Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Viện Trưởng Viện Hán Nôm Đạo Văn?

VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÁN NÔM ĐẠO VĂN?

 

Sách của Viện trưởng Viện Hán nôm có nguồn gốc bất minh?


TiềnPhong - Từ vài năm nay, giới nghiên cứu Hán Nôm đă xôn xao về vấn đề bản quyền tác giả cuốn sách "Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam" của tác giả Trịnh Khắc Mạnh do Nxb. Giáo dục ấn hành năm 2006 (được liệt vào loại sách Tham khảo đặc biệt).

Gần đây, khi Việt Nam đang gấp rút hoàn thành hồ sơ để UNESCO công nhận 82 bia tiến sĩ Văn Miếu Hà Nội là Di sản Tư liệu thế giới th́ giới nghiên cứu Hán Nôm lại một lần nữa xới lên vấn đề này. Câu chuyện càng rắc rối khi ông Trịnh Khắc Mạnh, nhân vật chính là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam do Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu, biên dịch và chú thích là công tŕnh biên dịch 137 bia Văn Miếu trên cả nước, trong đó có 82 bia Văn Miếu Hà Nội, 34 bia Văn Miếu Huế, 12 bia Văn Miếu Bắc Ninh và 9 bia Văn Miếu Hưng Yên.

Với mỗi Văn Miếu, cuốn sách tŕnh bày bản dịch nội dung từng văn bia (không có nguyên bản chữ Hán, không có phần phiên âm) sau đó là phần chú thích về các điển tích nêu trong văn bia và đặc biệt là các thông tin về năm sinh năm mất, thân thế sự nghiệp của các nhà khoa bảng được ghi danh trên bia.

Khi tiếp xúc với cuốn sách dịch toàn bộ văn bia đề danh tiến sĩ của bốn Văn Miếu lớn trong cả nước: Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hưng Yên, những người trong ngành Hán Nôm đă nghĩ ngay đến một công tŕnh khác đă xuất bản từ năm 2002 do GS. Ngô Đức Thọ chủ biên mà ông Trịnh Khắc Mạnh cũng có tham gia. Đó là cuốn Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ, Ngô Đức Thọ chủ biên; Khảo cứu, giới thiệu và hiệu đính: Ngô Đức Thọ; Dịch và chú giải: TS. Nguyễn Thúy Nga, TS. Trịnh Khắc Mạnh và Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Nguyên.

Vậy hai cuốn sách này có ǵ khác nhau và cuốn Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ của tập thể soạn giả do ông Ngô Đức Thọ chủ biên đă có mặt trong cuốn Văn bia đề danh tiến sĩ chỉ mang tên ông Trịnh Khắc Mạnh như thế nào?

Chúng tôi đă gặp gỡ PGS.TS Ngô Đức Thọ (nguyên Trưởng ban Văn bản học của Viện Hán Nôm). Ông cho biết trước đây, khi ông tổ chức biên dịch cuốn sách Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ th́ ông Mạnh có tham gia dịch thô 7 văn bia, ít nhất trong số những người trong nhóm.

Bản dịch của ông Mạnh sau đó đă được ông Thọ bỏ nhiều công sức để sửa chữa, nhuận sắc và tu chỉnh th́ mới có thể đưa được vào cuốn sách. “Mặc dù đóng góp của ông Mạnh là rất khiêm tốn, do năng lực giải mă văn bản Hán Nôm của ông Mạnh rất hạn chế, nhưng v́ có tham gia dịch, nên tôi vẫn để tên ông Mạnh trong nhóm tác giả”.

PGS Ngô Đức Thọ cho biết, bẵng đi thời gian khá lâu, vào thời điểm trước khi “Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam” ra đời, ông Trịnh Khắc Mạnh có liên lạc với ông, cho biết rằng ḿnh đang làm một cuốn sách với NXB Giáo dục về văn bia Tiến sĩ và đề nghị cho sử dụng bản dịch 82 bia lấy từ cuốn sách Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ do ông Thọ làm chủ biên với sự tham gia của 3 cộng sự (trong đó có ông Mạnh) in năm 2002. PGS Thọ đă đồng ư. Rồi ông Mạnh nói rằng nhà xuất bản yêu cầu phải có sự cho phép bằng văn bản của nhóm.

