sau:

“Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.

“Muốn có hiệu lực th́ hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.”

Rơ ràng là điều 1 của Dụ số 10 đă phỏng theo điều 1 của luật về hiệp hội của Pháp năm 1901:

“L'association est la convention par laquelle deux ou plusieurs personnes mettent en commun d'une façon permanente leurs connaissances ou leur activité dans un but autre que de partager des bénéfices. Elle est régie quant à sa validité, par les principes généraux du droit applicable aux contrats et obligations.”

Ở Mỹ, hầu hết các hiệp hội bất vụ lợi đều được thiết lập v́ lư do tôn giáo, bác ái, văn học, khoa học hay giáo dục.

Luật thuế vụ liên bang của Mỹ [Federal 501(c)(3) Status] đă định danh 5 thứ hiệp hội bất vụ lợi có thể được miễn thuế, đó là các hiệp hội có mục đích bác ái, các tổ chức khoa học (scientific organizations), các tổ chức giáo dục (educational organizations), các hiệp hội có mục đích văn học, và các nhóm tôn giáo (religious groups)

Trong bài thuyết pháp trong chương tŕnh “Tiếng Từ Bi” vào lúc 8 giờ tối ngày 8.11.2007 trên đài phát thanh Little Saigon ở Orange County, Hoà Thượng Chơn Thành có nói rằng “trong thời Pháp thuộc thực dân Pháp đưa Phật Giáo vào trong cái tṛng của Đạo Dụ số 10 gióng như là một hiệp hội đá banh, hiệp hội đua ngựa, vân vân...” Luận điệu này đă được ông Trần Gia Phụng nhai lại như đă nói trên. Nay qua Mỹ, Hoà Thượng Chơn Thành cũng đưa Phật Giáo vào hội non-profit v́ mục đích tôn giáo để có thể hoạt động hợp pháp và được miễn thuế, nó có khác ǵ hoạt động theo Dụ số 10 ở Việt Nam đâu? Ở mô cũng như rứa. Qua Pháp lại càng gióng hơn.

Thật ra, Giáo Hội cũng chỉ là một hiệp hội, nhưng người Thiên Chúa Giáo gọi là Giáo Hội (Church) v́ đó là chữ được dùng trong Thánh Kinh (Mat. 16,19). Không hiểu năm 1964, khi 11 tổ chức Phật Giáo Việt Nam thành lập một tổ chức Phật Giáo thống nhất, họ cũng dùng chữ Giáo Hội (Church). Vậy chữ Church đó lấy từ đâu?

3.- Dụ số 10 không quy định việc treo cờ

Ông Trần Gia Phụng đă căn cứ vào điều nào trong Dụ số 10 để nói rằng “Dụ nầy cũng quy định các tôn giáo và hội đoàn chỉ được treo cờ trong khuôn viên nơi thờ phượng, hoặc trụ sở hội đoàn mà thôi”? Chúng tôi tin chắc khi viết như vậy, “đại sử gia” Trần Gia Phụng chưa bao giờ được đọc bản văn Dụ số 10 nên đă nói bừa. Trong Dụ số 10 không có điều khoản nào quy định như vậy cả.

Năm 1962, Bộ Nội Vụ đă ban hành văn kiện ấn định thể thức treo cờ tại những nơi thờ tự trong những buổi lễ tôn giáo theo sự thỏa thuận của các tôn giáo. Trong buổi thuyết tŕnh cho phái đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra vụ Phật Giáo, Tướng Trần Tử Oai có nhấn mạnh: “Như thế, sự quy định của Chính Phủ về vấn đề treo cờ là chung cho tất cả các tôn giáo không có thiên vị tôn giáo nào.”

4.- Nguỵ luận v́ thiếu hiểu biết

Điều thứ 44 (không phải điều 45 như ông Trần Gia Phụng nói) của Dụ số 10 có quy định: “Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô và các Hoa kiều Lư sự hội sẽ ấn định sau.”

Căn cứ vào điều luật này, các tăng sĩ Phật giáo đấu tranh và ông Trần Gia Phụng cho rằng Dụ số 10 đă ưu đăi Thiên Chúa Giáo (không nhắc ǵ đến Hoa Kiều Lư Sự Hội)! Đây là một lối nguỵ luận v́ thiếu hiểu biết. Chúng tôi tin chắc rằng các tăng sĩ đấu tranh và “đại sử gia” Trần Gia Phụng chưa bao giờ đọc biên bản h́nh thành Dụ số 10 hay phỏng vấn những người tham gia h́nh thành Dụ số 10 nên đă ngụy luận như vậy.