PGS Ngô Đức Thọ đă viết giấy cho phép. “Tôi nghĩ anh Mạnh thừa hiểu rằng ḿnh vẫn phải ghi rơ nguồn của cả nhóm tác giả, cụ thể là “Ngô Đức Thọ chủ biên; Khảo cứu, giới thiệu và hiệu đính: Ngô Đức Thọ; Dịch và chú giải: TS. Nguyễn Thúy Nga, TS. Trịnh Khắc Mạnh, Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Nguyên”, tức là giữ nguyên bản quyền và tên của nhóm soạn giả. Nhưng đến khi cuốn sách được in ra, anh Mạnh tặng sách, tôi mới té ngửa khi thấy anh Mạnh đă xóa tên chúng tôi khỏi bản dịch và nghiễm nhiên đề ḍng chữ “Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu, biên dịch và chú thích" lên ngay trang tên sách". Ông Mạnh chỉ khéo léo sửa chữa một số câu chữ, và gần như bê nguyên cả công tŕnh đó vào “công tŕnh dày cộp” của ḿnh.

Tṛ chuyện với chúng tôi, PGS Ngô Đức Thọ c̣n cho biết một khía cạnh khác xung quanh cuốn sách của ông Mạnh: “Tôi đồng ư cho anh Mạnh sử dụng nội dung của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ chứ không hề cho phép sử dụng nội dung của Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 (in năm 1993). Trong khi đó, một phần rất lớn nội dung của Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam” là “chế” lại từ cuốn này.

Theo lời của PGS Ngô Đức Thọ, trong tổng số 1.990 nhà khoa bảng có tên trong 137 bia đề danh tiến sĩ tại 4 Văn Miếu Hà Nội, Huế, Bắc Ninh và Hưng Yên được liệt kê tại cuốn sách của ông Trịnh Khắc Mạnh th́ phần tiểu sử của 1.859 vị nằm trong các chú thích ở cuốn sách của ông Mạnh là do ông Mạnh rút ra và “chế” lại từ cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 do GS Thọ làm chủ biên (xuất bản năm 1993).

Như vậy, nó chiếm một dung lượng quá lớn số trang chữ trong một tác phẩm, hoàn toàn không thể chỉ để tên cuốn sách của nhóm Ngô Đức Thọ vào danh mục tài liệu tham khảo hoặc một lời cám ơn chiếu lệ mà được!

PGS Ngô Đức Thọ c̣n nêu ra trường hợp những chỗ sai trong cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 đă nằm trọn trong cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam của ông Trịnh Khắc Mạnh. (Những lỗi này hầu như đă được sửa chữa trong lần tái bản cuối năm 2006, sau khi cuốn sách của ông Mạnh phát hành khoảng nửa năm nên ông Mạnh chưa kịp “tiếp thu”).

Theo như ông Trịnh Khắc Mạnh viết trong lời giới thiệu, ngoài “tham khảo” bản dịch văn bia Văn Miếu Hà Nội của nhóm GS Ngô Đức Thọ, cuốn sách của ông c̣n có “tham khảo” bản dịch văn bia Văn Miếu Huế của nhóm Phạm Đức Thành Dũng – Vĩnh Cao (in năm 2000) và bản dịch văn bia Văn Miếu Bắc Ninh của ông Nguyễn Quang Khải (in năm 2000).

Ông Trịnh Khắc Mạnh cũng cho biết 9 văn bia Văn Miếu Hưng Yên “đă được sinh viên Nguyễn Quang Đồng khảo sát và làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cử nhân Hán Nôm khóa 44 năm 2003”, nhưng “trong quá tŕnh dịch, chúng tôi căn cứ vào thác bản văn bia hiện lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm và không tham khảo bản dịch của Nguyễn Quang Đồng” (Sđd. tr.16).