Theo thỏa Ước Việt – Pháp được kư kết giữa Bảo Đại và Tổng Thống Vincent Auriol của Pháp tại điện Élysée ngày 8.3.1949 và các hiệp định thi hành thỏa ước này được Quốc Trưởng Bảo Đại và Cao Ủy Pháp Pignon kư ngày 30.12.1949 tại Toà Đô Chánh Sài G̣n, Pháp công nhận Việt Nam có tổ chức hành chánh riêng, tư pháp riêng, tài chánh riêng, quân đội riêng, liên hệ ngoại giao riêng, v.v. Tuy nhiên, Khoản I của thỏa ước đă đưa ra một giới hạn như sau:

“Sự cai trị các sắc dân không phải là người Việt Nam... sẽ được cứu xét bằng quy chế riêng… Các quy chế này phải được sự thỏa thuận của Đại Diện Chính Phủ Cộng Hoà Pháp Quốc, vẫn c̣n có trách nhiệm đối với họ.”

Từ năm 1960, khi chưa có vụ Phật Giáo, ông Vũ Quốc Thông, Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Sài G̣n, giải thích rằng việc quy định những vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao hay các luật lệ liên quan đến người Pháp và ngoại kiều sinh sống tại Việt Nam, đều phải có sự đồng ư của Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, chính phủ Việt Nam mới được ban hành. Do đó, muốn ban hành các quy chế về các hội truyền giáo của Thiên Chúa Giáo và của Hoa Kiều đang hoạt động tại Việt Nam như Société des Missions Etrangères de Paris, Protestant Mission, Chinese Congregations, v.v..., đều phải có sự đồng ư của Pháp mới ban hành được.

(Vũ Quóc Thông, Việt Nam Tự Do, Chính Thể Cộng Ḥa Nhân Vị, Nguyệt san Quê Hương số 16, ngày 16 tháng 10 năm 1960, tr. 1 - 39 và 247 – 262).

Công Giáo Việt Nam lúc đó đang đặt dưới quyền của Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (Société des Missions Eùtrangères de Paris) của Pháp và có một quy chế riêng do Pháp ấn định. Ngày 27.12.1886 Pháp cũng đă chính thức hóa quy chế bang hội của người Hoa tại Việt Nam và đặt dưới sự kiểm soát của Pháp. Theo thỏa ước Élysée, muốn ấn định quy chế của hai tổ chức này, Việt Nam phải tham khảo ư kiến của Pháp trước khi quy định. V́ thế, điều 44 Dụ số 10 phải quy định: “Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia tô và các Hoa Kiều Lư Sự Hội sẽ ấn định sau.”

Như vậy, một “chế độ đặc biệt” được nói ở đây không phải để ưu đăi Thiên Chúa Giáo và các Hoa Kiều Lư Sự Hội, mà v́ bị kẹt thỏa ước Élysée. Vă lại, lúc đó ngoài Công Giáo ra, đă có tôn giáo nào thành lập Giáo Hội đâu mà nói chuyện ưu đăi hay không ưu đăi?

Điều đáng tiếc là các nhà sư đấu tranh lại vinh vào điều 44 của Dụ số 10 như một nguỵ luận để chống ông Điệm và nay được “đại sử gia” Trần Gia Phụng nhai lại!

Sau này, Bộ Nội Vụ cũng đă soạn một quy chế tôn giáo theo mô thức của Pháp, nhưng khi chính phủ Phan Huy Quát đem ra hỏi ư kiến th́ bị các tôn giáo phản đối mạnh mẽ nên phải dẹp bỏ.

5.- Bể tan v́ “chế độ đặc biệt”

Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, 11 Giáo Phái và Hội Đoàn Phật Giáo đă họp tại Chùa Xá Lợi và ngày 4.1.1964 và biểu quyết một Bản Hiến Chương thành lập Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, đưa ra những quy định nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. V́ thế, khi bản Hiến Chương này được tŕnh lên Bộ Nội Vụ, Bộ này đă chiếu Dụ số 10, ban hành Nghị Định số 329-BNV/KS ngày 24.3.1964 cho “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phép thành lập trong khôn khổ luật lệ hiện hành”. Nghị Định này do Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trưởng Nội Vụ kư tên.

Tuy nhiên, khi Tướng Khánh lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng kiêm Thủ Tướng, để lấy ḷng Phật Giáo, Tướng Khánh đă kư Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 phê chuẩn Hiến Chương nói trên, ban cho GHPGVNTN một “chế độ đặc biệt” nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. Chính “chế độ đặc biệt” này và những tranh chấp nghiêm trọng và đẩm màu trong nội bộ đă làm GHPGVNTN bể thành Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Chính phủ đă ban hành Sắc Luật số 023/67 ngày 18.7.1967 chuẩn y Hiến Chương ngày 14.3.1967 của Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự và thu hồi Hiến Chương của Giáo Hội Ấn Quang khiến Giáo Hội này phải hoạt động ngoài ṿng luật pháp.

Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang lại bể thành giáo hội quốc doanh và giáo hội không quốc doanh. Ra hải ngoại, giáo hội này lại bể ra thành Giáo Hội Liên Tông và Giáo Hội Ấn Quang. Mới đây, đa số các tổ chức Phật Giáo hải ngoại đă thành lập GHPGVNTN Liên Châu tách ra khỏi GHPGVNTN của Ḥa Thượng Quảng Độ. Điều này cho thấy một “chế độ đặc biệt” là rất tai hại.

Những dẫn chứng trong phần này đă cho thấy ông Trần Gia Phụng là người viết sử rất cẩu thả, không nghiên cứu đến nơi đến chốn trước khi viết, ngay cả Dụ số 10 ông cũng chưa hề đọc mà dám viết về Dụ này!

 

CHUYỆN GIẢ MẠO SỐ GIÁO DÂN

Ông Trần Gia Phụng dẫn chứng rằng Đức Tổng Giáo Mục Ngô Đ́nh Thục đă ngụy tạo số giáo dân trong tổng giáo phận Huế của ông để vận động làm Hồng Y, đưa tới biến cố Phật Giáo năm 1963. Đây là một chuyện hoàn toàn bịa đặt.

Thật ra, ông Trần Gia Phụng chỉ nhai lại luận điệu của Thích Trí Quang, một thiền sư đại vọng ngữ (nói điều sai quấy) trong thế kỷ 20 của Phật Giáo Việt Nam, đưa tới nhiều nghiệp chướng liên tục và kéo dài.

Trong tập “Tiểu truyện tự ghi” Thích Trí Quang có nói đến nguyên nhân đưa đến biến cố Phật Giáo năm 1963 như sau:

“Vatican điều tra thấy Huế, địa phận của Tổng giám mục Ngô đ́nh Thục, sao mà Phật giáo nhiều quá: Phật đản th́ cờ Phật giáo đầy 2 bên đường từ Huế ra Lavang, kiệu đức mẹ th́ từ Lavang vào Huế không có cờ của Vatican. Ông Ngô đ́nh Diệm bèn bắt công chức Huế kê tên cả nhà để đưa cho anh ḿnh báo cáo là giáo dân, và Phật đản 2507 (1963) th́ triệt hạ cờ Phật giáo để Vatican thấy dân Huế theo anh ḿnh hết rồi.”

Đây là chuyện không không thể xẩy ra được v́ ba lư do chính sau đây:

(1) Nếu lúc đó Toà Thánh Vatican muốn nâng một giáo sĩ Việt Nam lên làm Hồng Y th́ người đó phải là Tổng Giám Mục Hà Nội hay Sài G̣n chứ không phải là Huế.

(2) Số giáo dân được rửa tội hàng năm đều phải ghi vào sổ rửa tội và báo cáo cho Toà Thánh biết, nên ông Diệm không thể muốn bắt ghi bao nhiêu giáo dân cũng được.

(3) Việc suy cử một giáo sĩ làm Hồng Y thường dựa vào đề nghị của Hội Đồng Giám Mục và Khâm Sứ Ṭa Thánh chứ không bao giờ dựa vào những chuyện vớ vẫn như thế.

Những dẫn chứng trong đoạn này cho thấy ông Trần Gia Phụng đă cố ư dựa vào những sự kiện nhảm nhí để viết sử!

VIẾT THEO “LỀ ĐƯỜNG BÊN PHẢI”

Trong bài nói trên, “đại sử gia” Trần Gia Phụng c̣n viết nhiều phịa sử khác, chúng tôi sẽ nói sau. Khi lời cảnh cáo của chúng tôi được gởi qua email, h́nh như bài nói trên của “đại sử gia” Trần Gia Phụng đă được rút ra khỏi nhiều websites, kể cả dcvonline.net.

Thời Xuân Thu, Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho Thái Sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Thái Sử Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận lôi Thái Sử Bá ra chém.

Thái Sử Bá có 3 người em là Trọng, Thúc và Quí, nối nghiệp nhà làm chức Thái Sử. Trọng thay anh, cũng chép y như thế và bị giết. Thúc kế nhiệm, cũng làm y thế và cùng chung số phận. Đến phiên người em út là Quí, cũng làm không khác ba người anh đă chết. Thôi Trữ hỏi Thái Sử Quí:

- Ba anh của nhà ngươi v́ chép như thế mà đă chết cả, ngươi không sợ chết sao?

Thái Sử Quí trả lời:

- Chép đúng sự thật là chức phận của người làm sử. Nếu làm không đúng chức phận để cầu mạng sống th́ thà chết c̣n hơn.

Không lẽ bây giờ chỉ v́ một hai cái thư phản kháng hay một chiếc xe Van đậu ở bên đường dọa biểu t́nh mà người viết sử và người làm thông tin đă sợ, phải viết theo “lề đường bên phải” sao? Như vậy làm sao đánh thắng Cộng Sản?

Ngồi mát ăn bát vàng, hèn hơn những người đấu tranh ở trong nước nhiều!

 

Ngày 23.11.2009