Cuốn sách của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh là một cuốn sách dày 1.000 trang khổ 16 x 24 cm, thuộc loại Sách tham khảo đặc biệt, là “bộ sách tham khảo lớn, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, mang ư nghĩa chính trị, văn hóa, giáo dục sâu sắc, được tŕnh bày in ấn đẹp”. Và “xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, giáo viên phổ thông, giảng viên đại học, cao đẳng, dạy nghề, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lư giáo dục và đông đảo bạn đọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dân trí xă hội trong thời kỳ mới” (Lời nhà xuất bản, tr.5). Cuốn sách này đă được Giải Đồng Sách hay của ngành xuất bản năm 2007.

Một cuốn sách có giá trị, nhưng lại có dấu hiệu có nguồn gốc bất minh như vậy, Nhà xuất bản Giáo dục và tác giả Trịnh Khắc Mạnh (PGS.TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cần có câu trả lời về vấn đề bản quyền trước bạn đọc và công luận.

 

Một số trường hợp sai sót trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam do ông Ngô Đức Thọ (NĐT) chủ biên (in năm 1993), đă được ông Trịnh Khắc Mạnh (TKM) chép nguyên vào công tŕnh của ḿnh:

1. Phạm Cư
Sách NĐT viết: Người xă La Phù huyện Thượng Phúc – nay là thôn La xă La Phù huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. (tr.82).
Sách TKM chép: Người xă La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xă La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). (tr. 34).
Đúng ra phải là xă La Phù huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây cũ.
2. Phạm Hưng Văn
Sách NĐT viết: Làm quan đến chức Đô ngự sử, được cử đi sứ sang nhà Thanh (1497). (tr.143).
Sách TKM chép: Ông làm quan Đô Ngự sử và được cử đi sứ (năm 1497) sang nhà Thanh (Trung Quốc). (tr. 72).
Đúng ra là: năm 1497 c̣n nhà Minh, không phải là nhà Thanh.
3. Vũ Mẫn Trí
Sách NĐT viết: Người thôn Khuê Chương, huyện Kim Thành. (tr. 145).
Sách TKM chép: Người thôn Khuê Chương huyện Kim Thành (nay thuộc huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương). (tr. 73).
Đúng ra phải là: nay thuộc xă Lê Thiện huyện An Hải, ngoại thành Hải Pḥng.
4. Nguyễn Tuấn
Sách NĐT viết: Người xă Đại Lan, huyện Đông Yên. Nay là thôn Kim Lan huyện Gia Lâm, tp Hà Nội. (tr. 145).
Sách TKM chép: Người xă Đại Lan huyện Đông Yên (nay thuộc xă Kim Lan huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. (tr.73).
Đúng ra phải là: Nay thuộc xă Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
5. Nghiêm Lâm
Sách NĐT viết: Người xă La Phù huyện Thượng Phúc. Nay là thôn La xă La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. (tr. 155).
Sách TKM chép: Người xă La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xă La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. (tr. 83).
Đúng ra phải là xă La Phù huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây (cũ).
6. Kiều Văn Bá
Sách NĐT viết: Người xă Đông Ma, huyện Phúc Lộc. Nay thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. (tr. 315).
Sách TKM chép: Người xă Đông Ma huyện Phúc Lộc (nay thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. (tr. 140).
Đúng ra phải là: Người xă Đông Sàng huyện Phúc Lộc. Nay thuộc thôn Đông Sàng, xă Đường Lâm, thị xă Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ).


Những lỗi trên hầu hết đă được nhóm của GS Ngô Đức Thọ sửa chữa trong lần tái bản sách CNKBVN, in xong và nộp lưu chiểu quư IV năm 2006. Khi ông Mạnh xuất bản cuốn sách Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam th́ bản thảo cuốn sách tái bản của nhóm ông Thọ c̣n đang ở nhà xuất bản nên ông Mạnh không kịp “tiếp thu”.

Hà Phương

Nguồn: Tiền Phong Cuối tuần số 42.

 

* * *

25-10-2009

 

Tiếp bài “Sách của Viện trưởng Viện Hán Nôm có nguồn gốc bất minh”:

TỪ “VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ VIỆT NAM ”
ĐẾN HÀNG LOẠT NGHI VẤN HỌC THUẬT KHÁC


Trong khi dư luận đang xôn xao về cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam của ông Trịnh Khắc Mạnh (PGS.TS, Viện trưởng Viện Hán Nôm) có nguồn gốc bất minh (xem TPCT số 42), mặc dù không thể liên lạc được với ông Trịnh Khắc Mạnh, nhưng nhóm PV đă tiếp tục t́m hiểu và nhận được những thông tin về một số cuốn sách khác của ông cũng có nghi vấn về học thuật.

Mắc nhiều lỗi trong dịch thuật

Cuốn sách đầu tiên của ông Trịnh Khắc Mạnh là cuốn sách dịch Ô châu cận lục, làm chung với ông Nguyễn Văn Nguyên, in năm 1997. Các nhà chuyên môn (xin được giấu tên) ở Viện Hán Nôm cho biết nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Đại Vinh (ĐH Sư phạm Huế) đă có bài phê b́nh cuốn này trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 2000, chỉ ra rất nhiều lỗi sai, từ khâu giám định văn bản, đến phiên âm, dịch chú (mặc dù sách này từ năm 1961 đă có bản dịch của Bùi Lương, NXB Á Châu, Sài G̣n). Những lỗi sai của bản dịch mới này đă được ông Trần Đại Vinh qui thành 5 dạng như sau: Hiểu lầm từ chỉ phương hướng thành ra từ chỉ tên riêng; hiểu sai một số từ chỉ sản vật; có những câu đơn giản nhưng dùng những từ không sát khiến cho câu dịch không chỉnh; bỏ những từ quan trọng không dịch chỉ ghi lại phiên âm; nhận thức sai từ ngữ hoặc cú pháp từ đó dịch sai lạc. Như vậy cuốn sách dịch sau đă không có đóng góp ǵ mới, mà c̣n cho thấy công việc dịch thuật đáng ngờ.

Năm 2008, cuốn sách Một số vấn đề về văn bia Việt Nam của ông Trịnh Khắc Mạnh được Nxb Khoa học xă hội ấn hành. Theo Lời giới thiệu của tác giả th́ “đây là một tập chuyên luận được h́nh thành dựa vào nội dung cơ bản của luận án Phó Tiến sĩ về văn bia của chúng tôi bảo vệ tại Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô vào ngày 7 tháng 12 năm 1990 tại Matxcơva”

Nhưng ngay trong phần thứ hai về “Quá tŕnh phát triển của văn bia Việt Nam” đă bộc lộ ra cung cách làm việc của tác giả. Theo Thư mục văn bia, Viện Hán Nôm có tổng cộng 11.651 đơn vị bản rập văn khắc, bao gồm các văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá và đồng, biển gỗ, v.v…Ông Mạnh viết: “Do chưa phân loại trong số 11.651 đơn vị này, bao nhiêu là văn bản bia, bao nhiêu là văn bản chuông và bao nhiêu là văn bản biển gỗ, v.v…; nên chúng tôi gọi chung là văn bia v́ loại văn bản này chiếm đa số và chủ yếu”(tr.47). Việc gọi chung tất cả các bản rập là văn bia đă cho thấy ông Mạnh đă bỏ qua việc thực hiện thao tác sơ đẳng đầu tiên của bất cứ người nghiên cứu nào là làm thống kê, phân loại trước khi đi cụ thể vào các vấn đề. Tất nhiên cũng có một vài con số thống kê được nêu lên trong sách, nhưng phần lớn lại là sự phân loại của người khác được đưa vào.

Cuốn sách này dày 387 trang, với 121 trang (từ trang 228 đến 348) là Giới thiệu văn bản văn bia, bằng nguyên bản chữ Hán Nôm kèm theo bản dịch, chú thích. Trong đó có 20 tư liệu được giới thiệu, gồm 8 bài thơ (phần lớn các bài này đă được công bố ở trên sách hoặc tạp chí), 2 bia tiến sĩ Văn Miếu Hà Nội (thuộc cuốn Văn miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ), 7 văn bia ông lấy từ cuốn Tuyển tập văn bia Hà Nội, 2 văn bia từ Thơ văn Lư Trần, 1 bia chữ Nôm tham khảo bản dịch của Nguyễn Thị Hường. Trừ 2 bia tiến sĩ do ông Mạnh có tham gia nhóm biên soạn nên ông đă không đề nguồn dẫn, c̣n các bản khác đều được ghi nguồn rơ ràng. Như vậy, trong số 12 văn bia được giới thiệu ở đây, th́ 9 bia là ông dùng bản dịch của người khác, 1 bia ông tham khảo, c̣n 2 bia Văn Miếu là “của ông”. Điều này có nghĩa tác giả Trịnh Khắc Mạnh chỉ tập hợp chứ không công bố được bản dịch mới.

Mập mờ tên tuổi những người hợp tác với ḿnh

Năm 2002, cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của Trịnh Khắc Mạnh được in. Sách liệt kê 23 tài liệu tham khảo chính chủ yếu bằng tiếng Việt: Lịch triều hiến chương loại chí, Trạng nguyên Tiến sĩ Hương cống Việt Nam, Lược truyện các tác gia Hán Nôm Việt Nam, T́m hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập), Thư mục Hán Nôm – mục lục tác giả, Di sản Hán Nôm – thư mục đề yếu, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Các nhà khoa bảng Việt Nam, Thơ văn Lư Trần, Tổng tập văn học Việt Nam…Trong số này chỉ có 2 cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam và Thơ văn Lư Trần là có in tên các tác gia bằng chữ Hán bên cạnh chữ Việt, mà cuốn đầu cũng chỉ in kèm tên thật của các tiến sĩ, mà không có tên hiệu, tên tự. Ở cuốn Thơ văn Lư Trần cũng không cung cấp được nhiều về vấn đề này.

Vậy để có được tên tự, tên hiệu của 700 tác gia Hán Nôm, th́ chỉ có cách lục t́m trong các tài liệu gốc các tập thơ văn nguyên bản chữ Hán Nôm. Và thế là các đồng nghiệp (cũng là học tṛ) của ông là Nguyễn Hữu Mùi, Nguyễn Đức Toàn phải vào thư viện để giúp làm công việc vô cùng tỷ mỷ này. Đă có 1016 tên tự, tên hiệu được liệt kê, nhưng trong lời cám ơn của cuốn sách, Trịnh Khắc Mạnh đă ghi một cách đơn giản là “Ths. Nguyễn Hữu Mùi và CN. Nguyễn Đức Toàn tham gia làm đối chiếu với các nguyên bản sách Hán Nôm”(tr17). Trên thực chất công việc “đối chiếu” này chính là nội dung quan trọng nhất của cuốn sách tên tự, tên hiệu, bởi các tài liệu tham khảo kia chỉ là tài liệu tiếng Việt. Hơn nữa, theo sự đánh giá của giới Hán Nôm, th́ cuốn sách ngoài giá trị viết ra được các tên tự tên hiệu bằng chữ Hán Nôm, th́ ông Trịnh Khắc Mạnh cũng không cung cấp được thông tin ǵ mới về thân thế và tác phẩm của các tác gia Hán Nôm đă được nêu trong các sách của các tác giả đi trước. Thật đáng tiếc cho những cộng sự rất vất vả của ông, lẽ ra phải được đứng tên theo cách: Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên) Nguyễn Hữu Mùi, Nguyễn Đức Toàn (có thể là cả PSG. Trần Lê Sáng người đă tham gia làm một số phiếu), chứ không thể đề tên của một ḿnh tác giả Trịnh Khắc Mạnh.

Hà Phương

Nguồn: Tiền Phong Cuối tuần số 43 (24-30/10/2009), tr. 5.


<< trở về đầu trang >>
free counters